GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 055316566
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 17.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - 100 câu hỏi trong phụng vụ Thánh Thể (ChÆ°Æ¡ng III)

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ 
Người đăng Thông điệp
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 03.06.2009    Tiêu đề: 100 câu hỏi trong phụng vụ Thánh Thể (ChÆ°Æ¡ng III Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CHƯƠNG BA
THÁNH LỄ VÀ DIỄN TIẾN
47. Tại sao gọi Thánh Lễ là trọng tâm đời sống Kitô hữu ?
Vì Thánh Lễ là trung tâm, “nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitô hữu”. Trong thánh lễ, chúng ta tiếp nhận Lời Chúa, đón nhận Bánh Thánh ban sự sống là chính Đức Kitô và là nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa.
48. Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta điều gì ?
Thánh Lễ Chúa Nhật nhắc chúng ta nhớ lại “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày Chúa Phục Sinh, ngày dành riêng để thờ phượng Chúa và làm các việc bác ái.
49. Ta phải sống tâm tình ngày Chúa Nhật thế nào ?
Ta phải mang tâm tình đạo đức và vui tươi vì được kết hợp mật thiết với Đức Kitô và anh chị em mình hơn mọi ngày khác.
50. Lễ sinh làm gì trước khi giúp lễ ?
Trước khi giúp lễ, em đọc lời nguyện này : “Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã muốn dùng con để phục vụ bàn thánh. Xin Chúa mở tai con để lắng nghe Lời Chúa, mở miệng con để ca tụng danh thánh Chúa. Xin giúp con mãi mãi là tôi tớ trung thành phục vụ Chúa ở nơi đây cũng như ở khắp mọi nơi mà con hiện diện. Amen”.
51. Lễ sinh làm gì ở phòng thánh ?
Tại phòng thánh em cùng các bạn giúp nhau mặc áo, giữ thinh lặng để chuẩn bị tâm hồn và thể xác tham dự thánh lễ. Tuyệt đối không nô đùa, không lớn tiếng ở phòng thánh.
52. Lễ sinh có phải giúp chủ tế ở phòng thánh không ?
Có, lễ sinh phải giúp chủ tế mặc phẩm phục : áo trắng dài, dây thắt lưng, kéo cổ áo lễ và sửa lại ngay ngắn, v.v…
I. NGHI THỨC ĐẦU LỄ :
53. Thánh Lễ gồm mấy phần ?
Thánh Lễ gồm hai phần chính là : phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Ngoài ra còn hai phần phụ là : Nghi thức đầu lễ và nghi thức kết thúc.
54. Nghi thức đầu lễ gồm những gì ?
Nghi thức đầu lễ gồm cuộc rước đầu lễ với bài “Ca nhập lễ”, dấu Thánh Giá, lời chào khai mạc, nghi thức sám hối, kinh “Vinh danh”, lời kêu mời cầu nguyện và lời nguyện nhập lễ.
55. Vì sao chủ tế và giúp lễ phải bái chào bàn thờ ?
Vì bàn thờ đã được thánh hiến là dấu chỉ chính Đức Kitô, là nơi cử hành lễ hiến tế, vì thế sau khi bái chào thì chủ tế còn hôn kính bàn thờ nữa.
56. Lời chào đầu lễ của chủ tế : “Chúa ở cùng anh chị em” có ý nghĩa gì ?
Lời chào này báo cho cộng đoàn ý thức có Chúa đang hiện diện giữa họ và qui tụ họ lại để tôn vinh Thiên Chúa.
57. Trong thánh lễ, Chúa Giêsu hiện diện cách nào ?
Chúa Giêsu hiện diện trong Lời Chúa, trong cộng đoàn cầu nguyện và thực hành bác ái, trong con người thừa tác viên thánh, và nhất là trong hình bánh rượu đã được truyền phép.
58. Nghi thức sám hối đầu lễ có thay bí tích Hòa Giải không ?
Thưa không, vì nghi thức sám hối đầu thánh lễ là biểu lộ tâm tình sám hối vì thấy mình bất xứng nên xin Chúa thứ tha lỗi lầm để được xứng đáng cử hành mầu nhiệm cao cả. Vì thế, đây chưa phải là bí tích Hòa Giải, vì chưa có lời Xá giải bí tích cho từng hối nhân.
59. Kinh Vinh Danh có giá trị như thế nào ?Đây là thánh thi mượn lời các thiên thần ca ngợi Thiên Chúa trong đêm Giáng Sinh. Kinh này giúp chúng ta chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ niềm vui, nên không đọc trong mùa sám hối (Mùa Vọng, Mùa Chay và các lễ an táng, cầu hồn).
60. Vì sao chủ tế lại kêu mời “Chúng ta dâng lời cầu nguyện” ? Để nhắc mỗi người hãy hiệp thông với lời nguyện của ngài. Riêng trong lời nguyện nhập lễ, chủ tế mời gọi mỗi người thầm thĩ trong lòng dâng ý nguyện riêng mà ngài sẽ tổng kết trong lời nguyện được gọi là “lời tổng nguyện”.
II. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

61. Phần phụng vụ Lời Chúa bắt đầu và kết thúc khi nào ?
Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu từ bài đọc Kinh Thánh thứ nhất, sau lời nguyện nhập lễ của chủ tế, và kết thúc khi đọc xong lời nguyện chung, tức là trước khi dâng lễ vật.
62. Bài đọc I thường được trích từ đâu ?
Bài đọc I thường được trích từ Kinh Thánh Cựu Ước để loan báo hành động của Thiên Chúa là Đấng từ khi tạo thành thế giới, đã chuẩn bị cho dân Ngài đón tiếp Chúa Giêsu. Ngày Chúa Nhật, Bài đọc I giúp ta hiểu bài Tin Mừng rõ hơn.
63. Bài đọc II thường được trích từ nguồn nào ?
Bài đọc II thường được trích từ một trong các thư tông đồ. Bài đọc này liên kết chúng ta với các Kitô hữu đầu tiên, bởi vì các Tông Đồ đã rao giảng cho các cộng đoàn tiên khởi hoặc là đã viết thư cho họ.
64. Ý nghĩa của Thánh Vịnh đáp ca là gì ?
Thánh vịnh đáp ca là lời đáp trả của con người sau khi nghe Chúa nói qua các bài đọc Kinh Thánh. Do đó, Thánh vịnh đáp ca phải là bản văn Kinh Thánh có liên quan trực tiếp với bài đọc vừa được nghe.
65. Ai là người được phép công bố Tin Mừng trong Thánh lễ ?
Khi cử hành Thánh lễ, chỉ có những người có chức thánh mới được phép công bố Tin Mừng.
66. Bài Tin Mừng có chỗ đứng như thế nào trong Thánh lễ ?Đó là trọng tâm của phần phụng vụ Lời Chúa : Chính Chúa Kitô Phục Sinh đang nói với chúng ta. Vì thế việc công bố Tin Mừng phải thật long trọng và mọi người đứng, quay mặt về phía người đọc để tỏ lòng kính trọng và chăm chú lắng nghe.
67. Ai được phép giảng lễ và dựa vào đâu để diễn giảng ?
Chỉ người có chức thánh mới được giảng trong Thánh lễ. Ngài dựa vào những gì Lời Chúa vừa nói với cộng đoàn để giúp chúng ta đón nhận giáo huấn, như xưa Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ làng Emmau.
68. Ý nghĩa của lời tuyên xưng đức tin là gì ?
Lời tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính là lời cộng đoàn đáp lại Lời Chúa. Người Kitô hữu tuyên xưng lớn tiếng Đấng họ tin, qua việc đón nhận và đáp lại Lời Ngài mà họ vừa được nghe trong các bài Kinh Thánh và bài diễn giảng.
69. Lời tuyên xưng đức tin của cộng đoàn hiện diện có liên hệ đến những ai ?
Lời tuyên xưng đđức tin của cộng đoàn có liên hệ đến cả Hội Thánh, bao gồm những người hiện diện, những người vắng mặt và cả những người đã qua đời. Vì đây là đức tin của cả Hội Thánh, là dấu để nhận biết người thuộc về Hội Thánh.
70. Khi đọc Kinh Tin Kính, vì sao mọi người lại cúi mình khi tới câu : “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người” ?
Chúng ta cúi mình để tỏ lòng tôn kính mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể để cứu chuộc loài người. Đặc biệt mọi người còn quì trong ngày lễ Truyền Tin và Giáng Sinh.
71. Vị trí của “Lời nguyện chung” trong Thánh lễ là gì ?“Lời nguyện chung” (“lời nguyện cho mọi người”, “lời nguyện tín hữu”) kết thúc phần Phụng vụ Lời Chúa. Đây là lúc cộng đoàn dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho hết mọi người, bởi lẽ Chúa Giêsu đã ban sự sống và kêu gọi hết mọi người nhận biết Thiên Chúa.
III. PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
72. Phụng vụ Thánh Thể bắt đầu và kết thúc khi nào ?
Phụng vụ Thánh Thể bắt đầu từ phần chuẩn bị lễ vật, tức là sau lời nguyện chung, cho đến hết Lời nguyện hiệp lễ.
73. Lễ sinh làm gì trong phần chuẩn bị lễ vật ?
Em đem khăn thánh, khăn lau chén, dĩa và chén thánh, bình đựng bánh thánh và sách lễ đặt trên bàn thờ. Sau đó em đem rượu và nước cho chủ tế.
74. Vì sao người dự lễ cũng được dâng bánh rượu ?
Các tín hữu tiến dâng bánh và rượu dùng vào việc tế lễ là để biểu lộ sự tham dự tích cực. Đây cũng là lúc mỗi người được mời gọi dâng lễ vật của mình lên : tiền hy sinh dâng cúng cùng với tất cả bản thân và đời sống của mình.
75. Việc pha một chút nước vào rượu có ý nghĩa gì ?
Việc pha nước vào rượu diễn tả chúng ta muốn được thông phần bản tính Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã chia sẻ thân phận con người của chúng ta.
76. Việc chủ tế rửa tay sau phần dâng lễ vật có ý nghĩa gì ?
Linh mục rửa tay sau phần dâng lễ vật là dấu chỉ muốn xin ơn thanh tẩy bản thân trước khi dâng tiến hy tế Đức Kitô.
77. Sau nghi thức rửa tay, Thánh lễ tiếp diễn như thế nào ?
Sau nghi thức rửa tay, chủ tế đọc lời nguyện tiến lễ để kết thúc phần chuẩn bị lễ vật, rồi bước sang phần quan trọng của Thánh lễ là Kinh Tạ Ơn.
78. Kinh Tạ Ơn (Kinh Nguyện Thánh Thể) là gì ?Đây là lời kinh dành cho vị chủ tế, bắt đầu sau lời nguyện tiến lễ bằng “Kinh Tiền Tụng” cho đến hết vinh tụng ca “Amen” trước Kinh Lạy Cha. Trong Kinh Tạ Ơn, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta biến cuộc đời mình thành một lời “cám ơn” Thiên Chúa.
79. Kinh Tạ Ơn có giá trị như thế nào ?
Đây là phần cao trọng nhất của Thánh lễ, vì phần này hiện tại hóa cho đến muôn đời lễ tế của Giêsu trên Thập Giá, để cứu chuộc mọi người.
80. Chúng ta tham dự vào Kinh Tạ ơn với tâm tình nào ?
Khi đọc Kinh Tạ Ơn, mọi người kính cẩn và thinh lặng lắng nghe để kết hợp với hy tế của Đức Kitô, và trong cõi lòng thầm kín, chúng ta hiến dâng lên Chúa cuộc đời, niềm vui, nỗi khổ của mình. Mọi người còn tham dự tích cực bằng lời tung hô vào những lúc được trù liệu trong lời kinh.
81. Kinh Tạ Ơn gồm những phần chính nào ?
Kinh Tạ Ơn gồm : hành vi tạ ơn, khẩn cầu Chúa Thánh Thần, truyền phép, các lời chuyển cầu và vinh tụng ca kết thúc.
82. Hành vi tạ ơn mang ý nghĩa nào ?
Hành vi tạ ơn là linh mục nhân danh toàn thể cộng đoàn đã được “thánh hóa” bằng bí tích Rửa tội, mà tôn vinh Thiên Chúa và dâng lên Ngài lời tạ ơn, cảm tạ về mọi công trình Ngài đã thực hiện qua Chúa Giêsu, đặc biệt là trong cuộc tử nạn và phục sinh.
83. Trong phần khẩn cầu Chúa Thánh Thần, linh mục làm những gì ?
Trong phần này, linh mục làm theo cử chỉ xa xưa trong Kinh Thánh. Ngài đặt tay trên bánh và rượu mà nài xin Chúa Thánh Thần đến biến đổi bánh và rượu này.
84. Trong phần truyền phép chủ tế đọc những lời nào ?
Trong phần truyền phép, linh mục lặp lại những lời mà Chúa Giêsu đã đọc trên bánh và rượu, vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly (1Cr 11,23-26).
85. Hiệu quả lời truyền phép là gì ?
Khi vị chủ tế đọc lời truyền phép nhân danh Chúa Kitô thì quyền năng Chúa Thánh Thần hiến thánh bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.
86. Vì sao lại có rung chuông khi truyền phép ?
Người giúp lễ rung chuông để nhắc nhở giáo dân nhớ khi truyền phép là giây phút cực thánh, cực trọng của Thánh lễ.
87. Lời chuyển cầu trong Kinh Tạ Ơn đề cập đến những thành phần nào trong Hội Thánh ?
Phần chuyển cầu nhớ đến mọi thành phần của Hội Thánh :
- Hội Thánh khải hoàn gồm Đức Maria và các Thánh.
- Hội Thánh lữ hành gồm : Đức Giáo Hoàng, các giám mục, linh mục, phó tế và toàn thể cộng đoàn tín hữu.
- Hội Thánh đau khổ là những người đã chết và đang được thanh luyện.
88. Kinh Tạ Ơn kết thúc như thế nào ?
Kinh Tạ Ơn kết thúc bằng một Vinh Tụng Ca long trọng. Chỉ một mình chủ tế đọc lời tung hô này để chúc vinh và tạ ơn Thiên Chúa về mọi điều Thiên Chúa đã thực hiện để cứu chuộc nhân loại trong Đức Giêsu Kitô. Cộng đoàn hân hoan biểu lộ sự hiệp ý khi thưa “Amen”.
IV. NGHI THỨC HIỆP LỄ
89. Nghi thức “Hiệp lễ” gồm những gì ?Nghi thức Hiệp lễ gồm : kinh Lạy Cha, kinh xin bình an, cử chỉ chúc bình an, hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ.
90. Kinh Lạy Cha đọc trong Thánh lễ có mục đích gì ?Đây chính là lời kinh Chúa dạy. Kinh Lạy Cha được đọc trong Thánh lễ giúp chúng ta dọn lòng hiệp lễ. Chúng ta hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu và hiệp nhất với mọi người là anh em của chúng ta.
91. Kinh “Xin bình an” nhắc chúng ta điều gì ?
Linh mục đọc kinh này nhắc chúng ta nhớ rằng bình an là ơn của Chúa, là ơn mà chúng ta phải luôn luôn xin Ngài bằng tâm tình tin tưởng cậy trông.
92. Cử chỉ chúc bình an diễn tả điều gì ?
Cử chỉ chúc bình an là dấu chỉ qua đó Hội Thánh cầu xin ơn bình an và hiệp nhất cho chính mình, cho toàn thể nhân loại. Khi chúc bình an, các tín hữu tỏ bày cho nhau sự hiệp thông trong Hội Thánh và lòng yêu thương nhau, trước khi thông hiệp bí tích Thánh Thể (QCTQ/SLR 82).
93. Việc chủ tế bẻ bánh có ý nghĩa gì ?- Đây là cử chỉ Chúa Kitô đã thực hiện trong bữa Tiệc Ly, là dấu chỉ sự sống được ban cho hết mọi người.
- Đây cũng là dấu chỉ diễn tả sự hiệp nhất của mọi Kitô hữu khi họ cùng chia sẻ một Tấm Bánh là Đức Giêsu.
94. Việc chủ tế bỏ một chút Mình Thánh vào Máu Thánh có ý nghĩa gì ?
Đây là dấu chỉ sự sống của Chúa Kitô là một, gồm cả Mình và Máu Ngài.
95. Việc hiệp lễ diễn tiến như thế nào ?
Khi hiệp lễ, những ai đã chuẩn bị xứng đáng tiến lên rước Chúa Kitô (đón nhận trong tay hay trên lưỡi), với niềm tin và lòng thành kính.
96. Lời thưa “Amen” trước khi rước lễ có ý nghĩa gì ?
Lời “Amen” lúc đó có nghĩa là : “Vâng, con tin thật đây là Mình Thánh Chúa !”, để đáp lại lời thừa tác viên cho rước lễ giới thiệu : “Mình Thánh Chúa Kitô !”
97. Lời nguyện hiệp lễ mang ý nghĩa nào ?
Lời nguyện hiệp lễ nói lên lòng biết ơn vì Chúa đã đến ngự trong tâm hồn chúng ta để nuôi dưỡng đời sống đức tin của chúng ta và cầu xin cho mầu nhiệm đã cử hành được sinh hoa kết quả.
V. NGHI THỨC KẾT THÚC
98. Nghi thức “kết thúc” gồm những gì ?
Nghi thức kết thúc gồm phép lành và lời giải tán.
99. Phép lành cuối lễ mang ý nghĩa nào ?
Ban phép lành cuối lễ có nghĩa là xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc phúc và gìn giữ tất cả mọi người.
100. Lời giải tán : “Chúc anh chị em ra về bình an !” mời gọi chúng ta làm gì ?
Lời giải tán “để ai nấy vừa trở về với công việc tốt lành của mình, vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (QCTQ/SLR 90).
Theo: http://www.simonhoadalat.com

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net