GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055475254
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Bài 5: Tổ chức má»™t lá»›p giáo lý

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý
Người đăng Thông điệp
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 03.06.2009    Tiêu đề: Bài 5: Tổ chức má»™t lá»›p giáo lý Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TỔ CHỨC MỘT LỚP GIÁO LÝ


I. NHÂN SỰ:

Để có thể đáp ứng được Tính Cách Quy-Ki-tô như đã trình bày, đồng thời lại phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, có 2 mặt quan trọng trong việc huấn luyện đội ngũ các Giáo Lý Viên, đó là:

§ Huấn luyện về nội dung Giáo Lý: Ngoài các kiến thức về Thánh Kinh, Thần Học, Phụng Vụ, Luân Lý, Lịch Sử Cứu Độ, Giáo Hội... các Giáo Lý Viên còn cần được giúp tăng tiến về đời sống cầu nguyện, tác phong đạo đức Ki-tô hữu.

§ Huấn luyện về phương pháp sư phạm: Các Giáo Lý Viên cần phải hiểu biết tương đối thấu đáo về tâm lý các độ tuổi học sinh Giáo Lý, được tập huấn để làm quen với các phương pháp sư phạm để có thể tự tin khi đứng lớp.

Cần lưu ý rằng: việc huấn luyện cả hai mặt nói trên không phải chỉ làm một lần mà xong, nhưng phải vừa toàn diện, vừa tiệm tiến, từ căn bản từng môn đạt tới mức độ chuyên sâu hơn. Cũng cần phải thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng và nâng cao, bổ túc, cập nhật hóa cho kịp với những biến chuyển, canh tân, phát kiến của thời đại, xã hội và Giáo Hội.

Thường thì theo một quy luật thực tế, cứ sau khoảng 5 năm, lại cần phải có một đội ngũ Giáo Lý Viên mới để kế thừa lớp đàn anh đàn chị. Khởi đầu, những bạn trẻ mới được đào tạo và huấn luyện sẽ tập sự, phụ tá cho quen thạo dạn dĩ, tích lũy kinh nghiệm thực tế đứng lớp, dần dần sẽ tiến tới việc cộng tác, và nếu cần thì có thể thay thế. Có như vậy, Ban Giáo Lý mới không bị khủng hoảng vì thiếu nhân sự.

Chúng ta thấy rõ: trước tiên là vai trò và trách nhiệm của Cha Sở hết sức quan trọng, ngài phải lo sao để quy tụ và đào tạo được một số người trong Giáo Xứ có khả năng đảm nhận việc dạy Giáo Lý. Kế đến là sự hưởng ứng và cộng tác nhiệt thành của anh chị em giáo dân, nhất là những bạn trẻ.

Cũng cần phải thấy rằng, trong thời gian mấy thập niên vừa qua, nhiều vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh, tuy không thể có Linh Mục, nhưng lại đã hình thành được một đội ngũ anh chị em Giáo Lý Viên rất có năng lực và nhiệt tâm, tự đứng ra lo liệu việc tổ chức Ban Giáo Lý, chọn lựa chương trình giảng dạy phù hợp, đạt kết quả khả quan. Đến khi có được Linh Mục mới thụ phong bổ nhiệm về, thì tiếc thay, mọi sự đều bị... lật nhào, xóa sổ !

II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH:


Hiện nay, chúng ta hiện có nhiều giáo trình Giáo Lý khác nhau, như của Giáo Phận Đà-nẵng, Xuân-lộc, Nha-trang, Sài-gòn... Do vậy, các Đức Giám Mục, các Linh Mục Quản Xứ có thể có hai cách:

§ Chọn sử dụng một trong các giáo trình trên đây và thích nghi với hoàn cảnh riêng của Giáo Phận và của Giáo Xứ mình.

§ Tham khảo các giáo trình đã có cùng các tài liệu khác để hình thành một Ban Mục Vụ Huấn Giáo, soạn ra một giáo trình riêng, có đường hướng rõ rệt của Giáo Phận và Giáo Xứ của mình.

Từ đó, các ngài dựa theo chương trình này để phác thảo một kế hoạch giảng dạy Giáo Lý chi tiết cho từng tháng, từng niên khóa Giáo Lý, trong đó có thể chia thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ khoảng từ 3 tới 4 tháng, sao cho thích hợp với thời điểm của các Đại Lễ Phụng Vụ, với thời điểm trao ban các Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể ( Rước Lễ Lần Đầu ), Thêm Sức và Tuyên Tín trọng thể ( trước đây quen gọi là Bao Đồng ).

Cũng nên dành ra một thời gian để các em được nghỉ hè, hoặc ôn thi hết cấp học ở trường Phổ Thông. Đây cũng là dịp để các Giáo Lý Viên được nghỉ ngơi, đi hành hương hoặc giao lưu với các đoàn Giáo Lý Viên bạn, nhất là để tổng kết các kinh nghiệm của năm học Giáo Lý vừa qua, chuẩn bị chu đáo cho năm học mới, cho ngày khai giảng Giáo Lý sắp tới.

III. SOẠN BÀI:


Trước khi bắt tay vào việc soạn giáo án cho một bài dạy Giáo Lý, mỗi Giáo Lý Viên cần lưu ý các điểm sau đây:

§ Phải nắm vững toàn bộ chương trình của niên khóa Giáo Lý của lớp mình đảm nhận, và cả toàn bộ Chương Trình Huấn Giáo chung cho lớp trước và lớp sau của lớp mình sắp dạy, từ đó mới có thể có cái nhìn bao quát, hệ thống liền lạc ăn khớp với nhau về các nội dung mình cần chuyển tải đến các em.

§ Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà mình sẽ thông truyền cho các em trong từng bài dạy, cần đọc kỹ và tìm hiểu sâu xa chính bản văn Lời Chúa trong từng bài, soát xét lại đời sống bản thân.

§ Phải quan tâm đến đời sống và sinh hoạt của các em trong tuần vừa qua, xem có sự kiện hay biến cố nào có thể giúp mình đưa vào bài soạn như một chứng từ sống động, có tính thuyết phục.

Đến khi bắt tay vào việc soạn giáo án, các Giáo Lý Viên cần được Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý hướng dẫn các mặt như sau:

§ Cách thức soạn bài: Giáo Lý Viên cần phải xác định được ngay từ đầu 8 điểm quan trọng dưới đây của một bài Giáo Lý:

1. Chủ đề chung của bài: Mỗi năm học Giáo Lý đều có một chủ đề chung duy nhất, thâu tóm toàn bộ nội dung các phần, các bài sẽ được dạy. Chủ đề chung này sẽ được ghép vào với từng chủ đề riêng. Ví dụ: Lớp Một chương trình Giáo Lý của Giáo Phận Sài-gòn có chủ đề chung là: “Chúa yêu con”.

2. Chủ đề riêng của bài: Sẽ có từng loạt nhiều bài nằm trong một chủ đề riêng được khai triển từ một chủ đề chung của năm học Giáo Lý. Như ở ví dụ vừa nêu, chủ đề chung ”Chúa yêu con” có tất cả 3 chủ đề riêng như sau:

Phần 1: Chúa yêu con, cho con mọi sự
Phần 2: Chúa yêu con, cho con biết Chúa
Phần 3: Chúa yêu con, đến ở với con.


3. Đề tài riêng của bài: Đề tài cũng chính là tên của từng bài, là nội dung mà bài muốn đề cập đến. Có thể nói đề tài của bài là bản toát yếu cô đọng nhất của bài. Từ một chủ đề riêng, các đề tài được triển khai, quảng diễn thành nhiều bài, để từ đó Giáo Lý Viên dễ dàng giúp các em từng bước nắm được từng ý lực, từng chủ đề riêng có liên quan chặt chẽ với nhau trong một năm học. Như ở ví dụ đề cập trên đây, Chủ đề phần 1 là: “Chúa yêu con, cho con mọi sự” là chủ đề riêng của 4 bài:

Bài 01: Chim trời, cá biển hãy chúc tụng Thiên Chúa.
Bài 02: Mặt trời, mặt trăng hãy ca ngợi Thiên Chúa.
Bài 03: Thiên Chúa cho chúng ta tất cả, vì Người là Cha ta.
Bài 04: Chúa dựng nên chúng ta giống Chúa.

4. Khởi điểm của từng bài
: Chúng ta có thể thấy ngay khởi điểm của mỗi bài nằm ở ngay trong đề tài cũng là tựa đề, tên gọi của bài. Từ khởi điểm này, Giáo Lý Viên sẽ bắt đầu câu chuyện với các em. Đối với các độ tuổi thiếu nhi, bài giảng áp dụng phương pháp quy nạp, nên Giáo Lý Viên sẽ có khởi điểm là những chuyện, những sự vật gần gũi quen thuộc mà các em tiếp xúc và thấy thường ngày chung quanh mình. Với ví dụ nêu trên, khởi điểm của bài 01 chính là chuyện con chim trên trời, con cá dưới biển...

5. Đích điểm của bài: Rõ ràng mục tiêu của bài Giáo Lý ở đây không giống như ở trường Phổ Thông, chúng ta không nhắm cung cấp cho các em kiến thức khoa học thường thức, chúng ta chỉ mượn chuyện con chim, con cá để dẫn các em đến với đích điểm là nhận ra Thiên Chúa chính là Đấng đã tạo dựng nên con chim, con cá và trao tặng cho con người, cho các em được hưởng dùng.

6. Xác tín của bài: Từ đích điểm đã đạt được sau khi diễn giảng cho các em, Giáo Lý Viên sẽ dẫn các em tới một xác tín quan trọng. Tắt một lời, bao giờ đích điểm của bài Giáo Lý cũng là tuyên xưng một chân lý về Thiên Chúa. Tất cả mọi đích điểm của mọi bài Giáo Lý đều đã được cô đọng trong Kinh Tin Kính. Ví dụ: Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng nên mọi sự; Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng; Thiên Chúa là Tình Yêu; Đức Giê-su là Con Một của Thiên Chúa Cha; Đức Giê-su là Đấng Cứu Độ...

7. Tâm tình của bài: Từ xác tín vào Thiên Chúa, Giáo Lý Viên lại đưa dẫn các em vào tâm tình chính yếu của bài như một thái độ đáp trả xứng đáng của bản thân các em với Thiên Chúa. Tâm tình này sẽ được Giáo Lý Viên lồng vào phút cầu nguyện đỉnh cao trong bởi dạy Giáo Lý. Có thể đó là một lời tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng cho em, đã tạo dựng nên chính em, cũng có thể đó là lời tôn vinh chúc tụng quyền năng của Thiên Chúa...

8. Thực hành của bài: Giáo Lý Viên dặn dò các em những việc, những điều thực hành cụ thể nho nhỏ và vừa tầm trong cuộc sống của các em được rút ra từ kết luận của bài Giáo Lý. Ví dụ: Em sẽ vâng lời cha mẹ, các thầy cô; Em sẽ sống dễ thương nhân ái với bạn bè; Em sẽ không nói tục chửi thề hay đánh nhau; Em sẽ tôn trọng thiên nhiên và môi trường bằng cách không bẻ cành vặt hoa hay xả rác bừa bãi...

8 điểm mấu chốt quan trọng vừa nêu sẽ được trình bày như một cái khung của Giáo Án từng bài, cứ lần lượt theo đó để đặt ra các câu hỏi cho các em khi diễn giảng.

§ Mỗi Giáo Lý Viên phải soạn bài đầy đủ, cho dù đã có sẵn thủ bản hay giáo trình Giáo Lý trong tay. Dứt khoát không nên lấy sách bổn ra đọc, cắt nghĩa, và bắt các em chép vào tập. Bài soạn phải trình bày rõ ràng, chu đáo trong sổ giáo án.

§ Sau khi đứng lớp, nên có bước tự lượng giá, ghi chú thêm vào cuối phần bài soạn của mình những sáng kiến tự phát của mình đã có trong lúc giảng, cũng như những phản ứng tinh tế từ phía các em ( uể oải, chán ngán, khó hiểu, hoặc hăng hái, hứng khởi, mau tiếp thu, đặt ra nhiều thắc mắc chính đáng, đưa ra được những nhận xét độc đáo... ) để buổi dạy sau và năm học sau có thể tham khảo, canh tân, gia giảm.

§ Thỉnh thoảng Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý có thể kiểm tra, góp ý, giới thiệu những sổ giáo án đạt hiệu quả mẫu mực cho toàn Ban Giáo Lý cùng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những anh chị em Giáo Lý Viên kỳ cựu, vì lý do nào đó phải nghỉ dạy, có thể gửi lại các sổ giáo án các năm đã dạy để lưu trong tủ sách tham khảo chung của Ban Giáo Lý.

§ Có thể tổ chức soạn bài chung trong một nhóm Giáo Lý Viên cùng phụ trách một cấp lớp như: khối Khai Tâm, Thánh Thể, Thêm Sức, Tuyên Tín ( Bao đồng ), Vào Đời...

Diễn tiến một buổi họp soạn bài chung được đề nghị như sau:
§ Mỗi nhóm Giáo Lý Viên cùng cấp, cùng khối sẽ tự hình thành theo các phương pháp Nhóm Ong hoặc Hoạt Động Xưởng ( Các phương pháp Buzz-Group hoặc Système d’Atelier – xin xem thêm Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 1 ). Trưởng Nhóm là một Linh Hoạt Viên sẽ đọc đề tài và nội dung cần soạn, mỗi người trong Nhóm suy nghĩ và cầu nguyện riêng trong khoảng 5 – 10 phút.

§ Lần lượt từng Giáo Lý Viên trình bày ý kiến, một người làm thư ký ghi nhận, tất cả chưa vội bàn cãi tranh luận hay quyết định chọn lựa một ý kiến nào ngay. Có thể dùng các phương pháp Lập Phiếu và Động Não ( Các phương pháp Fichier và Brain Storming – xin xem thêm Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 1 ) để tiến hành thu nhặt ý kiến nhanh và đầy đủ chi tiết liên quan đến bài Giáo Lý.

§ Trưởng Nhóm dựa vào ý chính của bài Giáo Lý ( có thể dựa vào một giáo trình gốc, một tài liệu thủ bản Giáo Lý chuần xác nào đó ), cứ theo trình tự từng phần của giáo án đòi hỏi mà chọn ra và đúc kết những nét quan trọng cốt yếu mà mọi người đều cùng đồng ý. Tất cả cùng ghi nhận vào sổ giáo án của mình.

§ Cả Nhóm lại cùng nhau tìm chọn thái độ tâm linh, tức là những tâm tình sống cho các em, chọn đoạn Lời Chúa thích hợp, tìm các kinh nghiệm sống có thể giúp các em hiểu bài và nhớ bài, đề nghị các tài liệu nghe – nhìn ( nếu có và nếu cần ), các bài hát và câu truyện minh họa, các trò chơi sinh hoạt ứng với bài Giáo Lý đang soạn.

IV. KẾT LUẬN:


Hiệu quả từ một công việc làm chung theo Nhóm bao giờ cũng cao hơn việc làm đơn độc. Nội dung của bài Giáo Lý trong cùng một cấp, một khối được bảo đảm đồng nhất, chính xác mà vẫn phát huy được tính đa dạng phong phú của mỗi cá nhân khi giảng dạy thật sự.

Hơn nữa tình thân của các Giáo Lý Viên trong một Nhóm cũng nhờ đó mà càng trở nên gắn bó, làm cho sự đoàn kết trong Ban Giáo Lý thêm bền vững.

Dẫu sao, các phương pháp năng động Nhóm có hiệu quả đến đâu, vẫn cần luôn nhớ: Hãy dành chỗ cho Chúa Thánh Thần tác động.

theo: http://www.trungtammucvudcct.com

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net