GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 18
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 018
 Lượt tr.cập 055308743
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 16.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tôi có thể tham dá»± ngày giá»— cúng của ông tổ tôi không

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ 
Người đăng Thông điệp
Vinh_man
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 23/11/2008
Bài gửi: 38
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết

Bài gửigửi: 03.03.2009    Tiêu đề: Tôi có thể tham dá»± ngày giá»— cúng của ông tổ t Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tổ tiên tôi là người đã khai phá ra vùng đất mà ông, bà, cha mẹ chúng tôi sinh sống, tức là cả một vùng thuộc mấy xã của huyện Thanh Chương, bao gồm cả vùng đất xứ Mô Vịnh. Nhân dân đã suy tôn ông là thành hoàng của cả mấy xã, có lập đền thờ Đậu tướng công ở xã Thanh Khê, cũng là quê hương tôi. Hàng năm, cứ đến 29 tháng Giêng Âm lịch là chính quyền và nhân dân lại tổ chức lễ cúng giỗ cho ông tổ của tôi.
Ông tổ tôi mất trước khi Chúa đến với xứ Mô Vịnh.
Vậy xin hỏi:
1, Tôi có thể làm gì cho ông tổ của tôi khi người chưa hề chịu một phép bí tích nào của giáo hội (vì chưa đến, chưa có thì người đã mất rồi).

2, Tôi tham dự thắp hương, cúng vái tổ tiên tôi thì có phạm vào Luật Chúa không!?

3, Suy rộng ra, các truyền thuyết về Âu Cơ, Lạc Long Quân, con Rồng, cháu tiên của nhân dân Việt Nam phải nói là những truyền thuyết đẹp, tuy nhiên, nó không đúng với Kinh Thánh, vậy, chúng ta phải có cách ứng xử thế nào với vốn di sản văn hóa đó của cha ông.
(Tôi thấy các truyền thuyếtn Hy Lạp, truyền thuyết về người Vi Kinh v.v.. vẫn được người dân Hy Lạp, dân Châu Âu, dân Bắc Ấu lưu giữ rất tốt)

Đây là một câu hỏi rất quan trọng đối với tôi nói riêng và nến tôi không ngộ nhân thì nó cũng cần cho công tác truyền giáo của Giáo hội ta nữa.

Kính mong được giải đáp
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 04.03.2009    Tiêu đề: re: Tôi có thể tham dá»± ngày giá»— cúng của ông tï Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bạn Vinh_man thân mến,

Để giải đáp thật thấu đáo những câu hỏi của bạn quả không phải dễ dàng vì nó liên quan tới nhiều vấn đề cả về tín lý và luân lý. Nhưng dù sao trong khuôn khổ của diễn đàn, xin được mạo muội trao đổi:

Với câu hỏi thứ nhất: "Tôi có thể làm gì cho ông tổ của tôi khi người chưa hề chịu một phép bí tích nào của Giáo hội..." có thể hiểu một cách nôm na là bạn băn khoăn về phần rỗi của ông Tổ của bạn nói riêng và Ông Bà Tổ Tiên (ÔBTT) nói chung (là lương dân) khi Đạo Chúa chưa đến với mảnh đất quê hương của bạn.

Về điểm này, thiết tưởng trước hết phải nhắc đến lập trường kinh điển "Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ" (Extra Ecclesiam nulla salus). Lời khẳng định này đã được các Giáo Phụ nhắc đi nhắc lại, nhưng phải hiểu Giáo Hội như thế nào? Giáo Hội nói đây chỉ là Giáo Hội Công Giáo hay là Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập? Chắc chắn chúng ta không thể cho rằng những ai ngoài Giáo Hội Công Giáo thì không được cứu rỗi, đều phải sa hoả ngục cả.

Về điểm này Sách Giáo Lý Công Giáo và Công đồng Vatican II trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân đã xác định :

"Những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết, mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi." ( LG 14)

Tuy nhiên, có những người không vì lỗi mình mà không biết Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, những người này cũng đáng được hưởng lòng xót thương của Chúa. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 16 đã viết :

"Thực thế, những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi. Cả những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi.

Chúng ta cũng phải giả thiết họ sẽ khao khát lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, nếu họ biết đến sự cần thiết của bí tích này."


Nói rõ hơn, Chúa Giêsu mới xuống trần gian và hoàn tất công cuộc cứu chuộc loài người cách nay mới trên 2000 năm; trong khi con người đã có mặt trên quả đất này không biết là bao nhiêu triệu năm rồi.

Như thế, có biết bao triệu triệu con người đã sinh ra và chết đi trước khi Chúa Cưú Thế ra đời rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cũng như thiết lập Giáo Hội làm phương tiện chuyên chở ơn cứu độ này. Họ không biết Chúa Kitô và không gia nhập Giáo Hội của Chúa qua Phép Rửa thì hoàn toàn không phải lỗi của họ, vì không có ai rao giảng cho họ biết về việc này. Như vậy, Chúa không thể bất công bắt lỗi họ về việc không nhận biết Chúa và Giáo Hội của Người.

Tuy nhiên, vì Thiên Chúa “mong muốn cho mọi người được ơn cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tim 2:4) và vì Chúa Kitô-Giêsu là “Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” nên Thiên Chúa vẫn có nhiều cách để cứu chuộc những ai không vì lỗi của họ mà không nhận biết Chúa Kitô và gia nhập Giáo Hội của Người như giáo lý nói trên của Giáo Hội dạy. Điều này cũng áp dụng chung cho những người tin hay không tin Chúa Kitô hiện đang sống tản mát trong nhiều tôn giáo hay giáo phái bên ngoài Giáo Hội Công Giáo. Đối với những anh chị em này, Giáo Hội chưa từng lên án họ mà chỉ tha thiết cầu xin để mong sớm tiến đến hiệp nhất trong cùng một niềm tin, một phép rửa, và một Giáo Hội duy nhất do chính Chúa Kitô đã thiết lập trên “Tảng Đá Phêrô”.

Tóm lại, Giáo Hội chỉ lo ngại đặc biệt cho phần rỗi của những ai đã nhận biết Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội thật của Chúa Kitô mà không chịu gia nhập hay đã gia nhập mà không kiên trì sống trong Giáo Hội này mà thôi.

Như vậy không có gì cản trở việc bạn xin lễ, cầu nguyện cho Ông Tổ của bạn cũng như những người khác.

(Còn tiếp)
------------
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 04.03.2009    Tiêu đề: re: Tôi có thể tham dá»± ngày giá»— cúng của ông tá Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Câu hỏi thứ hai: "Tôi tham dự thắp hương, cúng vái tổ tiên tôi thì có phạm vào Luật Chúa không?"

Việc tôn kính Ông Bà Tổ Tiên (ÔBTT) và Đức Khổng Tử được mệnh danh "Nghi Lễ Trung Hoa" (NLTH). Vấn đề này đã gây tranh luận sôi nổi một thời gian dài trong lịch sử Giáo Hội Công giáo. Suốt ba thế kỷ (XVII-XX) với bao triều đại Giáo hoàng và bao văn kiện Tòa Thánh ngăn cấm NLTH, bắt đầu từ 1645, mãi đến 1939 vấn đề mới được giải quyết. Với huấn dụ Plane compertum ngày 8 tháng 12 năm 1939, Giáo Hội Công giáo chính thức chấp nhận NLTH, cho phép người Công giáo tham gia trong nghi thức tôn kính Đức Khổng Tử và cử hành các nghi thức tôn kính ÔBTT. Mãi đến 1965, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam xin Tòa Thánh áp dụng huấn dụ Plane compertum.

Vì vậy, từ xưa và ngay cả thời gian gần đây, người ngoài Công giáo vẫn cho rằng người Công giáo bỏ Ông bỏ Bà, quên Tổ quên Tiên, không khói không hương, không nhang không đèn.

Lấy người Công giáo làm chi?
Chết thì ai cúng? Giỗ thì ai lo?
Lấy ai săn sóc mả mồ?
Lấy ai lo lắng bàn thờ Tổ Tiên?


Thực ra người Công giáo vẫn kính Ông kính Bà, vẫn nhớ Tổ nhớ Tiên, vẫn nến vẫn hương, nhưng với cách thức khác người ngoài Công giáo.

Nhân câu hỏi của bạn về việc thắp hương, cúng vái tổ tiên theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, chúng tôi xin trích Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam làm tại Đà Lạt, ngày 14 tháng 6 năm 1965 xin Tòa Thánh áp dụng huấn thị Plane compertum (8-12-1939) về việc tôn kính tổ tiên đã được Bộ Truyền giáo chấp thuận ngày 20-10-1964 :

* Thể thức áp dụng Huấn thị Plane compertum est:

1) Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự và xã giao đó, Giáo Hội Công Giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.

Vì thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ...) thì được thi hành và tham dự cách chủ động.

2) Trái lại, vì có nhiệm vụ bảo vệ đức tin Công Giáo được tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người giáo hữu có những hành vi cử chỉ, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy.

Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công Giáo (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng phục tùng và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào như là đối với Thiên Chúa), hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự... thì giáo hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động như đã ấn định trong giáo luật, khoản 1258 (GL 1917).


Một văn kiện nữa là thông cáo của Hàng Giám Mục Việt Nam sau Đại Hội toàn quốc kỳ VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc đã diễn ra tại Nha Trang từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 1974 cụ thể hoá hơn nữa những gì được thực hiện phù hợp với tinh thần hội nhập văn hoá của quê hương, đất nước. Kết thúc khóa họp, 7 giám mục tham dự ra thông cáo về "Lễ Nghi Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên." Các Giám mục chấp thuận và cho thi hành quyết nghị của Ủy Ban Giám Mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 19 tháng 4 năm 1972.

* Thông cáo giải thích thêm 6 điểm của quyết nghị 1972:

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch.

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày "kỵ nhật" được "cúng giỗ" trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng canh cải những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm "Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên" trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.

5. Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Ðược tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các "yêu thần, tà thần".


Với thông cáo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, bạn có thể yên tâm biểu lộ những cử chỉ tôn kính, hiếu thảo đối với tổ tiên và cả với những người có công với dân tộc trong xã hội nữa. Về những cử chỉ bày tỏ sự tôn kính trong hôn lễ trước bàn thờ tổ tiên cũng đã được thông cáo trình bày rõ ràng, chắc hẳn đã trả lời cho câu hỏi của bạn.

Hy vọng những điều vừa trình bày giúp bạn và nhiều người khác hiểu rõ lập trường của Hội Thánh đối với phong tục của dân tộc Việt Nam. Việc tôn kính tổ tiên không những chỉ là một việc nên làm mà còn là bổn phận và nghĩa vụ của con cháu theo lệnh truyền của Chúa là thảo kính cha mẹ, giới răn đứng ngay sau việc thờ phượng Chúa.


(Còn tiếp)
-------------
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 04.03.2009    Tiêu đề: re: Tôi có thể tham dá»± ngày giá»— cúng của ông tá Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Câu hỏi thứ ba: "Suy rộng ra, các truyền thuyết về Âu Cơ, Lạc Long Quân, con Rồng, cháu Tiên của nhân dân Việt Nam phải nói là những truyền thuyết đẹp, tuy nhiên, nó không đúng với Kinh Thánh, vậy, chúng ta phải có cách ứng xử thế nào với vốn di sản văn hóa đó của cha ông?..."

Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo mang sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó. Vì thế ngay cả những dân tộc mà ngày nay được xem là văn minh cũng đều có một con vật biểu trưng cho dòng giống như Ấn Độ là voi, Tàu là con cọp, Pháp là con gà trống Gaulois, Anh là con sư tử, Mỹ là con chim Ưng (đại bàng) nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lấy chim đại bàng và Pháp lấy con gà làm quốc huy cho cả nước.

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta cũng đã khởi đầu bằng một huyền thoại cao đẹp, huyền thoại "con Rồng cháu Tiên".

Tổ tiên chúng ta nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi rồng, phối hợp với nàng Âu Cơ sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Từ đó sinh ra một dòng giống Việt. Sau đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau. Mẹ dắt năm mươi con lên núi. Cha đưa năm mươi con xuống biển.

Tiên được quan niệm là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn Rồng thì được coi là chủ tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa.

Qua biểu tượng Rồng Tiên trên đây, ông bà tổ tiên muốn dạy chúng ta rằng: con người là một kết hợp vừa biến hóa vừa trường cửu, vừa vật chất, vừa siêu phàm, vừa linh ẩn, vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương, vừa uy lực vô song.

Lại nữa, từ hình ảnh một cái bọc trong đó thoát ra trăm cái trứng, nói lên tình liên đới thâm sâu của con người. Người Việt Nam gọi nhau bằng đồng bào ruột thịt, nghĩa là cùng chung một bào một bọc. Hơn nữa, tình nghĩa đồng bào ấy không chỉ dừng lại trong biên giới đồng bào ấy, không chỉ dừng lại trong biên giới của một dân tộc mà trải dài đến toàn thể nhân loại. Ðó cũng là ý nghĩa được chứa đựng trong huyền thoại của con Rồng cháu Tiên, và đó cũng là đạo làm người mà ông bà tổ tiên đã muốn truyền lại cho con cháu mình.

Ở đây chúng tôi không thấy có điều gì "không đúng với Kinh Thánh" cả. Theo ý bạn hỏi, chúng tôi hiểu là bạn muốn nói tới nguyên tổ, nguồn gốc dòng giống loài người theo như Kinh Thánh trình bày (có vẻ) khác với nguồn cội theo truyền thuyết dân tộc Việt (và nơi các dân tộc khác trên trái đất)? Nói một cách nôm na là bạn đang băn khoăn rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ đâu có liên quan gì đến nguyên tổ Adong và Evà.

Nếu đúng là bạn muốn đặt vấn đề như thế thì xin được thưa với bạn : Chúng ta không biết (và có lẽ chẳng bao giờ biết) có hay không có hai con người nguyên tổ, từ đó phát sinh ra toàn thể nhân loại. Và nếu có, chắc chắn chẳng bao giờ chúng ta biết tên họ.

Một điều chắc chắn là: CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ TÌM RA ĐIỀU ĐÓ TỪ KINH THÁNH. Đơn giản là Kinh Thánh viết ra không phải để truyền đạt cho chúng ta những chi tiết về nhân chủng học. Dù có "hai cha mẹ" đầu tiên, hoặc hai trăm, hoặc họ từ đâu đến một cách chính xác, không vì thế mà có ít vấn đề thiêng liêng và thần học hơn câu chuyện trong Kinh Thánh về Adong và Evà. Câu chuyện như chúng ta có hiện nay chỉ được thu thập vài trăm năm trước Chúa Giê-su mà thôi.

Câu chuyện ở các chương đầu sách Sáng Thế này muốn truyền thụ cho chúng ta một vài chân lý đức tin quan trọng nhất. Đó là : thế giới, trong đó gồm có gia đình nhân loại, đã được hiện hữu nhờ một mình Thiên Chúa chân thật. Những dữ kiện lớn về Thiên Chúa và mối tương quan giữa chúng ta với Người là sứ điệp đích thực của Kinh Thánh. Những điều còn lại thì lại khác, các khoa học gia chung chung đều đồng ý rằng hầu như không thể có một sự xác thực về các sự kiện xảy ra vào buổi bình minh của lịch sử, 10 hoặc 100 ngàn năm về trước.

Về nguồn gốc của các chủng tộc, cả Kinh Thánh lẫn mạc khải Ki-tô giáo đều không cho chúng ta biết gì nhiều. Một số Ki-tô hữu chính thống tuyên xưng rằng họ tìm thấy dấu vết của việc khởi đầu của một số chủng tộc trong Kinh Thánh. Nhưng, lập trường của Giáo Hội là : vấn đề thuộc loại này phải do các nhà nhân chủng học và cổ sinh vật học trả lời, chứ không phải do các nhà thần học hoặc các học giả Kinh Thánh.

Mặt khác, lại có ý kiến cho rằng theo Kinh Thánh, thì tuổi của nhân loại chỉ có khoảng 6 ngàn năm, nhưng khoa học lại chứng minh con người đã xuất hiện trên trái đất hàng trăm triệu năm. Phải hiểu thế nào ?

Thật ra, tuyệt đối không có vấn đề gì trong đức tin Công giáo ngăn trở chúng ta chấp nhận bất cứ niên đại nào về sự xuất hiện của nhân loại. Thiên Chúa không bao giờ có ý biến Kinh Thánh thành một khảo luận về khảo cổ học, nhân chủng học, cổ sinh vật học, hoặc lịch sử, theo nghĩa của danh từ được dùng hiện nay. Đây chỉ là câu chuyện về chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa, một nhân loại đã bị tổn thương và què quặt vì tính ích kỷ và kiêu ngạo của nó, và chương trình này được bày tỏ làm sao. Nói ngắn gọn, đây là một cuốn sách của đức tin chứ không phải của những chỉ dẫn kỹ thuật...

--------------------------------
Chào bạn,
LEVITAN
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 04.03.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chào bạn LEVITAN quý mến,
Mình đã đọc thắc mắc bài “Tôi có thể tham dự ngày giỗ cúng của ông tổ tôi không?“ của bạn VINH_MAN, đang tra cứu tài liệu viết góp ý thì Bạn đã sốt sắng nhanh tay hơn mình. Nhờ đó cá nhân mình được tiếp thu thêm một số kiến thức, có thể ý kiến của mình cũng không làm cho bài viết của Bạn tốt hơn.
Mình hoàn toàn nhất trí đề xuất của Bạn. Xin cám ơn Bạn.-
Trân trọng,
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Vinh_man
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 23/11/2008
Bài gửi: 38
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết

Bài gửigửi: 07.03.2009    Tiêu đề: re: Tôi có thể tham dá»± ngày giá»— cúng của ông tá Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cảm ơi hai bác Levitan và Dangocan!
Tôi rất thấm thía cái ý rằng Kinh Thánh là cuốn sách của Đức tin. Vì đó cũng là điều tiên khởi dẫn tôi đi tìm Chúa Cứu thế.
Tuy nhiên, do hiểu biết nông cạn, lại chưa từng tham gia một lớp học nào về giáo lý, sách Kinh thêm vào đó là lối suy diễn khoa học mà tôi có từ thời còn đi học ở trường Đại học nên tôi đã có những câu hỏi như vậy. Nhưng đó là xuất phát từ một thực tế có thật. Tôi không hề có ý định hỏi để đánh đố, hay hỏi cho vui. Mà đó chính là băn khoăn của tôi.
Mấy hôm nay tôi bị ốm, không vào mạng được. Hôm nay được các bác khai sáng tâm hồn.

Kính cẩn cảm ơn!
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net