GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 32
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 032
 Lượt tr.cập 055365380
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cuá»™c đời Cha PIO vá»›i Năm Dấu Thánh

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Sách báo, Tài liệu 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 29.02.2012    Tiêu đề: Cuá»™c đời Cha PIO vá»›i Năm Dấu Thánh Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Cái yên tĩnh của ban đêm đã bao trùm tu viện khi Cha Piô còn ngồi giải tội cho các thầy. Đó là ngày 5 tháng Tám 1918, là ngày ngài không thể quên được vì nó bắt đầu sự thống khổ đặc biệt của ngài.
Ngài giật mình kinh hãi khi thấy một người lạ tay cầm thanh kiếm dài và mỏng đứng ngay trước mặt. Thân thể như tê liệt, ngài không thể cựa quậy và mắt trừng trừng theo dõi mũi kiếm mà từ đó phát ra những tia lửa. Đột nhiên, ngài thất thanh kêu lên một tiếng lớn khi thanh kiếm như xuyên qua linh hồn ngài. Không biết làm sao mà ngài lấy lại được bình tĩnh và giải tán các thầy đang chờ xưng tội. Suốt đêm đó và qua một ngày và một đêm hôm sau, thân thể ngài yếu dần vì như có lưỡi kiếm bằng lửa đang cắt thân thể ngài ra từng mảnh.
Hơn một tháng trôi qua, sau khi làm lễ vào sáng thứ Sáu, ngày 20 tháng Chín, sự kinh hoàng và thống khổ của ngài đến tột đỉnh ngoài sức chịu đựng của con người. Tuy nhiên, cơn ác mộng đó bắt đầu trong một giây phút thật bình thản và yên lặng. Ngài cảm thấy buồn ngủ, như thể ngài ngủ say đến độ không còn biết gì cả. Cái cảm giác kỳ lạ thấm dần qua từng sớ thịt và hầu như làm ngài mê đi.
Và rồi, vị khách bí ẩn đã đến trong giấc mộng êm đềm, và chính lúc đó các giọt máu từ tay, chân và cạnh sườn của vị khách bắt đầu chẩy ra và đọng lại thành vũng trên sàn nhà. Ngay lập tức cái êm đềm của Cha Piô tan biến và tim ngài bắt đầu đập mạnh như muốn vỡ tung lồng ngực trong cái thân thể bất động. May mắn thay, tất cả dịu lại một cách thật bất ngờ cũng như khi xuất hiện, và thân thể mềm nhũn của ngài khụy xuống vũng máu.
Ngài mở mắt, những giọt nước lăn dài trên khoé mắt. Cơ thể ngài bắt đầu có cảm giác và ngài nhận thấy tay trái của mình đang run rẩy. Ngài cố nhấc chân lên và ngay lập tức cái đau âm ỉ trở thành nhói buốt đâm vào tay, chân và cạnh sườn ngài. Ngài chống khủy tay ngẩng đầu dậy và nhìn vào đôi tay run lẩy bẩy. Hai bàn tay đầy máu. Nhìn vào thân thể, ngài thấy một bên áo dòng ướt đẫm. Đôi mắt ngài tiếp tục nhìn xuống. Và đôi chân ngài cũng đỏ máu. Toàn thân ngài run lên vì sợ hãi. Ngài muốn cất tiếng kêu cứu nhưng cổ họng như nghẹn lại, và ngài há hốc mồm để thở.
Cơn ác mộng tiếp diễn. Có một động lực nào như giục ngài đứng dậy, đi về phòng trước khi các linh mục trong tu viện trở về và có thể bắt gặp. Ngài cố nhấc mình lên, và thân thể quặn đau theo từng bước. Không hiểu làm sao mà ngài có thể lết qua cái hàng lang dài để về đến phòng. Ngài ngã vật xuống giường trong đau đớn và sợ hãi.
Ngài rên rỉ, "Xin giúp con. Xin Chúa giúp con để hiểu."
Hơi thở ngài đã đều hòa, nhưng cơn đau vẫn mãnh liệt. Khi đưa tay sờ vào cạnh sườn, ngài cảm thấy vết máu trên áo dòng ngày càng lan rộng, như bị xuất huyết tự bên trong. Đôi mắt mở to vì sợ hãi, ngài ngồi dậy và xem xét vết máu trên áo, tự hỏi không biết mình có chết vì vết thương này hay không.
Ngài cầu xin, "Xin đừng để con khiếp sợ."
Những giây phút chậm chạp trôi qua. Từ từ ngài lấy lại bình tĩnh và xem xét các vết thương. Không nghi ngờ gì cả--đó là những vết thương thật. Đó không phải là ác mộng hay ảo giác. Bắt đầu ngài nhận ra sự thật. Ngài được in năm dấu thánh--là những vết thương có hình dạng và vị trí giống như các vết thương của Đức Kitô.
Tâm trí ngài từ từ mở ra với thực tại, và cảm thấy khuây khỏa khi biết rằng các vết thương đó không nguy hiểm đến tính mạng. Nước mắt ngài tuôn tràn, và cảm tạ Thiên Chúa.
Trong một tuần lễ ngài tránh xuất hiện và giấu bàn tay trong những chiếc găng. Nhưng vào cuối tuần, một thầy lau chùi phòng ốc nhận thấy có vết máu trên tấm trải giường. Thầy chạy như bay đến Cha Paolino để báo cáo.
Sau đó, Cha Paolino hỏi ngài: "Điều này có nghĩa gì?"
Cha Piô lưỡng lự trong giây lát, nhưng ngài biết có giấu thì cũng vô ích. Những vết thương ở chân và tay thật lộ liễu và không thể nào lành được. Ngài tháo đôi găng và giơ ra bàn tay rách thịt rướm máu.
Vừa nhìn thấy Cha Paolinô giật nẩy mình. Ngài lúng túng không nói nên lời mà chỉ sững sờ nhìn Cha Piô.
"Hãy bình tĩnh," Cha Piô trấn an. "Đó không phải bởi ma quỷ. Sau Thánh Lễ thứ Sáu tuần qua, một người lạ xuất hiện trước mặt tôi, và tôi bị đâm ở tay, chân và cạnh sườn."
Cha Paolino lắc đầu không tin. Ngài xem xét các vết thương và ra lệnh tìm cách chữa trị ngay lập tức, đồng thời ngài phúc trình hiện tượng này cho bề trên tỉnh dòng ở Foggia và bề trên tổng quyền ở Rôma.
Giáo Hội ghi nhận có khoảng 290 người được Chúa ban cho năm dấu thánh. Vị thánh nổi tiếng của thời đại là Thánh Phanxicô Assisi, sáng lập dòng Phanxicô. Thánh Phanxicô, khi là thầy sáu, được in năm dấu thánh vào ngày 17 tháng Chín 1224, trên núi Alvernia trong rặng Appenine, hai năm trước khi ngài chết. Bởi thế, bây giờ tin tức về vị linh mục được in năm dấu thánh đã thu hút người ta như nam châm, kể cả những người tò mò.
Vì ông bà Orazio không biết đọc nên một người bà con đã viết thư cho Cha Don Salvatore Panullo, cha xứ Pietrelcina, để xin ngài báo tin cho hai ông bà. Khi ấy, người thân nhân này đang theo học nội trú ở Foggia.
Bà Giuseppa đang một mình ở trong bếp thì Cha Don Salvatore bước vào với lá thư trên tay và muốn đọc cho bà nghe. Tim bà đập thình thịch. Bệnh dịch cúm đã cướp đi mạng sống của Felicia khi được hai mươi lăm tuổi. Không biết có điều gì khủng khiếp sẽ xảy ra cho gia đình nữa hay không? Bà nghĩ đến các con. Pellegrina, cô thợ may, đã lấy chồng và sống ở Pietrelcina; Grazia bây giờ là Sơ Pia, ở Rôma; Michael đang làm việc ở Hoa Kỳ; và Francis bây giờ là Cha Piô, ở San Giovanni Rotondo. Khi nghe Cha Don Salvatore đọc bà đã khóc.
Ngài nói, "Bà đừng khóc. Đó là vì sự thánh thiện của cha."
Nước mắt bà ngừng chảy và bà tư lự một hồi lâu. Bà quay sang nói với ông Orazio, "Bây giờ mình đâu được gọi nó là Francis nữa. Phải gọi là Cha Piô."
Anh Michael đang làm việc ở Flushing, Nữu Ước, khi nghe tin đã thốt lên: "Trời đất ơi, Francis tốt lành là chừng nào mà phải chịu đau khổ như vậy!" Anh đã đáp chuyến tầu sớm nhất trở về Ý. Tuy nhiên, khi biết đó là năm dấu thánh, anh đã khóc vì sung sướng.
Tất cả gia đình vội vã đến gặp Cha Piô và trong những ngày tiếp đó họ đã đến thăm ngài thật lâu. Mặc dù Cha Piô sung sướng để gặp lại gia đình, nhưng thường thường, nhất là sau khi được in năm dấu thánh, ngài tự hỏi không biết ai an ủi ai.
Ngay sau khi sự kiện ấy xảy ra, tin tức lan ra nhanh chóng bất kể cha bề trên tỉnh dòng có muốn trì hoãn công bố hay không, ngài muốn đợi đến sau khi các bác sĩ khám nghiệm xong và phúc trình về Tòa Thánh.
Các vết thương cho thấy hoàn toàn không liên hệ gì đến các nguyên tắc vật lý. Bốn vết thương ở tay và chân ngài xuất huyết liên tục, từng giọt một, với máu đỏ tươi. Vết thương thứ năm ở ngực khoảng gần tim, tiết ra máu và chất lỏng như nước.
Cha Don Salvatore nói với dân làng, "Đó là ý Chúa."
"Con không tin," một dân làng lầu bầu. "Làm gì có chuyện như vậy."
Cha Don Salvatore nhìn ông, nói: "Như vậy ông không tin là Thánh Phanxicô cũng được in năm dấu thánh."
"Dĩ nhiên là con tin. Nhưng trường hợp này thì khác."
"Khác cái gì?"
"Thánh Phanxicô đã sống từ lâu khi những điều lạ lùng ấy xảy ra. Bây giờ những điều ấy không còn nữa."
Cha Don Salvatore giơ hai tay lên trời. "Được. Nếu vậy tôi khuyên ông đến San Giovanni Rotondo để chính mắt ông nhìn thấy."
Người nông dân này đã đến và cả một nửa làng Pietrelcina cũng đến. Mặc dù Cha Piô cố giấu vết thương khi ngài cử hành Thánh Lễ, nhưng dân chúng vẫn xầm xì về đôi tay rỉ máu của ngài. Chẳng bao lâu, tất cả những ngôi làng tại San Giovanni Rotondo đều biết, và lan ra đến Foggia. Từ đó tin tức lan tràn trên toàn nước Ý ra đến thế giới bên ngoài. Một số linh mục bắt đầu tấn công Cha Piô và năm dấu thánh của ngài qua những bài giảng và bài báo; một số khác bảo vệ ngài và phản công trên báo. San Giovanni Rotondo trở nên một nơi bùng nổ tôn giáo về đức tin, đức cậy, sự khả tín, sự hoài nghi và sùng kính. Và huyền thoại về Cha Piô bắt đầu.
II
"Cha ơi, có quà cho cha đây," một thầy nói với Cha Piô. "Món quà mãi từ Thụy Điển."
Đôi mắt sâu đen của Cha Piô nhìn vào cái hộp nhỏ mầu nâu. "Món quà cho tôi?" Ngài mở ra và mỉm cười, tay giơ lên một đôi giầy vải mềm mại. "Món quà thật ý nghĩa."
Thầy dòng gật đầu, "Thật như vậy. Có lẽ bây giờ đôi chân cha không còn làm cha đau đớn nhiều."
Cha Piô rất hài lòng. Ngài đi về phòng và tìm một đôi vớ, cẩn thận xỏ vào đôi chân sưng húp và tránh đụng đến các vết thương. Rồi ngài mang đôi giầy mới. Chân và cổ chân của ngài vẫn tiếp tục sưng tấy, nhất là chân bên phải. Ngài đứng dậy, đi thử đôi giầy mới. Vết thương có vẻ không còn đau như trước, nhưng khi cất bước ngài vẫn phải kéo lê đôi chân và dáng đi vẫn chậm chạp, không vững và ngập ngừng.
Ngài tìm được một cái gương soi mặt và nhìn ngắm mình. Ngài thầm nghĩ, Mới ba mươi mốt tuổi mà đã là một ông già tàn tật. Ngài đưa tay xoa bộ râu và vuốt mớ tóc lòa xòa trên trán. Đôi mắt sâu của ngài vẫn trong sáng, và ngài trông không có vẻ khổ sở lắm--nếu không phải đi lại hoặc đứng quá lâu. Chiếc áo dòng nâu dài che kín vết thương cạnh sườn và đôi găng tay--được cắt phần bọc các ngón tay--bao phủ các vết thương đang hé mở và rỉ máu. Sau này ngài đã lên ký và cân nặng đến 165 cân Anh. Tuy vậy, ngài vẫn mảnh khảnh, cao năm "feet" mười "inches", nhưng bộ áo dòng thùng thình khiến ngài có vẻ to lớn hơn.
Ngài nhìn mình trong gương lâu hơn chút nữa. Trên gương mặt nghiêm nghị của ngài có vẻ buồn u uẩn và thầm kín. Ngài cũng thấy chứ. Dường như đó là khuôn mặt của một người lạ đang nhìn ngài. Ngài thì thầm nói với khuôn mặt trong gương, "Mi, không bao giờ thoát khỏi sự đau khổ."
Ngài quay mình và tần ngần nhìn cánh cửa trước khi đi ra. Ngài tự nhủ: "Ai bắt đầu yêu thương phải chuẩn bị chịu đau khổ."
Ở bên ngoài, giống như một cuộc náo loạn. Một thầy gặp ngài ở hành lang cho biết, "Họ đến cả hàng ngàn người."
Cha Piô gật đầu, "Cha biết." Ngài có vẻ lo âu, "Thầy có nghĩ là họ hỗn loạn không?"
Thầy dòng nhún vai. "Có người nói họ đã hỗn loạn rồi. Hàng ngày phải có cảnh sát đến đây trông chừng đám đông. Cha có biết không?"
Cha Piô cau mày ngạc nhiên và lưỡng lự mạo hiểm đi ra ngoài. Một cách chậm chạp và khó nhọc ngài bước qua đám đông đang tụ họp ở các hành lang. Ngài cố nở nụ cười, và dừng chân để nói chuyện một cách thân mật với một bà già, lưng còng vì tuổi tác và bệnh hoạn. Từ từ ngài cảm thấy một hạnh phúc mới và sự nhiệt tình, ngài đưa tay chúc lành cho đám đông.
Trời đã cuối thu và gió đông đã bắt đầu thổi qua tu viện Đức Mẹ Ban Ơn. Nhưng ngày nào cũng như ngày nào. "Đám đông này phá rối trật tự công cộng," một viên cảnh sát trung ương lầu bầu. Ông đưa tay ngoắc một cảnh sát viên đang lảng vảng ở cửa, "Anh kia. Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt hành động này. Tôi muốn anh bắt cái ông linh mục đó."
Viên cảnh sát miệng há hốc, "Cha Piô?"
"Phải. Cái ông đó."
Viên cảnh sát bất mãn đi về phía tu viện. Ông thấy con đường chật ních những xe cộ đủ loại, xe tư, xe công cộng, ngay cả những chiếc xe dài như toa xe lửa. Gần cổng vào tu viện, đàn ông, đàn bà, và trẻ em đang vây quanh một linh mục trẻ tuổi, tóc đen với chiếc áo dòng mầu nâu. Ông thấy họ tiến đến hôn tay ngài và ngài chúc lành cho họ.
Ông cố chen vào đám đông và hỏi, "Có phải là Cha Piô không?"
"Đúng vậy," một phụ nữ ở trước mặt ông trả lời. Bà quay mặt liếc nhìn ông và nói, "Ngài thật lạ lùng phải không? Chúa đã để ngài sống giữa chúng ta."
Viên cảnh sát bỏ ra về. Ông nói với vị chỉ huy, "Cha ấy chẳng làm gì sái quấy cả."
Ngay lập tức, viên cảnh sát bị sa thải, và một người khác được thay thế. Nhưng lần này cũng vậy. Viên cảnh sát trở về mà không bắt Cha Piô.
Vị chỉ huy tuyên bố, "Chính tay tôi phải đi bắt mới được." Ông nhét đôi còng vào túi.
Khi ông đến tu viện, trời đã sẫm tối vì những đám mây mưa nặng nề lơ lửng trên bầu trời mùa đông. Mọi người đều đi ăn trưa, ngoại trừ Cha Piô vẫn còn lê bước đến từng người. Ông thấy có một bà quỳ xuống chân ngài, tay ôm chặt đứa con.
Bà nài nỉ, "Cha Piô. Xin giúp con tôi. Nó bị câm và điếc."
Ngài nhìn đứa bé nhỏ xíu trong vòng tay bà mẹ. Ngài hỏi, "Tên của cha là gì?"
Khuôn mặt nhỏ xíu của đứa bé quay lại và trả lời, "Cha Piô."
Vị chỉ huy há hốc miệng, và ông thấy người mẹ vui sướng như điên ôm đứa con bước ra khỏi đám đông.
Cha Piô quay sang hỏi vị chỉ huy, "Ông muốn gì?"
Ông ngoan ngoãn thưa, "Con muốn xưng tội."
"Được," Cha Piô nói, "đi theo tôi." Ngài chỉ vào chiếc áo choàng dầy cộm của ông và nói một cách ráo hoảnh, "Hãy cẩn thận. Đừng để đôi còng đó làm ông bị thương."
III
Vào năm 1919 sự ồn ào về Cha Piô và năm dấu thánh đã gia tăng mãnh liệt đến độ các tu sĩ ở San Giovanni Rotondo phải đau khổ vì bị tấn công, nhưng họ không cô đơn. Cha Piô cũng được sự hỗ trợ của các linh mục ở Ái Nhĩ Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, và Ba Lan. Cũng có rất nhiều linh mục Ý tin rằng Cha Piô được in năm dấu thánh.
Trong các bác sĩ tâm lý học, tâm bệnh học, và thần kinh học khám nghiệm năm dấu thánh của Cha Piô, vị bác sĩ đầu tiên là Bs. Luigi Romanelli, một bác sĩ nổi tiếng ở Barletta; cuộc nghiên cứu của ông gồm năm lần khám nghiệm.
Được dòng Capuchin mời, Bs. Romanelli đã đến gặp Cha Piô vào tháng Sáu, 1919. Trong bản phúc trình y khoa ông diễn tả các vết thương ở tay Cha Piô là những vết thương thuộc về cơ thể học gần các đốt bàn tay, hầu như hình tròn, có đường kính khoảng hai xăng-ti-mét. Những vết thương này được che bởi cái vẩy màu nâu đỏ, các mô ở chung quanh không chảy máu, không mưng mủ, và không bị viêm.
Vị bác sĩ nói, "Vết thương ở tay ngài không chỉ ở ngoài da, vì khi tôi dùng tay bóp vào bàn tay ngài, tôi cảm thấy có một khoảng trống." Ông kết luận, "Vết thương ở tay Cha Piô thực sự là những vết thương bởi sự đâm thâu qua. Đây có thể là lý do tại sao Cha Piô không thể nắm bàn tay lại được." Trong buổi tối hôm đó, Bs. Romanelli đã làm lại cuộc thử nghiệm tàn bạo đó, dù ông biết Cha Piô rất đau đớn. Ông lại làm cuộc thử nghiệm đó vào buổi sáng và luôn quả quyết rằng đó là những vết thương bị đâm thâu qua.
Bs. Romanelli cho biết, "Vết thương ở chân ngài cũng có đặc tính giống như ở tay, nhưng miệng vết thương rộng hơn. Chân thì khó khám nghiệm hơn vì nó dầy. Chỉ cần ấn nhẹ vào chân ngài thôi cũng đủ khiến Cha Piô nhăn mặt vì đau đớn. Nước mắt dàn dụa trên mắt ngài chứng tỏ sự đau đớn của thân xác ngài là có thực."
Cái vẩy tròn mầu nâu được tạo bởi máu từ từ đông lại, và dần dà những cái vẩy ấy rơi ra, để lộ vết thương với mọi chi tiết. Đường viền của vẩy thật sạch sẽ đến nỗi khi nhìn dưới kính phóng lớn cũng không thấy có nước hay có màu đỏ.
Một ngày kia Bs. Romanelli khám nghiệm vết thương ở ngực. Ông thấy vết thương này dài gần ba "inches" và thon nhỏ ở hai đầu, có máu chảy ra và có hình dạng thập giá để ngược. Vết thương nằm ở khoảng một "inches" bên dưới đầu vú bên trái và ngay bên ngoài trái tim và cũng có đặc tính như các vết thương khác. Mép vết thương cho thấy đó không chỉ là vết thương ngoài da. Các mô chung quanh vết thương không bị viêm, nhưng rất đau khi bị chạm nhẹ.
Khi một linh mục Capuchin từ Milan đến thăm, các linh mục khác nói cho ngài biết về vị trí vết thương của Cha Piô ở cạnh sườn bên trái, trong vùng gần tim.
Linh mục Capuchin này tuyên bố, "Vết thương của Đức Kitô là ở bên phải. Chắc chắn là ngọn giáo từ dưới đâm lên, xuyên từ bên phải vào tim mà không thấu qua sườn bên kia."
Các linh mục đi tìm Cha Piô, và hỏi, "Có phải vết thương của cha nằm đối diện với vết thương của Đức Kitô không?"
Cha Piô bắt gặp ánh mắt dò xét của các linh mục. Ngài bình thản trả lời, "Nếu được giống hệt như vết thương của Đức Kitô thì thật là quá đáng."
Bs. Romanelli nhận thấy khi được chữa trị tốt đẹp thì các vết thương có vẻ lành lặn, nên ông ra lệnh cho Cha Piô, "Tôi muốn cha rửa tay với nước khử trùng và sau đó dùng găng tay sạch mà bọc, đừng dùng lại găng cũ bị dơ bẩn."
Cha Piô sẵn sàng nghe theo nhưng ngài quá mệt mỏi để thi hành những gì được sai bảo.
Khi thấy sự săn sóc thiếu chu đáo không ảnh hưởng gì đến vết thương, Bs. Romanelli để Cha Piô rửa các vết thương với xà-bông loại rẻ tiền nhất. Và điều đó cũng chẳng làm vết thương tệ hại thêm, hay biến chứng thêm. Ông cho bôi một loại thuốc để giúp vết thương mau lành. Sau cùng, ông dùng đủ mọi cách để chữa trị, nhưng các vết thương vẫn không thay đổi.
Bs. Romanelli lắc đầu tuyệt vọng. "Tôi không tìm thấy một chứng cớ bệnh lý nào cho phép tôi xác định những vết thương này về phương diện y khoa." Ông đã trình lên Văn Phòng Tòa Thánh bản phúc trình dài và có kèm theo hình ảnh.
Bs. Romanelli nói với Cha Bề Trên Paolino. "Tôi không thể nào giải thích được, kể cả các vết thương cũng như mùi thơm của Cha Piô."
"Cái gì của Cha Piô?" Cha Paolino hỏi.
"Mùi thơm. Một tu sĩ như Cha Piô lại dùng dầu thơm thì không bất thường sao?"
Cha Paolino kinh ngạc và đồng ý rằng đó là điều khác thường.
Về sau, Bs. Romanelli viết thư cho cha bề trên báo cáo rằng ông lại ngửi thấy mùi thơm đó khi vừa bước xuống thang lầu nhà ông để chuẩn bị đến tái khám cho Cha Piô. Đó không phải là điều tự kỷ ám thị, ông nhấn mạnh là không có ai cho ông biết trước về điều đó. Và lần nào mùi thơm cũng giống nhau.
Cha Paolino thầm nghĩ có lẽ chính ngài phải đích thân điều tra trước khi sự việc ra ngoài tầm tay. Ngài chặn hai thầy đang trên đường đến nhà nguyện, và hỏi, "Hai con có thấy Cha Piô dùng dầu thơm không?"
Hai thầy cùng nhăn mặt. "Dầu thơm?" Một thầy cố nín cười hỏi lại.
Cha Paolino nhíu mày khó chịu. "Cha không nghĩ đó là điều tức cười."
Thầy vội vàng đáp, "Thưa cha không. Cha có muốn chúng con hỏi dùm cho cha không?"
Cha Paolino lau mồ hôi lấm tấm trên trán. "Không cần." Ngài thở dài, vội vã bước đi.
Cha Piô làm như không nghe thấy tiếng xầm xì to nhỏ của các tu sĩ, và ngài tránh những cặp mắt dò xét khi ngài khó nhọc lê bước trên hành lang. Khi nói chuyện với ai, ngài cũng tránh đề cập đến vấn đề.
Ngày kia, ngài nói với một linh mục, "Chúng ta cần có một bệnh viện."
Cha gật đầu. "Dạ phải. Con đồng ý với cha."
Cha Piô tư lự một lúc và cảm thấy thích thú với ý tưởng này. Ngài cố thuyết phục bất cứ ai mà ngài nói chuyện dù rằng họ là những người không cần phải thuyết phục. Ngài nói, "Từ ngày đầu tiên tôi đến San Giovanni Rotondo này, tình trạng y tế ở Gargano thật tệ hại đến nỗi có một ông nhà nghèo kia bị thương, người ta phải đưa ông ấy từ Gargano đến Foggia bằng xe bò. Điều đó có nghĩa phải mất sáu tiếng đồng hồ, nên ông ấy đã chết vì ra máu nhiều quá."
Mọi người đều tán thành điều đó. Tình trạng y tế của một thành phố mà dân số ngày càng gia tăng đã bị quên lãng từ lâu. Chữ "bệnh viện" ở đây chỉ là một vài căn phòng nhỏ trong phố, và không đủ giường cho bệnh nhân nằm. Trong các trường hợp khẩn cấp, vị bác sĩ địa phương thường được gọi đến nhưng chính ông phải mang theo dụng cụ hành nghề. Với những trường hợp nguy kịch, bệnh nhân phải đến các thành phố lân cận như Foggia, San Severe, hay Monte Santangelo, và ở đó, việc chữa trị lại bị trì hoãn vì thiếu phương tiện liên lạc để có được thuốc men giúp đỡ nạn nhân.
Trong một bữa trưa, bỗng dưng Cha Piô nói lớn, "Tôi sẽ phải làm cái gì đó cho tình trạng này."
Mọi người nhìn ngài. Họ ngồi ở những chiếc bàn gỗ xếp thành vòng tròn trong phòng ăn.
Một phút im lặng trôi qua. Một thầy ngồi đối diện với Cha Piô mỉm cười, nhìn khuôn mặt rạng rỡ của ngài và nói, "Cha làm ơn đưa cho con ổ bánh mì."
IV
Ban Giám Đốc Trung Ương của dòng Capuchin, có trụ sở quốc tế ở Rôma, thấy cần phải điều tra thêm về các vết thương. Do đó, cha bề trên tổng quyền đã xin Tòa Thánh Vatican đề cử một bác sĩ. Tòa Thánh gửi Bs. Amico Bignami, một người sói đầu, dáng dấp đặc biệt và là giáo sư danh dự của Đại Học Rôma. Vì ông là một người vô thần, nên hy vọng rằng quan điểm của ông sẽ khách quan và có tính cách khoa học. Ông đến tu viện San Giovanni Rotondo vào một ngày hè nóng nực và ẩm thấp trong tháng Bảy 1919.
Bs. Bignami chú ý đến kích thước và vị trí của vết thương và cái vẩy trong lòng bàn tay phải của Cha Piô. Cái vẩy, như ông cho biết sau này, thì hình tròn và gần như mầu đen. Da chung quanh vết thương thì bình thường, tuy nhiên, không bị rách và có mầu vàng vì thuốc khử trùng "iodine" (i-ốt).
Ông hỏi, "Cha đã dùng thuốc gì vậy?"
Cha Piô giải thích việc ngài dùng thuốc khử trùng để chữa vết thương cho khỏi chảy máu. Nhưng máu vẫn tiếp tục rỉ ra và ngài phải thay tấm băng vải một ngày hai lần.
Bác sĩ cũng thấy một miếng vẩy khác, có vẻ mỏng hơn, ở lưng bàn tay của Cha Piô, đối diện với vết thương ở lòng bàn tay. Ngay cả miếng vẩy này và da chung quanh cũng thấy rõ ràng có mầu thuốc i-ốt. Và ở bên tay trái, Bs. Bignami cũng thấy y như vậy.
Trên lưng bàn chân phải, ở khối xương chân thứ hai, vị bác sĩ nhận thấy các mô bị thương tích và một miếng vẩy mỏng, mầu nâu sậm, và chung quanh cũng có mầu thuốc i-ốt. Ở lòng bàn chân của Cha Piô, ông cũng thấy một khoảng da nhỏ hình tròn và đậm mầu thuốc i-ốt.
"Lại i-ốt nữa," vị bác sĩ lên tiếng. "Ở Ý còn chỗ nào bán thuốc này nữa không?"
Cha Piô cười gượng gạo. Ngài nói, "Tôi không biết làm gì hơn." Mắt ngài như dán vào một điểm trên tường trong khi Bs. Bignami tiếp tục xem xét bàn chân trái.
Vết thương bên chân trái rất giống với bên chân phải ở chiều dài, vị trí, và đặc tính.
Cha Piô cởi áo dòng và vắt lên ghế. Vị bác sĩ xem xét vết thương bên ngực trái của Cha Piô. Vết thương kéo dài từ nách ra đến giữa ngực, có hình chữ thập, khoảng từ năm đến chín xăng-ti-mét chiều ngang, và thon nhỏ dần. Làn da thì khô, mầu nâu đỏ, với vết trầy sơ bên ngoài. Không có máu chảy. Bs. Bignami nhận thấy vết thương này không sâu và da không bị hư hại.
Bs. Bignami nói, "Tôi sẽ bôi thuốc để chữa vết thương." Để thận trọng không bị mắc lừa, ông dán một miếng băng trên các vết thương sau khi bôi thuốc.
Khi đến ngày gỡ miếng băng, ông ngạc nhiên khi thấy các vết thương không bị ảnh hưởng gì đến cách chữa trị mà ông đã dùng.
Ông nói, "Tôi không hiểu nổi cái vị trí cân xứng của các vết thương ở cả hai tay, hai chân và cạnh sườn. Và tôi cũng không hiểu tại sao vết thương vẫn y như thế sau gần một năm trời mà không lành và cũng không tệ hơn."
Cha Piô lắc đầu. "Tôi không biết."
"Tại sao cha lại có những vết thương ở năm vị trí đặc biệt trên thân thể mà không ở chỗ khác?" Bs. Bignami bất thình lình hỏi.
Cha Piô mặc lại chiếc áo dòng cho ngay ngắn, và xoay nhẹ giây thừng quấn quanh bụng. Ngài đáp, "Điều đó ông phải cho tôi biết chứ. Ông là một khoa học gia mà." Bs. Bignami nhìn ngài nghi ngờ.
Điểm chính của bản phúc trình của Bs. Bignami gửi cho nhà dòng Capuchin là ông cho rằng năm dấu thánh của Cha Piô là sự thoái hoá của lớp da và biểu bì, giống như các tế bào ở bên trên và bên dưới làn da bị chết đi. Đây là giả thuyết nổi tiếng của ông về sự thoái hóa biểu bì vì già hay vì bệnh tật (necrobiosis), nhưng ông không thể giải thích được vị trí đặc biệt của năm vết thương này.
Lời đồn thổi tiếp tục lan rộng bất kể mọi khám nghiệm. Một số người công khai hỏi Cha Piô. Có người hỏi ngài về sáu mươi hai vị trong lịch sử giáo hội được in năm dấu thánh và đã được phong thánh.
Ngài ngắt lời, "Những vết thương của Chúa Cứu Thế là một điều muôn đời kỳ diệu. Nhưng những vết thương của loài người thì chỉ là sự thoái hoá của các tế bào."
Cha Piô tự hỏi không biết khi nào thì những điều này sẽ chấm dứt. Ngài cầu nguyện và chiêm niệm trong nhiều giờ, và trong những lúc ấy cơn đau và sự hoang mang cũng tan biến, giúp ngài có sự bình an sâu xa và khuây khoả.
Trong khi đó, bản phúc trình của Bs. Bignami không làm hài lòng các cha Capuchin. Do đó, vào đầu mùa thu năm ấy Ban Giám Đốc Trung Ương của dòng Capuchin đã mời Bs. Giorgio Festa, một vị bác sĩ giải phẫu nổi tiếng ở Rôma. Ông là một người lớn tuổi, tóc bạc với bộ râu cắt tỉa gọn gàng. Bs. Festa, một người Công Giáo, rất được quý mến và được coi là người rất khách quan. Đầu tiên ông dừng ở Foggia để gặp vị bề trên tỉnh dòng, cũng như để xem xét các tài liệu liên hệ đến Cha Piô. Sau đó ông và cha bề trên cùng lái xe đến San Giovanni Rotondo để gặp Cha Piô.
Bs. Festa ở trong nhà dòng một thời gian lâu đủ để có nhận định về đời sống và cá tính của Cha Piô trước khi ông khám nghiệm. Ông quan sát vị linh mục trẻ tuổi thi hành bổn phận hàng ngày một cách khiêm tốn và kín đáo. Mọi sự quan sát dường như đều làm cha khó chịu.
Cha Piô vâng chịu những cuộc khám nghiệm kéo dài và mệt mỏi mà không than trách. Kết luận của Bs. Festa xác nhận những gì mà đồng nghiệp của ông đã thấy. Ông quan tâm đến sự điều hoà của hơi thở và máu huyết lưu thông của Cha Piô, cũng như phổi, áp huyết và nhịp tim đập của ngài. Ông cũng đồng ý về sự điều hòa của bộ phận tiêu hóa, các cơ quan trong bụng, và sự quân bình tuyệt hảo của các chức năng hệ thần kinh và tâm trí của Cha Piô. Ông xác nhận điều nhận xét của bạn đồng nghiệp về khoảng da chung quanh các vết thương. Nhưng, cũng như Bs. Romanelli, ông không đồng ý với Bs. Bignami về việc sự diễn tả các vết thương.
Ông nói với Cha Piô, "Tôi muốn lấy một ít máu của cha để khảo sát dưới kính hiển vi."
Ông lấy một miếng bông vải và thấm máu từ bàn tay Cha Piô rồi cất trong chiếc cặp da. Khi ông rời tu viện, ông đi chung xe taxi đến trạm xe lửa với một người thợ may có tiếng và hai phụ nữ.
Một bà nói, "Tôi ngửi thấy mùi gì tuyệt diệu quá."
Những người khác cũng hít hà, và mặc dù gió lồng lộng theo vận tốc xe chạy, họ cũng ngửi thấy như thế. Người đàn ông nói, "Mùi thật thơm." Bs. Festa ngồi im lặng, lắng nghe.
Ông giữ miếng bông vải trong ngăn kéo tủ của phòng mạch ở Rôma. Miếng bông vải thấm máu này đã tiết ra mùi thơm đến nỗi các bệnh nhân đến khám bệnh thường hỏi đó là mùi gì. Nó có mùi thơm pha trộn của hoa hồng, hoa tím, và hoa huệ tây.
Bs. Festa tuyên bố, "Tôi phải thú nhận là miếng bông ấy làm tôi bối rối." Ông biết chắc chắn rằng máu lấy từ thân thể thì thường có mùi ghê tởm. Ông kết luận rằng mùi này trái ngược với bất cứ quy tắc nào có tính cách tự nhiên hay khoa học. Ông nói, "Nó đánh đổ bất cứ lý luận nào. Nhưng tôi phải thú nhận là nó có thật."
Các cha Capuchin háo hức lắng nghe ông phúc trình. Ông nói, "Vào ban đêm, Cha Piô mang vớ và găng tay không có ngón, làm bằng vải bông hay len, tùy theo thời tiết. Ban ngày, ngài mang găng tay nâu, đặt ngay trên vết thương. Vào buổi sáng khi ngài tháo găng ra, thì có máu dính vào ở những chỗ vết thương. Tôi đã khám nghiệm nhiều đôi vớ và găng tay, và kết quả cho thấy các vết máu đó là do máu động mạch gây nên." Các cha Capuchin lắc đầu ngạc nhiên.
Bs. Festa cho biết, "Có một lần khi ngài tháo đôi vớ ra, tôi thấy miếng vẩy mầu nâu đỏ rơi ra, và tôi thấy một vết sẹo thật rõ ràng và có màu trái ngược với làn da hồng hào ở chung quanh. Vết thương thực sự thì nằm ở giữa miếng vẩy có hình bông hồng. Vết thương to bằng hạt đậu, với đường viền mầu nâu đỏ không đều đặn. Dường như nó tạo bởi một vật gì nhọn đâm vào chân. Vết sẹo trên mu bàn chân cho thấy có một vết thương nằm cân xứng một cách tuyệt hảo với vết thương ở lòng bàn chân."
Một trong các linh mục Capuchin, vị bề trên tỉnh dòng, Cha Pietro da Ischiatella, có mặt trong phòng Cha Piô khi khám nghiệm, cho biết, "Tôi chứng kiến Cha Piô đặt tay của ngài trên bàn, được phủ bằng giấy báo. Khi ngài tháo găng tay ra, miếng vẩy che vết thương rơi ra. Tôi thấy có cái lỗ rõ ràng xuyên qua bàn tay. Và tôi có thể đọc được chữ của tờ báo qua vết thương ở tay ngài. Vết thương thực sự có cái lỗ!"

V
Trong lịch sử các thánh, sự kiện có mùi thơm thì không gì mới mẻ. Tay Thánh Đa Minh phát ra mùi thơm khi dân chúng hôn tay ngài, và Thánh Helena phát ra mùi thơm khi ngài rước lễ. Một số thân thể các thánh phát ra mùi thơm sau khi chết, như trường hợp của Thánh Coletta, Thánh Joseph Cupertino, và Thánh Martin de Porres. Bất cứ ai đang trong tình trạng mắc tội trọng, Thánh Philip Rôma đều ngửi thấy mùi hôi thối khi ngài đến gần, mặc dù thân thể người đó rất sạch sẽ.
Trong trường hợp của Cha Piô, mùi thơm nói lên sự hiện diện an ủi của cha. Đó là để khuyến khích, chú ý đến điều nguy hiểm ngay lập tức, hay nhớ đến sự hiện diện, sự khuyên bảo và sự hướng dẫn của cha. Nhiều người nhận ra mùi thơm đó một cách riêng biệt, không phải ai ai cũng nhận thấy cùng một lúc.
Các tu sĩ ở tu viện Đức Mẹ Ban Ơn lắng nghe các người khách bàn tán sôi nổi về mùi thơm này.
Một linh mục nói với hai thầy, "Có nhiều người cho rằng nó giống mùi át-xít 'carbolic'. Có người còn cho rằng nó giống mùi nhang hay mùi thuốc lá nữa chứ."
Một thầy phản đối, "Không. Điều đó vô lý. Cha ấy đâu có dùng thuốc khử mùi hôi." Hai người kia gật đầu đồng ý. "Tôi nghe có người nói nó tùy thuộc tình trạng linh hồn của người gặp ngài. Họ nói những người trong tình trạng ơn sủng thì ngửi thấy mùi ngọt ngào, trong khi người mắc tội trọng thì chẳng ngửi thấy gì cả. Nhưng tôi nghĩ đến một điều đang được người ta công nhận rằng những người không có đức tin và mắc tội trọng được ngửi thấy mùi ngọt ngào này lần đầu tiên khi gặp ngài, và điều này ảnh hưởng đến sự trở lại của họ."
Bà Grazia Formicelli, mẹ đỡ đầu của Cha Piô, nói với một thầy rằng, "Tôi cũng cảm nghiệm được điều đó. Khi tôi đang ở trên núi hái dâu và đang đi giật lùi. Bỗng dưng tôi ngửi thấy mùi thơm của Cha Piô. Tôi ngẩng đầu lên, quay người lại, và thấy ngay đằng sau là một vách núi thật dốc. Chỉ cần thêm một bước nữa thôi là tôi lọt xuống đó ngay."
Sau này, khi bà đến San Giovanni Rotondo để cám ơn Cha Piô đã cứu mạng bà, cha đã xua tay và nói, "Đó là để bà nhớ đừng bước giật lùi như con nít."
Một người viết tiểu sử Cha Piô, là Gian Carlo Pedriali, viết cuốn Tôi Đã Gặp Cha Piô và kể lại lúc ông đến gặp cha vì tò mò. Ông viết, "Tôi đang đứng ở trước nhà thờ với đứa con trai, đó là lần đầu tiên trông thấy ngài với đám đông vây quanh. Tôi đứng xa chỗ ấy lắm và một mùi thơm nhẹ nhàng xông vào mũi. Ngay lúc đó đứa con trai hỏi tôi đó là mùi gì vậy."
Bà Josephine Marchetti ở Bologna có ghi nhận một phép lạ. Bà nói, "Trước khi cánh tay tê liệt của tôi được bình phục , ngay từ đầu tôi đã ngửi thấy mùi thơm của Cha Piô. Từ lúc đó trở đi tôi bắt đầu cảm thấy cánh tay như sống lại, mặc dù vài bác sĩ cho rằng tôi không thể nào sử dụng cánh tay đó được nữa."
Ngài Domenico Tognola, ở Zurich, Thụy Sĩ viết cho tu viện San Giovanni Rotondo, và kể với các thầy: "Một sáng kia tôi thức giấc và ngửi thấy mùi thơm nồng nàn của hoa tím, hoa huệ tây và hoa hồng. Tôi nhận ra mùi thơm đó có liên hệ đến Cha Piô và tự hỏi không biết điều đó có ý nghĩa gì. Và tôi chợt hiểu khi người phát thư trao cho tôi lá thư của người em tôi, mà đã ba mươi hai năm tôi không gặp chú ấy và tưởng đã chết. Tôi từng xin Cha Piô cho tôi được biết bất cứ tin tức gì về em tôi, và ngài đã trả lời."
Một chủng sinh, James Bulmann người Hoa Kỳ, một sáng kia đến tu viện Đức Mẹ Ban Ơn và được vinh dự giúp lễ cho Cha Piô. Sau đó, chủng sinh này nói với các thầy dòng: "Trong khi giúp lễ, tôi ngửi thấy mùi thơm tuyệt diệu chưa từng thấy. Tôi biết rất ít về Cha Piô và cũng không biết gì về hiện tượng này."
Các thầy dòng cười. Một thầy nói, "Đó là dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa đã ban một ơn gì đặc biệt qua Cha Piô."
Một thầy khác nói xen vào, "Đúng vậy, trong những người biết Cha Piô, nhiều người cho rằng mùi thơm này chứng tỏ là ngài đã nghe lời cầu xin của họ, hoặc như một cảnh giác nên tiếp tục hay nên dứt bỏ một hành động nào đó, hoặc như sự thúc giục cầu nguyện hay tiếp tục trông cậy. Họ coi như ngài muốn nói rằng ngài đang cầu nguyện và đang chú ý đến khó khăn của họ, và mùi thơm chứng tỏ là ngài đang hiện diện về phương diện tinh thần dù rằng thân xác ngài cách xa đó."
Chủng sinh này hỏi, "Cha Piô nói gì về tất cả những điều này."
"Cha chẳng nói gì cả," thầy dòng trả lời. "Ngài không thích đề cập đến bất cứ điều gì."
Người chủng sinh nói, "Như vậy, tôi có thể nói đó là một hiện tượng bí ẩn kỳ lạ."
Các thầy quay lưng định bước đi, chủng sinh này hỏi, "Các thầy muốn biết tôi nghĩ gì không?" Mọi người nhìn đến anh.
"Tôi nghĩ tất cả chỉ là một sự tưởng tượng được phóng đại!"
Các thầy giật mình, nhưng người chủng sinh phá lên cười. "Đời sống sẽ tẻ nhạt nếu thỉnh thoảng không có những mâu thuẫn, phải không?" Họ nhìn anh hơi nghi ngờ, và quay bước.
Những mâu thuẫn cũng xảy ra trong lãnh vực y học. Bs. Romanelli đã đến gặp Bs. Festa vào tháng Bảy 1920 và họ không còn bất đồng về vết thương như lúc trước. Cách đây một năm, Bs. Romanelli chỉ thấy có một vết thương dài chừng bảy đến tám xăng-ti-mét. Ngược lại, cũng như Bs. Bignami, Bs. Festa lại thấy hai vết thương, và đó là vết thương ngoài da và có hình thập giá để ngược. Bây giờ tất cả đều đồng ý--đó là một thập giá để ngược.
Hình thập giá để ngược ở ngoài da ít có ảnh hưởng đến lớp biểu bì. Nhưng lớp da đó có nhiều điểm kỳ lạ. Có một cái sẹo ngắn và hẹp che phủ phần chính giữa vết thương. Các mô chung quanh không thấy đỏ, không bị thâm nhiễm hay làm mủ. Nhưng bề ngoài của cái sẹo khiến người ta tưởng lầm, vì chỉ cần chạm nhẹ thôi nó cũng khiến đau ghê gớm và lan rộng hơn cả diện tích của cái sẹo.
Mặc dù vết thương ở ngực có vẻ chỉ ở ngoài da, nhưng Bs. Festa cho biết chính mắt ông thấy máu nhỏ ra từ vết thương đó còn nhiều hơn ở các vết thương khác. Ông nói, "Trong lần khám nghiệm đầu tiên, vào lúc chín giờ tối, tôi lấy đi mảnh vải--cỡ chừng bàn tay--đang đậy vết thương ấy, nó ướt đẫm chất lỏng màu đỏ, và tôi đặt một khăn tay mới lên vết thương. Đến bảy giờ sáng hôm sau, chiếc khăn tay mà tôi đặt vào tối hôm trước, và cả mảnh vải cùng kích thước mà Cha Piô đặt lên vết thương vào nửa đêm, đều ướt sũng với chất bài tiết đó, chứng tỏ thực sự có xuất huyết."
Cha Piô thường giữ những mảnh vải to bằng bàn tay ở chiếc bàn ngủ bên cạnh giường. Trước khi cha bề trên được lệnh từ Vatican là phải gìn giữ những mảnh vải này, Cha Piô muốn đốt chúng đi.
Bs. Festa đề nghị, "Hãy giữ lấy những mảnh vải ấy và phân phát cho người tín hữu." Cha Piô suy nghĩ trong giây lát và đồng ý.
Bs. Festa cho biết, "Tôi thu thập rất nhiều mảnh vải ấy, và tỉ lệ máu và nước thấm ở những mảnh vải này đều giống nhau và có cùng một đặc tính, dù lượng chất lỏng nhiều ít. Trong năm tôi khám nghiệm Cha Piô, một ngày ngài phải dùng đến ít nhất là ba mảnh vải, và một số ướt sũng."
Vị bác sĩ cũng nhận thấy máu và nước tiết ra một cách tách biệt nhau ở ngoài rìa vết thương. Trên các mảnh vải người ta có thể thấy chỗ máu và nước hòa lẫn với nhau. Và sau một thời gian, chất lỏng này trở thành máu khô.
Trong nhiều năm, Bs. Festa ghi nhận lại những sự kiện của các mảnh vải này, và thỉnh thoảng ông phúc trình cho các cha Capuchin. Ông viết, "Không có trường hợp nào mà sự hòa lẫn của chất lỏng này hoàn tất cả. Không có sự rữa nát, hay có vi khuẩn xuất hiện hay có mùi hôi." Ông cho biết, trong mọi trường hợp, vết máu trở thành mầu nâu sau nhiều năm, nhưng nếu nhìn mảnh vải ở chỗ sáng sủa, thì nó có mầu đỏ hơn là mầu nâu.

(Bài còn tiếp nhưng vượt quá trang diễn đàn. Kính mời Độc giả theo dỏi đọc tiếp trang sau)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 23.03.2012    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Bs. Festa cho biết: "Ở lòng bàn tay trái của ngài, khoảng giữa lưng bàn tay, có một vết thương gần như hình tròn, gọn gàng, và đường kính lớn hơn hai xăng-ti-mét. Nó được che bởi cái vẩy mầu nâu. Miếng vẩy này cứng dần vì máu rỉ ra từ giữa vết thương."
Vết thương ở lòng bàn tay, dù được quan sát bằng kính phóng đại cũng không thấy có mủ hay sưng. Và vết thương ở bàn tay phải, Bs. Festa cho biết, cũng giống như ở bàn tay trái. Trong khi khám nghiệm, ông thấy có giọt máu rỉ ra ở chung quanh vết thương.
Mọi bác sĩ đều nhận thấy Cha Piô rất đau đớn, và ngài phải kéo lê đôi chân mỗi khi đi đứng. Trước khi một thang máy được thiết lập, việc lên xuống cầu thang hàng ngày là một thống khổ cho ngài.
Một phụ tá nói với ngài, "Những bậc thang quả là đường lên núi Sọ cho cha."
Ngài trả lời, "Đường núi Sọ của tôi đâu chỉ có những bậc thang này."
Ngài cố tránh dây dưa vào những bàn cãi và tranh luận về các dấu thánh và sức mạnh siêu nhiên mà người ta gán cho ngài. Nhưng ngài không thể bưng tai bịt mắt mà không nghe biết về những điều ấy, và khi được Tòa Thánh ra lệnh tuân phục để điều tra và khám nghiệm ngài cũng không biết làm sao hơn.
Việc bàn cãi về vết thương của ngài hầu như xảy ra hàng ngày. Một người không đồng ý là Cha Agostino Gemelli, ngài là linh mục, bác sĩ, tâm lý gia, khoa trưởng Đại Học Công Giáo Milan, người cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Piô XI, và là người tư vấn cho các Thánh Bộ. Ngài được coi là một linh mục rất đạo đức và có uy tín về phương diện khoa học.
Trong một chiều tối, Cha Gemelli bất ngờ đến tu viện Đức Mẹ Ban Ơn.
Ngài nói với thầy dòng tiếp đón ngài, "Tôi muốn gặp Cha Piô."
Thầy thưa, "Xin lỗi cha. Cha Piô đang cầu nguyện. Xin cha ở lại qua đêm và sáng hôm sau sẽ gặp ngài."
Cha Gemelli đồng ý, và sáng sớm hôm sau ngài đợi Cha Piô ở hành lang. Trong ánh sáng lờ mờ của bình minh, cha nhận ra bóng dáng Cha Piô đang lê bước đến ngài. Khi Cha Piô đến gần, cha hơi sững sờ nhìn thấy khuôn mặt hiền từ của Cha Piô mà cha tưởng rằng ngài sẽ nhăn nhó ghê gớm vì đau đớn.
"Cha Piô," Cha Gemelli vừa ôm lấy cánh tay cha vừa nói. "Tôi đến để khám nghiệm vết thương của cha." Ngài nở một nụ cười thật tươi, tỏ vẻ ân cần.
Cha Piô dừng bước. Cha cảm thấy hơi căng thẳng. "Cha có giấy phép không?"
Nụ cười của Cha Gemelli vụt tắt. "Giấy phép?"
"Phải."
Cha Gemelli quay mặt đi chỗ khác. Ngài ấp úng, "Không. Tôi..." Và ngài bỏ lửng câu nói.
Cha Piô nhìn vào đôi mắt bối rối ấy, và không nói một lời ngài tiếp tục đến nhà nguyện cử hành Thánh Lễ.
Cha Gemelli nói vói theo, "Chúng ta sẽ nói về chuyện ấy sau." Nhưng ngài rời tu viện mà không gặp Cha Piô.
Về sau, Cha Gemelli tuyên bố một cách công khai cũng như riêng tư rằng ngài đã khám nghiệm vết thương của Cha Piô và ngài thấy đó không phải là các vết thương trên da thịt như của Thánh Phanxicô. Ngài cho rằng các dấu thánh của Cha Piô đối với ngài chỉ là một đặc tính thoái hóa của các tế bào hoặc đúng hơn được gây ra bởi một sự lừa dối thực sự và chính xác. Những lời nhận xét của Cha Gemelli lọt vào tu viện.
Một thầy hỏi Cha Piô, "Cha có biết Cha Gemelli nói gì không?"
Cha Piô gật đầu, thực sự không lưu tâm. "Ai ai cũng nghiêm trọng nói với tôi điều ấy cả."
Thầy ấp úng, "Nhưng... Làm thế nào mà cha chịu được? Người ấy còn thuyết phục cả Đức Giáo Hoàng rằng các vết thương của cha chỉ là vết thương đương nhiên của một người cuồng điên."
Cha Piô nhún vai, "Họ có quyền bày tỏ ý kiến."
"Không, không," thầy lý luận. "Nó không đơn giản là vấn đề quan điểm. Người ấy viết báo làm xáo trộn đủ mọi thứ. Tại sao ngay cả các nhà dòng cũng bị tấn công. Tỉ như các cha dòng Tên người Anh. Họ cũng bị tấn công vì bênh vực cha."
Cha Piô nhìn xuống đôi bàn chân. Chỉ cần đứng lâu một vài phút thì chúng đã sưng và đau nhức.
"Cha không hiểu sự quan trọng của việc tấn công ấy," thầy kêu lên. "Cha không trả lời những điều kết án ấy sao?"
Cha Piô nhìn lên trời và lắc đầu. "Không."


THỜI KỲ KHÓ KHĂN
I
Một năm rưỡi trôi qua kể từ khi được in năm dấu thánh, và vết thương của ngài vẫn không lành. Cha Piô vẫn ở tu viện San Giovanni Rotondo. Những trận bão tuyết và gió lớn thổi vào từ Biển Adriatic và Vịnh Manfredonia không còn nữa. Cái thời tiết điều hòa của tháng Ba đã đến và những cây hạnh nhân đã ra hoa. Những bông hoa mầu hồng như điểm tô cho các thân cây còi cọt mọc rải rắc giữa các cây thông và cây tùng già nua trong khu vườn của tu viện. Cha Piô thích thơ thẩn trên con đường nhỏ hẹp có hàng tùng che bóng, nhưng đôi chân sưng húp và cơn đau mãnh liệt làm ngài chùn bước. Bởi thế ngài chỉ ngồi cạnh cửa sổ tu viện và nhìn ra cánh đồng xanh mướt ở ngọn đồi kế cận. Xa xa là chỗ tạm trú thô sơ cho các con cừu, mà thỉnh thoảng ngài thấy chúng ăn cỏ gần đó. Quang cảnh thật đẹp và yên tĩnh, và ngài vui thích những giây phút êm đềm như vậy.
Đó là một mùa xuân nhiều khó khăn và mùa hè lại càng khó khăn hơn đối với Cha Piô. Đám đông chờ đợi ngài ngày càng đông hơn để được nhìn thấy vị linh mục trẻ tuổi mang năm vết thương giống như của Chúa Kitô; và ngay cả vết thương của ngài cũng không lành. Ngài cố giữ cơn đau và sự khó chịu, nhưng có thầy trông thấy ngài nhăn nhó khi lê bước trên hành lang.
Thầy hỏi, "Hôm nay vết thương làm cha đau lắm phải không?"
Cha Piô ngước nhìn, gật đầu. "Phải. Hôm nay chân tôi sưng lớn từ cổ chân cho tới đầu gối."
Thầy lắc đầu thông cảm và ngượng ngập tìm lời an ủi.
Cha Piô trông thấy thế liền mỉm cười. Ngài kéo thầy đến gần, nói nhỏ. "Phải chi tôi đi được bằng hai tay."
Mắt thầy tròn xoe nhìn ngài và nói, "Con không hiểu làm sao cha có thể đùa như vậy được."
Cha Piô luôn cố gắng không để người khác cảm thấy buồn khổ về tình trạng của ngài, nhưng ngài không thể cản họ suy nghĩ, bàn bạc, và theo dõi.
Một hôm có vài thầy từ phòng tập hát đi ra chợt nhận thấy ngài đang ngồi đối diện với cửa sổ trong phòng tiếp khách.
Cha Piô lẩm bẩm, "Cha tha tội cho con..."
Cả bọn dừng chân. Một thầy nhỏ con, cất tiếng hỏi "Ngài nói gì vậy?"
"Sụyt." Một thầy khẽ nói. "Bộ anh muốn cha ấy nghe hả?"
"Nhưng cha ấy nói gì vậy?"
"Hình như cha đang nghe xưng tội."
"Ai xÆ°ng tá»™i?"
Một thầy nhún vai. "Làm sao mà biết được?"
Những cặp mắt như lục soát trong bóng mờ mờ của căn phòng để nhận diện.
"Không có ai ở trong phòng với Cha Piô cả!"
"Biết mà," một thầy gật đầu, nói tỉnh khô.
"Nhưng anh nói cha ấy đang nghe xưng tội mà."
"Thì vậy." Người tu sĩ trẻ tuổi lắc đầu không hiểu, bỏ đi.
Một trong các thầy ôm miệng cười khúc khích, và nó trở thành câu chuyện tiếu lâm kéo dài cả tuần, mãi cho đến ba ngày sau, có một lá thư cho biết trong ngày ấy Cha Piô có mặt ở một thành phố khác nghe một người đau nặng xưng tội.
II
Đức Giáo Hoàng Benedict XV hỗ trợ Cha Piô. Năm 1921 ngài nói với một nhóm các luật sư: "Cha Piô quả là một người ngoại hạng. Ngài là người được Thiên Chúa gửi đến để thay đổi nhân loại. Đảm nhận trách nhiệm giúp loài người nhận biết Chúa hơn. Ngài không được biết ơn một cách xứng đáng."
Nhiều người đồng ý với quan điểm này, nhưng không phải tất cả. Một trong những người ấy là một giám mục trong ban cố vấn của đức giáo hoàng.
Vị giám mục nói với đức giáo hoàng, "Đức Thánh Cha đã cung cấp tin tức thất thiệt về Cha Piô."
Nhưng đức giáo hoàng không tin như thế và yêu cầu vị giám mục hãy đến San Giovanni Rotondo để tận mắt nhìn thấy Cha Piô.
Vị giám mục không thích đến đó lắm, nhưng ngài cũng đi. Khi đến trạm xe lửa ở Foggia, ngài được hai thầy Capuchin tiếp đón. Ngài sửng sốt hỏi, "Ai nói với các con là ta đến đây?"
Họ đáp, "Cha Piô."
"Không thể tin được," vị giám mục thốt lên. "Không ai biết ta sẽ đến đây, ngoại trừ Đức Thánh Cha."
Một thầy thưa, "Chúng con chỉ biết là Cha Piô nói với chúng con ra trạm xe lửa để đón một đức giám mục, ngài sẽ đến San Giovanni Rotondo, do Đức Thánh Cha sai đến."
Vị giám mục đứng chết điếng. Ngài quơ tay, và nói, "Các con vui lòng nói với Cha Piô là ta sẽ không đến San Giovanni Rotondo nữa, và ngày mai ta sẽ về Rôma, vì nếu như cha ấy đã biết điều này thì ngài cũng đã biết tất cả những cay đắng của ta cũng như những thiệt hại mà miệng lưỡi ta đã gây ra cho ngài."
Các thầy trở về thưa lại với Cha Piô. Ngài gật đầu, không một chút ngạc nhiên. Ngài đã quen với những tranh biện nhắm đến ngài. Nhưng ngài thực sự ngạc nhiên khi sự kiện trở nên trầm trọng hơn. Một ngày kia, vị bề trên mới, Cha Ignazio da Lelsi, muốn gặp ngài.
Cha bề trên nói, "Tạm thời cha không được cử hành Thánh Lễ cho công chúng và cũng không được giải tội."
Cha Piô lắng nghe những lời ấy như cái máy chém bổ xuống người. Mắt ngài dán chặt xuống sàn nhà và sự buồn thảm lộ dần trên khuôn mặt.
Cha bề trên nhỏ nhẹ. "Xin lỗi cha." Ngài nhìn Cha Piô một cách thương hại và vỗ về cánh tay ngài. "Thực sự xin lỗi cha, nhưng tôi hy vọng bây giờ cha sẽ nhớ đến cách xử thế của cha."
Cha Piô ngước lên. "Cách xử thế?"
Cha Ignazio mỉm cười. "Vâng phục, một cách mau lẹ. Đừng... tiếp như thế nào?"
Cha Piô lập lại, "Vâng phục mau lẹ." Tiếng của ngài thật yếu ớt, "Vâng phục mau lẹ. Đừng nghĩ đến tuổi tác hay công trạng của người khác. Để thi hành được điều đó, hãy tưởng như vâng phục Chúa."
Ngài trở về căn phòng nhỏ bé của ngài và bắt đầu viết: "Chúa Giêsu muốn tôi chịu đau khổ. Ngài cần sự đau khổ ấy cho các linh hồn." Ngài nắm chặt cây bút trong tay một lúc lâu, cho đến khi cảm thấy đau đớn ngài mới giật mình buông bút xuống, vội vã kéo chiếc găng tay ra để xem vết thương có bị gì không.
Ngài bắt đầu viết một lá thư dài cho cha giải tội, cởi mở tấm lòng. Và khi ngừng bút, ngài lại cầu nguyện. Ngay khi sự nghi ngờ xâm chiếm ngài và khi cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi, trở nên con mồi của sự tuyệt vọng, ngài lại cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, đến với ngài như một luồng sáng và như một sự âu yếm thật trìu mến.
Nhưng ngài không thể thoát khỏi sự hạn chế áp đặt trên ngài. Sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict XV qua đời, Achille Ratti, Đức Giáo Hoàng Piô XI, kế vị, và không bao lâu đức giáo hoàng này phải đối phó với sự chống đối cay đắng đã âm ỉ từ lâu đối với Cha Piô, bởi thế đức giáo hoàng đã mau lẹ áp đặt những hạn chế chặt chẽ hơn nữa trên ngài. Cha Piô ngày càng cô đơn và tuyệt vọng.
III
Cha Piô gặp một người Hoa Kỳ tên Mary Pyle trong một ngày nắng ấm của tháng Mười, 1923. Cô cũng trong khoảng ba mươi tuổi, người cao và gầy, có đôi mắt xanh. Cô có khuôn mặt dễ mến và nhanh nhẹn. Ngài nhìn thấy ở nơi cô có nhiều khả năng để hoàn thành những việc tốt đẹp trong tương lai. Và ngài thấy thích thú với ý tưởng đó.
Cô sinh ngày 17 tháng Tư 1888, ở Morristown, New Jersey, với cái tên Adelia McAlpin Pyle. Cha mẹ cô là người giầu có, và ông bà ngoại của cô làm chủ khách sạn McAlpin ở New York City. Cha mẹ của Adelia là những người Tin Lành trung thành ở New England, và Adelia lớn lên trong môi trường đó; phần lớn việc giáo dục của cô là qua các thầy dạy tư, nhưng cô theo học trường Chapin và trường Masters ở Dobbs Ferry, New York.
Trong thời kỳ niên thiếu cô thường sang Âu Châu. Có một dịp cô được gặp nhà giáo dục nổi tiếng người Ý, Tiến Sĩ Maria Montessori. Sau này, Ts. Montessori sang New York và yêu cầu cô cùng đi với bà làm việc thông dịch. Lúc đó, Adelia nói thông thạo các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và Đức. Nhưng cô còn do dự.
Người anh của cô, là James, khuyến khích, "Anh nghĩ là em nên đi."
Bởi thế sau một thời gian suy nghĩ, cô đã chấp nhận vai trò đó. Cô viết thư cho mẹ của cô, cũng đang đi du lịch trong thời gian ấy. Khi thư đến tay Bà Pyle, bà đã vội vã trả lời và cho biết bà không thích cô Adelia đảm nhận công việc này, vì cô sẽ phải xa nhà thường xuyên. Nhưng lá thư của bà đến quá trễ. Adelia đã đi khỏi.
Vào năm 1918, trong một chuyến diễn thuyết của Ts. Montessori ở Barcelona, Tây Ban Nha, Adelia trở lại đạo Công Giáo. Cô chọn tên thánh là Mary, và từ lúc ấy trở đi cô được gọi là Mary Pyle.
Trong thời gian còn làm việc cho Ts. Montessori, khi ở Capri, một người bạn gái của cô, là Rina d'Ergrin, người Chính Thống Giáo Romania, rủ cô cùng đi đến San Giovanni Rotondo để gặp Cha Piô. Họ đã tham dự Thánh Lễ và xưng tội với ngài. Sau đó cả hai đều đến gặp ngài một cách riêng tư.
Cô Rina xúc động hỏi, "Chị thấy sao?"
Cô Mary mặt mày hơn hở, tuyên bố một cách sung sướng: "Ngài sẽ là vị hướng dẫn tinh thần cho tôi."
Nhưng trong thời gian ấy cô phải trở về Capri và tiếp tục làm việc thông dịch cho Ts. Montessori, và cô đã theo bà từ Capri đến Luân Đôn và đến Amsterdam. Tuy nhiên cô không còn để ý đến công việc, sau cùng cô nói với Ts. Montessori. "Sau khi được gặp Cha Piô, cháu cảm thấy bồn chồn, không còn bình an nữa. Bác biết không, cháu được bàn tay in dấu thánh của ngài chúc lành cho cháu."
Ts. Montessori kiên nhẫn lắng nghe.
Cô Mary than thở, "Có một vị thánh đang sống ở thế giới này, và cháu không được gần ngài."
Ts. Montessori mỉm cười thông cảm và cầm lấy bàn tay cô Mary. "Bác thấy có lẽ chúng ta phải đến gặp Cha Piô."
Đôi mắt cô Mary tròn xoe vì kích động. Trong nhiều ngày sau đó, cô không nói chuyện gì khác hơn, và mỗi một giây phút được tự do là cô lại đề cập đến Cha Piô và năm dấu thánh của ngài.
Trong thời gian này, chính Giáo Hội không thực sự thi hành điều gì để xoá tan sự nghi ngờ về năm dấu thánh của Cha Piô, và Giáo Hội cũng không lên án ngài. Vào năm 1923, tất cả những gì Tòa Thánh có thể công bố là dấu thánh không thể "được xác định chắc chắn là có nguồn gốc từ siêu nhiên."
Sự thận trọng đối với năm dấu thánh đã có từ thời xa xưa, khi khoa học chưa tiến bộ như ngày nay. Nhưng cả khoa học lẫn thần học đều xác nhận là các vết thương này gây ra sự đau đớn, dù có liên can đến luật tự nhiên hay siêu nhiên, và hầu như các vết thương khiến người ta không còn thèm khát thức ăn và không ngủ được. Cách này hay cách khác, họ coi đó là những vết thương thực sự, với sự mất máu thường xuyên.
Trong lịch sử Giáo Hội, chỉ có khoảng bảy mươi người được in năm dấu thánh là được xác nhận rõ ràng. Trong trường hợp phong thánh cho người được in dấu thánh, ngoại trừ trường hợp của Thánh Phanxicô Assisi, Giáo Hội thận trọng không phát biểu một cách rõ rệt rằng dấu thánh là do Thiên Chúa tạo nên, và thường thường Giáo Hội không coi đó là một dấu chứng của sự thánh thiện. Dù dấu thánh có được thành hình trong một phương cách siêu nhiên đi nữa, thì hiện tượng này vẫn không đảm bảo hay chứng tỏ sự thánh thiện. Giáo Hội chưa bao giờ nghĩ đến cơ hội để tuyên bố về những hiện tượng này, ngoại trừ Thánh Phanxicô Assisi là người mà dấu thánh của ngài được tôn kính với một ngày lễ.
Trong khi Mary Pyle bồn chồn chờ đợi ngày đến tu viện, thì mọi sự xảy ra cho Cha Piô ngày càng tệ hại hơn. Mùa thu đã tàn lụi để trở thành mùa đông tuyết giá, nhưng những tranh luận về dấu thánh của ngài vẫn sôi nổi. Vào lúc tuyết bắt đầu tan và đất bắt đầu lốm đốm xanh thì những cuộc tấn công của Cha Agostino Gemelli bắt đầu dữ dội hơn.
Một linh mục trong tu viện, người to lớn, dễ bị kích động, quăng một lá thư lên bàn của Cha Piô và nói, "Hãy coi đi!"
Cha Piô khó nhọc xoay người trên chiếc ghế. Ngài nhìn thấy đôi mắt lo âu của vị linh mục không vui này. Ngài gạt lá thư sang một bên. "Tôi đã biết có gì trong ấy. Tôi sẽ được thuyên chuyển sang một nơi hẻo lánh ở Tây Ban Nha."
Vị linh mục nói, "Như vậy chắc là cha cũng biết những điều người ta công bố về... vấn đề của cha... tu viện này chắc sẽ phải đóng cửa hoặc bán vé cho những người hiếu kỳ. Cha có biết bao nhiêu chiếc xe 'bus' đến đây ngày hôm nay không? Cha có biết cái hàng người trước cửa nhà thờ này dài cỡ nào không? Họ đến từ khắp nơi trên thế giới, từ Âu Châu, Mỹ Châu, đủ mọi nơi."
Cha Piô giấu sự đau khổ trong ánh mắt. Ngài tì nhẹ tay lên bàn và lắc đầu. "Tôi xin lỗi là vì... vấn đề của tôi trở thành vấn đề của cha. Nhưng tôi đâu có chọc thủng bàn tay và cạnh sườn của tôi đâu."
Vị linh mục lau mồ hôi trán. Ngài thở mạnh và cầm lấy lá thư. "Chính tôi là người phải xin lỗi. Dĩ nhiên, đó không phải lỗi của cha. Cha đã đau khổ đủ. Xin cha tha lỗi cho tôi."
Cha Piô gãi hàm râu cằm và nở một nụ cười. "Đâu có gì để tha lỗi."
Một đệ tử sinh thò đầu vào. "Xin lỗi các cha," thầy nói như hụt hơi, "có rắc rối ở San Giovanni Rotondo."
Cha Piô gượng đứng dậy, ngài nhăn mặt. "Rắc rối? Con muốn nói gì?"
"Thưa cha, họ biết cha bị thuyên chuyển sang Tây Ban Nha."
"Nhưng đó chỉ là tiếng đồn, người ta chỉ suy đoán vậy thôi."
"Thưa cha, con biết là như vậy. Nhưng dân chúng không muốn đợi kết quả. Họ đã võ trang để bảo vệ cha."
Vị linh mục khiếp sợ lẩm bẩm, "Đừng." Ngài nắm lấy tay Cha Piô. "Bây giờ chúng ta phải làm gì?"
Cha Piô cẩn thận suy nghĩ, và nói, "Bất cứ gì cần thiết để ngăn chặn sự đau khổ và thất vọng xảy ra cho dân chúng. Tôi biết họ có ý tốt, nhưng phải ngăn cản họ."
Vị linh mục nói, "Tôi đồng ý."
Bên ngoài tu viện, ông quận cùng với cảnh sát vội vã tiến đến đám đông. Ông nài nỉ, "Xin quý vị làm ơn trở về nhà." Nhưng tiếng nói của ông chìm lỉm trong những tiếng la ó phẫn nộ.
Dân chúng la lên, "Gửi cha sang Tây Ban Nha hả! Hãy bước qua xác chết của chúng tôi! Ngài là một vị thánh; ngài là vinh dự của quê hương chúng tôi!"
Ông quận quan sát tình hình. Dân chúng đã cắt cử người võ trang đứng gác ở các cửa tu viện, dọc theo khu vườn và cả đằng sau nhà thờ.
Một cảnh sát nói với ông quận. "Dân chúng nói nếu gởi Cha Piô sang quốc gia khác là cho rằng họ không tin ở ngài."
Trong ba ngày ba đêm, dân chúng ngày càng đông hơn đứng chật sân trong sân ngoài, bãi đậu xe, và cả khu vườn của tu viện. Ông quận ngần ngừ và sau cùng ra lệnh cho cảnh sát giải tán.
Cha Piô vẫn ở bên trong tu viện. Ngài không biết làm gì hơn là thi hành bổn phận hàng ngày. Nhưng ngay cả bên trong tu viện, sự khốn khó vẫn xảy ra. Có một lần ngài đang cử hành Thánh Lễ, một nông dân râu ria tua tủa hấp tấp tiến đến ngài, ông rút trong người ra một khẩu súng và kê vào thái dương của Cha Piô.
Ông nói một cách giận dữ, "Nếu cha bỏ San Giovanni, cha sẽ nằm trong cái quan tài."
Cha Piô nín thở và nhìn trừng trừng vào đôi mắt giận dữ của ông. Ngài tiếp tục cử hành Thánh Lễ một cách thận trọng và từ tốn. Ngay lúc đó hai thầy xuất hiện sau người nông dân này. Họ tước khẩu súng của ông và giải ông ra ngoài. Người nông dân thất vọng đã biến dạng sau cánh cửa nhưng mắt Cha Piô vẫn còn thẫn thờ nhìn theo. Sâu trong tâm hồn, ngài biết mạng sống của ngài đang ở trong tay Thiên Chúa, nhưng mọi sự dường như đã ra khỏi tầm tay. Ngài cảm thấy sự bơ vơ khủng khiếp từ từ vây bủa ngài.
Ngày hôm sau, Cha Piô viết thư cho ông Francesco Morcaldi, thị trưởng của thành phố San Giovanni Rotondo:
"Những sự việc xảy ra gần đây đã làm tôi thật cảm động và khiến tôi thực lưu tâm, vì nó khiến tôi lo sợ rằng tôi sẽ trở thành nguyên do cho những hành động tang tóc xảy ra cho thành phố thân yêu của tôi.
"Tôi cầu xin Thiên Chúa để Ngài cất đi những mất mát đó và hãy để cái chết xảy ra cho tôi. Nhưng tôi được cho biết là phải thuyên chuyển. Tôi cầu xin để tuân phục bằng mọi giá, vì ý Chúa và ý của bề trên là điều tôi phải vâng lời không ngừng.
"Tôi sẽ luôn nhớ đến những người dân quảng đại trong lời cầu nguyện đơn sơ và chuyên cần của tôi, để cầu xin sự bình an và thịnh vượng cho họ, và như một dấu chỉ của ước nguyện cuối cùng, vì không thể làm gì khác hơn, tôi ước ao rằng nếu bề trên của tôi không phản đối, xương của tôi sẽ được chôn cất ở một góc yên tĩnh của phần đất này.
"Tôi trân trọng nói những lời ấy trong Thiên Chúa yêu dấu của tôi."
Cha Piô Pietrelcina.
Tòa Thánh đã gửi vài người đến để ghi nhận thái độ và hành động của Cha Piô. Vị đầu tiên xuất hiện ở tu viện là Đức Ông Benevenuto Cerretti.
Đức ông nói với Đức Giáo Hoàng Benedicto XV về Cha Piô rằng, "Ngài là người của Thiên Chúa."
Trong khi ở Rôma, Signor DeBono, tổng trưởng nội vụ, đến gặp Đức Hồng Y Merry del Val, Ngoại Trưởng Vatican, và xin đức hồng y ngưng thuyên chuyển Cha Piô khỏi thành phố San Giovanni Rotondo.
Sau cùng mọi sự được giải quyết. Khi Cha Piô nghe tin như thế, ngài đã vội vã tiến đến cánh cửa sổ nhà thờ, chúc lành cho dân chúng đang tụ họp ở đó và với nụ cười thật tươi, ngài tuyên bố với họ: "Tôi không phải đi đâu cả! Tôi sẽ ở lại đây!"
Dân chúng hoan hô vang dậy, và một vài người bắt đầu gom góp vũ khí sửa soạn ra về. Nhưng để biết chắc rằng không còn một âm mưu nào nhằm đưa Cha Piô ra khỏi thành phố, họ vẫn thường xuyên sai phái một vài người tới canh chừng. Một tuần lễ trôi qua chứng tỏ rằng Cha Piô thực sự ở lại San Giovanni Rotondo trong nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn. Dân chúng đã chiến thắng, và vấn đề được chìm vào quên lãng. Cha Piô cũng cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng ngài ở trong tu viện, chỉ đi ra ngoài trong những dịp họa hiếm để thăm người hấp hối và để bầu cử.
Tuy nhiên, số tín hữu vây quanh ngài ngày càng gia tăng, và các vị có thẩm quyền trong giáo hội sợ rằng sự nhiệt tình đạo đức sẽ trở thành sự cuồng tín. Do đó vào ngày 24 tháng Bảy 1924, Tòa Thánh đã bày tỏ lập trường chính thức, và tuyên bố rằng họ không chắc chắn về nguồn gốc siêu nhiên của năm dấu thánh của Cha Piô, bởi đó yêu cầu giáo dân đừng đến thăm ngài nữa.
Khi cô Mary Pyle trở lại tu viện thì lúc ấy nhiều khó khăn vẫn còn bao phủ Cha Piô.
Cô nói với ngài, "Con muốn ở gần tu viện, gần với cha."
Cha Piô lắng nghe và mặc dù cô không nói cho cha biết về việc mẹ cô không cho phép làm việc với Ts. Montessori, cha nói với cô rằng, "Hãy vâng lời người mẹ."
Sự can đảm của cô Mary như được tăng cường, cô tuyên bố với Ts. Montessori cũng đang có mặt ở đó, "Con sẽ ở lại San Giovanni Rotondo." Và cô nhìn đến bà như chờ đợi sự cho phép.
Bà mỉm cười trả lời, "Tôi còn nói gì được nữa?"
Cô Mary ôm lấy cánh tay bà và hôn bà. "Cám ơn bác. Bác thật tốt với cháu."
Ts. Montessori không nói gì cả, cho đến khi bà gặp riêng cô Mary. Bà nhắc nhở "Bác đã thuê cháu làm việc trong mười năm."
"Phải, đó là những năm tuyệt vời."
"Nếu cháu không bị ảnh hưởng bởi Cha Piô thì cũng còn vài năm nữa."
Đôi mắt linh động của cô Mary bỗng sa sầm lại, và cô thấy gương mặt của Ts. Montessori lộ vẻ khó chịu. "Cháu xin lỗi bác. Bác phải tin cháu. Cháu phải ở đây, và đó là quyết định của cháu. Chắc chắn với bác là Cha Piô không làm gì để xúi giục cháu bỏ bác cả."
Ts. Montessori thở dài. Bà chịu thua vì biết rằng không thể thay đổi quyết định của cô Mary. Với nụ cười gượng gạo, bà nói, "Bác cầu chúc cháu được mọi sự tốt đẹp. Bất cứ khi nào cần, hãy cho bác biết."
Sau khi ở lại San Giovanni Rontondo, việc đầu tiên là cô Mary mua một miếng đất ở chân đồi gần tu viện. Ở đó cô cho xây một biệt thự mầu hồng, theo kiểu dòng Phanxicô, giữa những cây hạnh nhân và bắt đầu cuộc sống theo sự hướng dẫn tinh thần của Cha Piô.
Không thoả mãn với ý tưởng là một Kitô Hữu bình thường, cô muốn đạt được những nhân đức cao hơn, và cô hỏi Cha Piô có nên gia nhập dòng Phanxicô chăng.
Ngài nói, "Tu viện không thích hợp cho con. Hãy gia nhập dòng Ba Phanxicô."
Vào ngày 6 tháng Chín 1925, Cha Piô đã mặc áo dòng Phanxicô cho cô.
Cô tuyên bố, "Tôi chấp nhận áo dòng Capuchin không có mũ trùm đầu, và tôi sẽ cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài."
Sau khi chấp nhận những quy tắc của cuộc sống này, cô đã bán tất cả nữ trang quý giá và tặng cho hội từ thiện của Cha Piô. Cô viết thư cho Ts. Montessori, là người đang giữ số nữ trang ấy, và yêu cầu bà gửi cho cô. Tuy nhiên, Ts. Montessori vì thấy giá trị quá lớn của số nữ trang và sợ bị mất qua đường bưu điện, nên bà đã đưa cho vị đại diện của dòng Capuchin ở Rôma.
Họ nói với bà, "Chúng tôi không thể tin rằng tất cả số nữ trang này là vì lòng mến mộ Cha Piô. Chúng tôi không thể nhận." Sau vài lần nài nỉ, sau cùng nhà dòng đã chấp nhận.
Dân làng ở San Giovanni Rotondo bắt đầu gọi cô là "cô Mary người Mỹ," vì cô không từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Chẳng bao lâu cô bắt đầu nổi tiếng. Khi người nghèo đến gặp Cha Piô và không có chỗ trọ, cô cho họ ở. Cô rộng lượng cung cấp tài chánh cho những người trẻ để theo đuổi ơn gọi tu trì, và giúp đỡ các vợ chồng trẻ gầy dựng sự nghiệp. Hữu xạ tự nhiên hương, và cô cũng nổi tiếng như Cha Piô.
Một ngày kia, có linh mục nói với Cha Piô, "Cô ấy thật phi thường phải không?"
Ngài gật đầu bâng khuâng. "Thế giới này tốt đẹp hơn nhờ có cô ấy."
Cô Mary còn là một nhạc sĩ tài ba. Ngoài sự giúp đỡ người nghèo, cô thành lập Ban Thánh Ca cho nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn, và cô chơi đàn phong cầm trong các Thánh Lễ hàng ngày và các buổi chầu Thánh Thể vào buổi chiều. Cô còn hướng dẫn các tổ chức Dòng Ba Phanxicô.
Cô luôn mở rộng cửa tiếp đón mọi người, thuộc đủ mọi thành phần đến từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những tài tử sân khấu ở Âu Châu và Mỹ Châu. Cô còn giữ cả một cuốn sách lưu bút thật lớn mà các người khách đến thăm đã ghi lại. Trong những chữ ký ấy có cả tên tuổi của các tài tử điện ảnh Hoa Kỳ tỉ như Loretta Young và Ramon Navarro.
Nhưng trong thời kỳ Cha Piô bị giam lỏng vì trường hợp của ngài đang được Giáo Hội điều tra, thì dân làng, vì không được tiếp xúc với ngài, đã đổ lỗi cho cô Mary là đầu mối mọi sự khó khăn.
Họ nhấn mạnh rằng, "Vì cô ấy kể những phép lạ và nói về sức mạnh siêu nhiên của cha cho các ký giả nghe, và rồi mấy ông này làm cho to chuyện." Và họ nghĩ, đó là lý do mà Cha Piô bị điều tra.
Bởi thế, trong một thời gian, dân làng đã tẩy chay cô. Không ai nói chuyện với cô ở ngoài đường. Trong nhiều ngày tháng, cô không thể đi đây đó mà không có những con mắt dòm ngó. Cô bị đau khổ dữ dội, không chỉ vì bị tẩy chay mà còn bị ngăn cản không được xưng tội với Cha Piô. Ngay cả khi cô tham dự Thánh Lễ hàng ngày và khi lên chịu lễ, dân làng cũng xa lánh chỉ để một mình cô quỳ ở cung thánh rước lễ. Nhiều lần, nhất là các bà đã đốt nến cầu nguyện cho kẻ chết ngay trước mặt cô.
Về sau, cô viết thư cho người bạn: "Ngay khi con mèo trắng của tôi có được bầy con xinh xắn, tôi rất muốn chia sẻ tin này cho giáo hữu trong nhà thờ, nhưng ai ai cũng không muốn nghe."
Cô Mary cầu nguyện liên lỉ và mãnh liệt để Cha Piô không còn bị hạn chế nữa. Có ngày cô đi bộ hai mươi lăm dặm, vừa đi vừa về từ đền Thánh Micae ở Monte Santangelo để cầu nguyện.
Khi việc cấm cản được bãi bỏ, cô đã cùng ăn mừng với dân làng. Dần dà, họ bắt đầu mỉm cười thiện cảm với cô. Sau cùng, cái băng giá đã tan loãng và cô biết mình đã được chấp nhận, khi một nhóm người ở Pietrelcina liên lạc với cô và xin cô xây một tu viện ở thành phố Pietrelcina nhỏ bé của họ cho các cha bề trên dòng Capuchin. Cô thấy đó là một ý tưởng tốt, nhưng cô cần biết ý kiến của Cha Piô.
Ngày hôm sau, cô hỏi Cha Piô, "Con có được phép xây cất một tu viện ở Pietrelcina không?"
Ngài khoanh tay trước ngực và làm bộ nghiêm trọng, "Được. Hãy mau chóng thực hiện, và dâng kính tu viện ấy cho Thánh Gia."
Và rồi cả hai phá lên cười, vui sướng.
IV
Bs. Giorgio Festa quá mệt mỏi và ông muốn lấy một thời gian để nghỉ ngơi và đến thăm Cha Piô. Vì các giới thẩm quyền của giáo hội cấm không cho khám nghiệm các vết thương thêm nữa, nên đó chỉ là một cuộc thăm viếng xã giao.
Cha Piô hơi nhăn nhó khi ngài mở cửa và nhận ra khuôn mặt quen thuộc. "Tôi vui mừng được gặp lại ông."
Bs. Giorgio Festa cười đáp lễ và thân mật nắm tay Cha Piô. "Cha khoẻ không?"
Cha Piô khoanh tay trước ngực và làm bộ nghiêm trọng. "Không biết tôi có nên trả lời câu hỏi đó không."
Bs. Giorgio Festa cười thành tiếng. "Đó chỉ là câu hỏi riêng tư thôi. Tôi biết là nhà dòng cấm không được khám xét gì thêm."
"Nói thật cho ông biết, gần đây tôi không được khoẻ."
"Tôi không ngạc nhiên lắm."
"Không, không. Không phải là những vết thương hay những lộn xộn với dân làng. Tôi bị đau bụng khá lâu."
Bs. Festa ngưng cười. "Tốt hơn cha để tôi khám nghiệm xem sao."
Ông chỉ vào chiếc giường và ra hiệu cho Cha Piô nằm xuống. Không cần phải xem xét lâu, ông nhận ra ngài bị sa ruột ở vùng háng bên phải. Và khi phát hiện bị viêm màng bụng, ông quyết định phải chữa trị cấp kỳ. Ông ngồi xuống cạnh giường và nhìn vào khuôn mặt lo lắng của Cha Piô. "Hy vọng cha đừng quá lo âu, nhưng cha bị sa ruột và bị sưng. Trong trường hợp này tôi khuyên cha nên giải phẫu ngay lập tức."
Cha Piô ngồi dậy. "Chắc ông biết là tôi vẫn bị giới hạn và chỉ được lẩn quẩn trong tu viện."
Bs. Festa gật đầu. "Phải, nhưng tôi không thấy có gì trở ngại cả. Tôi có thể giải phẫu cho cha ngay tại đây."
Cha Piô mỉm cười và nói đùa. "Tôi không nghĩ là ông tài giỏi như vậy."
Sau khi cử hành Thánh Lễ thường lệ, và nghe xưng tội, Cha Piô trở về phòng và đợi Bs. Festa đến.
Bs. Festa giới thiệu, "Tôi mang theo vài người bạn. Bs. Angelo Merla, Thị Trưởng của San Giovanni Rotondo, và Bs. Leandro Giuva. Và tôi thấy có một phòng mới quét vôi sạch sẽ để làm phòng giải phẫu. Chúng tôi đã sẵn sàng, còn cha thì sao?"
"Tôi cũng sẵn sàng," Cha Piô trả lời, "nhưng chúng ta phải biết nhau đã. Tôi không muốn đánh thuốc mê."
Bs. Festa lắc đầu. "Điều đó không thể được. Cuộc giải phẫu sẽ lâu và bất cứ cử động nào cũng sẽ nguy hiểm."
Cha Piô nài nỉ, "Đừng sợ. Khi cuộc giải phẫu chấm dứt, các ông sẽ thấy tôi giống y như lúc mới bắt đầu." Cha chuẩn bị đi theo các bác sĩ, và lên tiếng hỏi, "Có thể nào khi tôi hôn mê thì các ông xem xét vết thương của tôi không?"
"Tại sao không?" một bác sĩ vừa nói vừa cười.
Cha Piô nắm tay ông ta và nhăn mặt khó chịu. "Vì tôi bị cha bề trên cấm, và tôi buộc phải vâng lời. Do đó, tôi từ chối không chịu đánh thuốc mê."
Bs. Festa gật đầu không nói gì thêm. Tất cả đi vào phòng và Cha Piô cởi chiếc áo dòng mầu nâu ra để khoác vào người chiếc áo choàng trắng, và ngồi ở cạnh bàn.
Một bác sĩ nói, "Đây. Nếu cha không chịu đánh thuốc mê thì phải uống rượu Benedictine này."
Cha Piô uống thử một ngụm nhỏ và ngài nhắm mắt, nhăn mặt.
"Cha uống thêm chút nữa," vị bác sĩ thúc giục.
Cha Piô lắc đầu quầy quậy và trả lại chai rượu. "Không được đâu. Trong bụng tôi, cha Benedict và cha Capuchin đang đánh nhau."
Cuộc giải phẫu kéo dài gần hai giờ đồng hồ. Và khi bắt đầu Cha Piô cảm thấy đau đớn khủng khiếp đến nỗi ngài phải thốt lên những tiếng rên rỉ. Khuôn mặt ngài càng méo mó hơn khi cơn đau càng dữ dội, và rồi ngài bắt đầu cầu nguyện. Sau cùng, hai giọt nước mắt to tròn lăn dài trên má và tan biến vào bộ râu.
Ngài lẩm bẩm, "Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho con, nếu con không chịu nổi sự đau đớn mà con phải chịu."
Khi các bác sĩ khâu chín mũi ở vết mổ, Cha Piô quay sang Bs. Leandro Giuva, và nói: "Ông Leandro, nếu ông muốn thế chỗ của tôi thì cứ tự nhiên. Cái bàn giải phẫu còn ấm lắm."
Khuôn mặt của Bs. Giuva đỏ rần. Chính ông cũng bị sa ruột và cần phải giải phẫu, nhưng ông giấu không cho ai biết.
Sau khi được khiêng vào phòng, Cha Piô đã bất tỉnh trong vài giờ đồng hồ. Bs. Festa đã lợi dụng cơ hội này để khám xét các vết thương. Ông tự hỏi không biết các vết thương có thay đổi gì chăng. Và ông đã kinh ngạc khi thấy các vết thương vẫn y như lần ông khám nghiệm đầu tiên vào năm 1919. Không có dấu hiệu bị thối rữa, hay sự thay đổi của các tế bào, và cũng không có mùi hôi.
Vì vết thương ở cạnh sườn không được che đậy trong khi giải phẫu nên Bs. Festa cũng đã xem xét, và ông nhận thấy có một vùng ánh sáng rất nhỏ, nhưng nhận thấy được, tỏa ra chung quanh vết thương dưới hình dạng thập giá. Về sau, Bs. Merla và Bs. Giuva đồng ý báo cáo với nhà dòng về điều này. Trong bản phúc trình đầu tiên cho các cha bề trên, Cha Piô nói rằng vết thương cạnh sườn chảy máu nhiều hơn từ thứ Năm cho đến thứ Bảy. Tuy nhiên, vết thương này vẫn rỉ máu hàng ngày như các vết thương khác.
Bốn ngày sau khi Bs. Merla cắt chỉ ở chỗ giải phẫu thì Cha Piô đã khoẻ mạnh đủ để sinh hoạt bình thường.
Bs. Merla nói, "Chỗ giải phẫu đã lành lặn hoàn toàn."
Bs. Festa gật đầu, "Và điều đó đánh đổ các giả thuyết cho rằng các vết thương kia không lành lặn là vì ngài bị bệnh máu không đông (hemophiliac)."
Trừ khi được Giáo Hội cho phép, Cha Piô không bao giờ bàn luận thêm về các vết thương đó.
Một bác sĩ tò mò hỏi: "Những vết thương ấy có đau không cha?"
Ngài cười lớn. "Ông nghĩ là Chúa ban những dấu ấy cho tôi chỉ để trang sức chăng?"
Vị bác sĩ với đôi kính dầy cộm, nghe trộm cuộc đối thoại. "Cha Piô này, một cách thành thật hỏi cha, các vết thương ấy đau như thế nào?"
"Cũng giống như ông lấy đinh, đóng vào tay, và cầm cây đinh mà xoáy." Vị bác sĩ nghe thế há hốc miệng.
Bs. Festa hỏi, "Có đúng là vết thương cạnh sườn luôn luôn mở, phải không cha?"
Cha Piô nhún vai và nói, "Đó là chuyện nhỏ, so với sự thống khổ của Đức Kitô." Ngài cố thay đổi đề tài.
Bs. Festa vẫn bám sát. "Có phải cha đau đớn nhiều khi cử hành Thánh Lễ và trong thời gian Tuần Thánh?"
Cha Piô gật đầu, "Phải," và ngài quay bước bỏ đi.
Các bác sĩ khác nhìn Bs. Festa. "Hình như ngài giận vì bị đau đớn?"
Bs. Festa lắc đầu. "Không, ngài không muốn lúc nào cũng bị chất vấn về điều ấy. Và tôi chẳng trách gì ngài."
Một bác sĩ nói, "Ngài là người tốt. Vợ tôi nói ngài là một vị thánh."
Bs. Festa mỉm cười. "Hàng triệu người khác cũng nói như vậy."
Hàng triệu người thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội tin tưởng ở Cha Piô đều cảm thấy rằng các dấu thánh của ngài là kết quả của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, kết quả của sự chiêm niệm một cách sốt sắng và yêu quý sự đau khổ và sự chết của Đức Kitô. Do đó người ta đến với ngài để trút những gánh nặng và đau khổ, và ngài đem cho họ sự hy vọng và can đảm. Với những tín hữu và những người đã nhận được ơn ích từ ngài, thì các dấu thánh không là vấn đề gì cả. Một khi họ coi Cha Piô là vị thánh sống thì các dấu thánh ấy phải mang một ý nghĩa bí ẩn.
Tuy nhiên, không phải ai ai cũng có thể dễ dàng chấp nhận các dấu thánh ấy. Bs. Riccardo Valente của San Giovanni Rotondo, là một người Cộng Sản và đặc biệt chống đối các linh mục, nhất là Cha Piô. Khi ông bị bệnh nặng, ông đã làm chấn động cả thành phố khi cương quyết rằng ông chỉ xưng tội với Cha Piô.
Đó là một buổi tối mùa đông 1925, trời đang xuống tuyết khi có người đến tu viện và nói với Cha Piô rằng ông Valente đang hấp hối.
Cha Piô đứng ở ngưỡng cửa, kéo chiếc mũ trùm đầu để tránh gió lạnh và tuyết hắt vào mặt. "Con có chắc là ông ấy muốn gặp cha không?"
"Thưa cha có. Cha đến được không? Từ đây đến nhà ông ấy khoảng 2 dặm, và xin lỗi cha, con không có phương tiện di chuyển. Chúng ta phải đi bộ."
Cha Piô vào lấy chiếc áo khoác và lê bước trong đêm tối. Cái lạnh đã làm tê cóng mặt và chân của ngài, cũng như tấn công các vết thương. Mặt đất trắng xoá, chỉ có một vài cây tùng to lớn xanh đen, nổi bật trên nền trời xám. Khi đến nhà ông Valente thì hơi thở của Cha Piô như đứt đoạn và cái lạnh đã buốt tới xương. Ngài đã giải tội, xức dầu và ban phép lành cho ông. Khi ra về, ngài biết ông sẽ được bình phục--cả tinh thần lẫn thể xác. Ngài cảm thấy vui mừng, nhưng con đường trở về nhà vừa dài, vừa khó nhọc đã làm ngài kiệt sức. Khi lết được đến giường thì ngài ngã quỵ, cố kéo được cái chăn lên đến cổ, mắt nhắm nghiền lại và cơ thể run lên bần bật trong gần một giờ đồng hồ.
Khi ngài hồi tỉnh lại, lúc ấy trời đã khuya. ...

(Còn tiếp)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.04.2012    Tiêu đề: (Tiếp theo) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Khi ngài hồi tỉnh lại, lúc ấy trời đã khuya. Đèn trong phòng thì tắt, nhưng cánh cửa phòng không đóng nên ánh sáng từ hành lang rọi vào, tạo thành một vệt sáng dọc theo chiếc giường. Bỗng dưng ngài nhận ra như có ai đang cúi nhìn ngài. Cha Piô vội xoay đầu liếc nhìn và gượng ngồi dậy.
"Đừng cử động," tiếng của một người phụ nữ cất lên thật dịu dàng. Bà đặt tay lên vai ngài và ấn ngài nằm xuống. "Hãy nằm nghỉ đi. Cha vừa mới đi bộ trong giá lạnh, cần phải giữ người cho ấm."
"Cô là ai?" Ngài lên tiếng hỏi. "Cô làm gì trong căn phòng tôi vào giờ này?"
"Tôi thấy cha đi bộ trở về nhà dòng thật mệt mỏi trong cái giá lạnh. Tôi lo lắng cho cha, và theo cha vào đây để biết chắc rằng cha vẫn mạnh khoẻ."
Ngài nhận thấy người phụ nữ chỉ khoảng hai mươi tuổi với mái tóc đen dài phủ cả bờ vai, đôi mắt to đen và miệng nở nụ cười. Bà mặc chiếc áo dài đỏ vừa sát với thân mình. Bà ngồi ở cạnh giường và rồi cúi xuống tì đôi môi đỏ thắm vào một bên thân thể của ngài. Cha Piô cố nhích người sang một bên, nhưng cánh tay phải của bà choàng qua vai của ngài và kéo cha sát lại. Bà dùng bàn tay trái vuốt ve vầng trán của cha và những ngón tay lùa vào mái tóc ngắn ngủn của ngài.
Cha Piô gượng dậy và gạt bàn tay của bà sang một bên. Nhưng dường như tay của ngài chụp vào không khí. "Ma quỷ sai cô đến đây phải không?" ngài thở mạnh, bắt đầu hoảng hốt. "Hãy ra khỏi đây. Đừng chạm đến tôi."
Bà dỗ dành, "Tôi trông có giống ma quỷ không?" Bà dùng bàn tay vuốt ve thân thể của bà từ hông lên đến ngực.
Cha Piô thốt lên, "Lạy Chúa, xin xua đuổi ma quỷ đang cám dỗ con! Xin tẩy rửa tâm hồn con!" Những bàn tay bí ẩn đó giờ đây đang xoa nắn đôi vai và cổ của ngài.
Ngài kêu lớn hết sức, "Lạy Chúa, xin cứu con."
"Cái gì vậy?" có tiếng nói phát ra từ hành lang, và người phụ tá của ngài vội vàng chạy đến.
Ngay lúc ấy bóng người phụ nữ trẻ đẹp cũng tan biến.
Những giọt nước mắt tuôn trào, và tiếng nức nở thoát ra từ cổ họng của Cha Piô.
"Cái gì vậy?" người phụ tá lập lại câu hỏi.
Cha Piô lắc đầu và rên rỉ. "Tôi không biết. Nếu tôi không kêu cầu đến Chúa Giêsu thì không biết sẽ xảy ra những gì nữa."
Ngài khóc thật lâu cho đến khi toàn thân rã rời.
V
Sự đau khổ ảnh hưởng sâu đậm đến Cha Piô. Từ lâu, ngài đã từng nói là tại San Giovanni Rotondo cần có một nhà thương. Và như kết quả của lời kêu gọi những người mến mộ ngài, vào mùa đông 1925, các phòng ốc của một nhà dòng cũ được biến cải thành một nhà thương nhỏ mang tên Thánh Phanxicô. Hai dẫy nhà gồm hai mươi giường và sự chữa trị hoàn toàn miễn phí. Bs. Angelo Merla là giám đốc trung tâm, và một bác sĩ nổi tiếng là Bs. Bucci ở Foggia là bác sĩ trưởng.
Cha Piô vui mừng khôn tả. Ngài luôn đề cập đến điều ấy. Ngài nói với một thầy, "Tôi biết bây giờ nhà thương còn nhỏ. Nhưng đó là bước khởi đầu."
Những ngày tháng êm đẹp dần trôi qua nhưng chỉ được một thời gian, đúng như một thầy dòng đã tiên đoán. Vào một chiều tối, thầy gặp Cha Piô ở hành lang.
Thầy nói, "Con đã nói với cha là không được bao lâu mà."
Cha Piô quay người lại khi nghe tiếng nói hơi the thé. Ngài cười với thầy, một người có gương mặt con nít với chòm râu lưa thưa dưới cằm. Cha Piô hỏi, "Râu của con như thế nào?"
"Thưa cha cái gì? Ồ, tệ quá, thưa cha. Có người nói với con rằng có lẽ con có trở ngại với mấy cái tuyến bài tiết."
Cha Piô vỗ vai an ủi thầy. "Mấy người ấy chọc ghẹo con đó thôi. Con để râu chưa được lâu phải không?"
Thầy xoa cằm. "Đã được một năm rồi cha ạ."
Cha Piô gật đầu. "Vậy sao." Và ngài tránh không đề cập gì thêm.
Thầy đột ngột hỏi, "Cha có nghe gì về những cuốn sách đó không?"
"Sách gì?"
"Dạ. Họ cấm những cuốn sách của cha... Con muốn nói những cuốn sách viết về cha." Cha Piô hơi ngạc nhiên. "Tại sao?"
"Các tác giả không được phép của giáo quyền, nên giáo hội cấm."
"Thì ra thế."
"Cha không thấy khó chịu sao?"
"Cha đâu bao giờ thắc mắc gì về Giáo Hội."
Thầy hơi do dự. "Con nghĩ cha rất bực mình."
Cha Piô mỉm cười. "Thì con thấy đó. Cha đâu có gì đâu." Ngài xin lỗi thầy và đi về phòng.
Lại một thời gian nữa trôi qua mà không có những tai họa. Cha Piô đã hiểu được cơ thể của mình. Bây giờ ngài biết có thể đi đứng được bao lâu mà các vết thương không hành hạ. Từ lâu ngài đã rút ra khỏi những cuộc tranh luận, và chỉ nghĩ đến cách đối phó với số người đến thăm ngài và xưng tội với ngài.
Đó là một ngày ấm áp trong tháng Chín khi Bs. Festa trở lại gặp Cha Piô một năm sau. Lần này ông đến để cắt một cái bướu nhỏ, chỉ lớn hơn trứng chim, nằm trong vùng ngực.
Ông hỏi Cha Piô: "Lần này sẽ dùng cái gì, thuốc mê hay rượu Benedictine?"
Cha Piô mỉm cười. "Dĩ nhiên là rượu Benedictine."
Bs. Festa lắc đầu. Ông thực sự không muốn chấp thuận, nhưng, với sự trợ giúp của Bs. Merla, một lần nữa ông đã giải phẫu mà không dùng đến thuốc mê. Bảy ngày sau ông đến cắt chỉ, và trong quãng thời gian ấy, Cha Piô không quên sót bổn phận một ngày nào.
Khi chỉ có hai người với nhau, Bs. Festa nói với Bs. Merla, "Không có gì thay đổi cả."
Bs. Merla hỏi lại, "Ở các vết thương? Thì tôi đã biết là ngay cả các cuộc tranh luận về các vết thương cũng không thay đổi gì."
Bs. Festa tháo cặp kính ra lau. "Không, tôi nghĩ là anh đúng. Bs. Bignami nhất quyết cho rằng các vết thương chỉ là mớ tế bào chết được che đậy với thuốc khử trùng 'iodine'; còn Bs. Romanelli lại thấy một vết thương sâu ở ngực của ngài; và tôi thì thấy hai vết thương ngoài da. Chắc là anh hiểu rồi. Chẳng có sự phân tích nào đúng cả."
Bs. Merla gãi đầu. "Đối với chúng mình thì đúng như vậy. Đối với người tín hữu mến mộ ngài thì những vết thương là cuộc đối thoại bí ẩn giữa con người và Thiên Chúa, và sự biểu lộ của các vết thương ấy tùy theo đức tin của người quan sát."
Bs. Festa nói, "Đức tin thì không có ranh giới và không cần giải thích. Điều đó nhắc tôi nhớ lại câu chuyện của một người có vai vế trong xã hội, Bà Luisa Vairo. Anh có biết chuyện đó không?" Bs. Merla lắc đầu.
Vừa đeo lại cặp kính, Bs. Festa kể, "Khi bà đến xưng tội với Cha Piô và ngài cho bà thấy tất cả những tội lỗi của bà như thể ngài đọc trên tờ giấy... ngoại trừ một tội. Và ngài không ban phép xá giải cho bà, nên bà do dự không biết có nên tiết lộ cái tội ấy không. Sau cùng, bà xưng ra, và ngài nói đó là điều ngài đang chờ đợi, và ngài đã ban phép xá giải cho bà."
Bs. Merla mỉm cười gật đầu. "Quả thật có những câu chuyện rất thú vị."
Bs. Festa đồng ý. "Còn một câu chuyện này. Ông Frederick Abresch, một nhiếp ảnh gia ở San Giovanni Rotondo, là người trở lại đạo Công Giáo, nhưng ông không tin chính Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Hòa Giải. Ông chỉ chấp nhận điều đó là có ích về phương diện tâm lý. Dường như Cha Piô nói cho ông ấy biết là ông có tội rước lễ phạm sự thánh, và ông phải cố nhớ đến lần xưng tội sau cùng mà ông thành thật nhất. Ông chịu thua, không nhớ nổi. Sau cùng, Cha Piô nói cho ông ấy biết đó là lần xưng tội sau khi ông làm đám cưới. Sau đó, ông đã thật lòng thống hối và được tha tội. Về sau, vợ ông được cho biết là phải cắt bỏ một cái bướu nếu muốn có con. Tuy nhiên, Cha Piô lại khuyên là đừng nên giải phẫu và ngài tiên đoán họ sẽ có đứa con trai. Hai năm sau, khi bà đang mang thai, một buổi sáng kia bà thức giấc và thấy Cha Piô đứng ở cuối giường, tay ẵm một đứa bé. Hình như ngài hỏi bà, 'Sao, bây giờ con có tin không?' Rồi ngài biến đi, và lạ lùng chưa, họ có đứa con trai... Dĩ nhiên, họ đặt tên con là Piô."
Bs. Merla giơ hai tay lên trời và cười lớn. "Thôi, thôi. Anh làm ơn đừng kể nữa. Nếu không, các thân chủ sẽ bỏ tôi mà chạy hết đến ngài."
Cha Piô luôn xua tay từ chối khi nghe những điều ấy, "nó chẳng có gì." Ngài tiếp tục hướng dẫn mọi người, kể cả gia đình ngài.
Ông bà Orazio vẫn thường đến thăm ngài, và cả Michael, Pellegrina, và Sơ Pia cũng đến ít nhất mỗi tháng một lần. Bà Giuseppa đã già đi thấy rõ. Bây giờ bà đã bảy mươi, và da dẻ nhăn nheo. Đôi lông mày như sụp trên đôi mắt và dường như lúc nào cũng nhăn nhíu. Ngay cả giọng nói của bà cũng mệt mỏi và già nua.
Một ngày kia, cô Mary Pyle cùng đi với bà Giuseppa đến gặp Cha Piô ở nhà thờ, bỗng dưng bà quỳ xuống chân ngài, đôi tay thõng xuống với hai bày tay xòe ra như phân bua.
Ngước nhìn lên Cha Piô, bà nói, "Làm thế nào để biết trong ánh mắt của Thiên Chúa, chúng ta không phải là những người tội lỗi? Chúng ta cố xưng ra các tội đã phạm. Chúng ta xưng ra tất cả những tội chúng ta nhớ, nhưng làm sao biết chắc rằng Chúa không nhìn thấy những tội mà chúng ta quên sót, hay ngay cả không biết đó là tội?"
Những lần trước, Cha Piô thường không cho mẹ hôn tay. Ngài nghĩ con phải hôn tay mẹ mới đúng, chứ không thể ngược lại. Nhưng lần này ngài để mặc bà quỳ dưới chân.
Ngài nhìn vào đôi mắt sâu đen của mẹ một hồi lâu, và nói, "Nếu chúng ta thành tâm và cố xưng ra tất cả các tội đã phạm, xưng ra những tội còn nhớ, và tình thương vĩ đại của Thiên Chúa sẽ tẩy xoá tất cả những lỗi lầm, ngay cả những tội chúng ta quên."
Cô Mary Pyle đỡ bà Giuseppa đứng lên. Lần kế tiếp mà gia đình đến thăm thì mùa đông đã bao phủ tu viện. Mặc dù trời giông tuyết vào Đêm Giáng Sinh 1928, bà Giuseppa nhất định phải đến thăm Cha Piô và tham dự Thánh Lễ với ngài. Ngày hôm sau bà lên cơn sốt. Cả gia đình đã tụ tập quanh bà ở biệt thự của cô Mary Pyle.
"Bà ấy sắp chết," ông Orazio nói trong nước mắt, và mọi người đều bàng hoàng, đau buồn.
Bốn ngày sau, Cha Piô đã cử hành các nghi thức sau cùng, và bà chết. Đó là một ngày giá lạnh khi tang quyến, kể cả các thị trưởng của vùng San Giovanni Rotondo và Pietrelcina, theo sau quan tài đến nghĩa trang nhỏ bé trong tu viện. Ông Orazio và gia đình đã đưa tiễn bà đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Nhiều ngày sau, người ta vẫn còn nghe Cha Piô thì thầm, "Mẹ ơi... mẹ."

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.04.2012    Tiêu đề: (Tiếp theo) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

PHÁN QUYẾT
I
Mùa đông đã gần tàn khi cô Maria Ghislieri đến tu viện San Giovanni Rotondo để xưng tội với Cha Piô và tham dự Thánh Lễ của ngài. Cô là một thiếu nữ mảnh khảnh, có khuôn mặt nhỏ và dài, người vùng Castelnuovo thuộc tỉnh Piedmond phía bắc nước Ý. Khi các chồi mới hé nụ trên các cành hạnh nhân thì cô bị đau và bác sĩ cho biết cô bị viêm phổi. Hai tuần sau, bác sĩ lại thấy biến chứng: bị viêm màng phổi và có nước trong phổi. Một người chị em họ của cô đến ở với cô hai tháng.
Sau Thánh Lễ, người bà con nói với Cha Piô, "Con lo cho Maria quá. Xin cha cầu nguyện dùm."
Cha Piô mỉm cười, gật đầu. Ngài nói, "Bệnh sẽ kéo dài nhưng Maria sẽ qua khỏi."
Cô mừng rỡ, "Thật vậy sao, cha?"
Ngài nói, "Con có thể tin chắc như vậy."
Khi cô Maria hơi khoẻ một chút, cô đã trở về nhà ở Castelnuovo, nhưng bác sĩ ở đây nói rằng cô bị lao cả hai buồng phổi và họ gởi cô đến viện điều dưỡng Alexandria.
Các bác sĩ ở viện điều dưỡng quả quyết, "Không thể làm gì hơn cho cô." Cả nhà tụ họp lại để bàn tán về điều ấy.
Người bà con nhắc nhở rằng, "Cha Piô nói Maria sẽ bình phục."
Cha của cô Maria lắc đầu tuyệt vọng, "Bác không biết thế nào, nhưng cháu vừa mới nghe bác sĩ nói đấy."
"Nhưng Cha Piô biết ý của Thiên Chúa. Các bác sĩ đâu có biết. Bác không thấy sao?"
"Bác không biết. Có lẽ bác phải đích thân đến gặp cha mới được."
Và ông đã đến tu viện. Ông đợi Cha Piô ở ngoài cửa nhà nguyện. Vừa khi thấy bóng dáng Cha Piô, ông vội chạy tới, vồn vã hỏi.
Cha Piô nói với ông một cách cả quyết, "Con của ông không chết đâu."
Ông hỏi lại, "Cha có chắc không? Các bác sĩ nói..."
Cha Piô ngắt lời, "Khoa học thì nói không chữa được, nhưng tôi nói với ông là nó sẽ khỏi."
Sự lo lắng tan dần trên khuôn mặt của ông, và nụ cười hé mở trên môi.
Cha Piô mỉm cười, dịu dàng, "Hãy nói với Maria yên tâm và nó sẽ thấy."
Tại bệnh viện, lúc đầu cô Maria rất đau đớn và xoay giở người luôn vì đau. Nhưng vào một buổi sáng nọ, người y tá nhận thấy cô tươi hơn và thư thái hơn.
Bà y tá nói, "Tôi chắc là đêm qua cô ngủ ngon!"
"Là vì ngài đến giúp cháu đêm qua," cô Maria giải thích.
Bà y tá đang sắp xếp chăn mền vội dừng tay, bà nhìn vào khuôn mặt còn xanh xao của cô và hỏi. "Ai giúp cô?"
"Cháu muốn nói là Cha Piô."
"Người ấy là ai vậy? Bà con của cô hả?"
Cô Maria mỉm cười sung sướng và gật đầu, "Cháu nghĩ ngài là một vị thánh."
Bà y tá lắc đầu và nhăn mặt. "Thánh hay không, thì không ai được phép vào đây sau giờ thăm viếng cả. Cô biết mà."
Cô Maria cười khúc khích. "Cháu sẽ kể cho ngài nghe."
"Làm ơn nói cho tôi biết làm sao mà ông ấy vào đây được?"
"Ngài không vào đây theo kiểu đó. Ngài... ngài xuất hiện... không biết từ đâu."
Bà y tá chống nạnh. "Thôi nghe Maria, đủ rồi!"
"Đó là sự thật mà," cô Maria cả quyết, và nhỏm người dậy.
Bà y tá ra lệnh, "Nằm xuống đi."
"Đó là sự thật mà," cô Maria cả quyết một lần nữa.
Bà y tá lắc đầu. "Tôi nghĩ cô đang lên cơn sốt." Bà vói tay lấy chiếc khay đồ ăn và đi ra, miệng lẩm bẩm, "Vị thánh. Thật sao!"
Cô Maria nói với theo, "Đó là sự thật!"
Người cha của cô Maria trở lại gặp Cha Piô. Ông nói trong hai hàng nước mắt, "Người ta đếm từng ngày của Maria. Họ nói nó là đứa bệnh nặng nhất trong nhà thương."
Cha Piô đặt tay lên đôi vai run rẩy của ông. "Nó không chết đâu. Nó sẽ bình phục," ngài nói thật nhỏ nhẹ và quay bước bỏ đi.
Vào lúc người cha của cô trở lại, thì tình trạng của cô Maria bắt đầu thay đổi. Chẳng bao lâu cô cân nặng thêm mười ba cân Anh. Và sau một thời gian ngắn, cô đã hoàn toàn bình phục và không còn vết tích gì của căn bệnh.
Vị bác sĩ kinh ngạc. Ông nói, "Tôi không hiểu nổi. Không giải thích nổi."
Cô Maria nói, "Nhưng cháu biết."
Gia đình của cô Maria muốn câu chuyện được đăng báo để công khai vinh danh Cha Piô. Nhưng ngài tỏ vẻ khó chịu khi được hỏi ý. Ngài nói, "Đừng. Đừng làm gì cả. Hãy sống đạo tốt lành là đủ."
Một phụ nữ trẻ đẹp khác từ miền bắc nước Ý đến gặp Cha Piô. Cô người thon nhỏ và cao, với đôi mắt long lanh và mái tóc nâu vàng óng ả dưới ánh mặt trời. Những người có mặt ở tu viện thấy cô đến xưng tội với Cha Piô đều tự hỏi cô là ai. Nhiều ngày cô đi đi lại lại như thật bàng hoàng với đôi mắt thiết tha và nụ cười thật tươi, hy vọng được lọt vào ánh mắt của vị linh mục đẹp trai.
Cô nói với những người đang chờ xưng tội, "Ngài nói tôi những điều xinh đẹp của thiên đàng và thật truyền cảm." Và rồi một ngày kia cô mất dạng.
Cô Mary Pyle nói chuyện với Cha Piô, "Cô ấy thật dễ thương. Không biết cô ấy đi đâu?"
Khi nghe nhắc đến cô ấy, Cha Piô có vẻ lo âu. Ngài vắn tắt, "Cô ấy trở về nhà."
"Con tự hỏi không biết cô ấy có phải là một linh hồn được chọn không. Là người được Chúa dùng để làm những việc kỳ diệu của Ngài."
Cha Piô nghiêm khắc nhìn cô Mary. Ngài tuyên bố một cách chắc nịch, "Không. Chúa không chọn cô ấy."
Hai tháng trôi qua và không ai còn nhớ đến cô ấy nữa, cho đến khi một trong các linh mục ở tu viện đọc tin trên báo. Ngài vội vã đến phòng Cha Piô, và lúc ấy cha đang ngồi viết.
Vị linh mục nói, "Cái cô gái bí ẩn này muốn nổi tiếng đây." Ngài đặt tờ báo lên bàn Cha Piô và chỉ ngón tay vào cuối trang.
Cha Piô đẩy lá thư sang một bên. "Cái gì vậy?"
"Theo câu chuyện đăng trong báo, thì cha đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến người phụ nữ duyên dáng mà cô ta thường tiếp xúc với cha. Cô ấy là người..."
Cha Piô ngắt ngang. "Tôi biết cô đó là ai rồi."
"Cô ấy có vẻ hiểu lầm điều gì đó. Theo như cô ấy nói với ký giả thì cô ấy nghĩ là cha dụ dỗ cô ta." Cha Piô liếc mắt nhìn bản tin, sắc mặt không thay đổi.
Vị linh mục lo lắng nói, "Dĩ nhiên, mọi người ở đây đều biết đó là trò hề, nhưng những người lạ thì sao? Họ sẽ nghĩ gì?"
Cha Piô nhún vai, "Cha nghĩ tôi sẽ phải làm gì?"
Vị linh mục do dự. "Tôi không biết. Tôi chưa nghĩ về điều ấy. Có lẽ chẳng nên làm gì cả."
Cha Piô gật đầu và bỏ tờ báo vào sọt rác bên cạnh bàn. "Tốt, vì chẳng có gì đúng như điều tôi muốn thực hiện."
"Như vậy cha nên từ chối là không có điều đó."
Cha Piô nhìn vị linh mục. "Cha vừa mới nói với tôi là ai ai cũng biết đó là trò hề."
"Thì đúng, dĩ nhiên, nhưng..."
Ánh mắt Cha Piô nhìn đăm đăm vào vị linh mục. "Có điều gì khác cha muốn nói không?"
"Tôi chỉ thấy cha không có vẻ gì ngạc nhiên cả." Lời nhận xét có vẻ chọc tức Cha Piô, nhưng ngài không trả lời.
Vị linh mục nhìn quanh quất trong phòng, có vẻ bối rối. "Tôi đoán đây không phải là bài báo đầu tiên muốn bôi nhọ cha." Ngài cười gượng gạo và bước ra ngoài.
Đôi chân mày của Cha Piô nhíu lại. Không may, cũng còn có những bài báo khác lên án ngài. Chỉ mới một giờ trước đây ngài vừa nói chuyện với ông Alberto Del Fante, một ký giả đã viết bài bôi nhọ ngài trong tờ Florence. Vào lúc đó, Del Fante là người vô thần và thuộc nhóm tam điểm, và ông khinh miệt tất cả các linh mục, nữ tu và các thánh.
Và rồi vào tháng Mười Một 1930 ông đến San Giovanni Rotondo với người anh vợ, chính yếu chỉ vì tò mò. Trước cuộc thăm viếng, đứa cháu của ông đang đau nặng. Các bác sĩ thấy thận của nó bị làm độc nên nóng sốt. Người anh vợ của Del Fante đã xin Cha Piô cầu nguyện cho đứa nhỏ.
Cha Piô nói với ông, "Hãy tin tưởng," và ngài tiên đoán ngày giờ nó sẽ lành bệnh.
Điều ngài tiên đoán đã xảy ra đúng như vậy, và Del Fante thật cảm kích. Ông không những trở lại đạo Công Giáo mà còn là người hỗ trợ Cha Piô hết mình, và ông bắt đầu viết sách về Cha Piô.
Ông nói với Cha Piô, "Trước khi con viết, con sẽ làm dấu thánh giá và cầu nguyện."
Một tối kia ông quên điều đó và đặt bút viết. Bỗng dưng căn phòng tràn ngập mùi thơm ngọt ngào và dịu dàng.
Ông gọi vợ con ông, "Đến đây mau."
Trước khi ông lên tiếng dẫn giải, tất cả đều trầm trồ về mùi thơm kỳ lạ trong phòng. Họ hỏi, "Cái gì vậy?"
Ông Del Fante mỉm cười. "Bố không chắc, nhưng bố nghĩ là Cha Piô đang nhắc nhở bố về sự cầu nguyện mà bố đã quên trước khi đặt bút viết."
II
Sau khi bà Giuseppa qua đời, ông Orazio đã đến San Giovanni Rotondo và sống bên cạnh Cha Piô cho đến mãn đời. Cô Mary Pyle dành cho ông một chỗ trong khu biệt thự của cô. Hầu như suốt ngày ông chỉ ngồi ở gốc cây đu ngay đằng trước tu viện. Ở đó ông trò chuyện với du khách về Cha Piô.
Vào một buổi sáng mùa xuân, sau khi cử hành Thánh Lễ xong, Cha Piô ra ngoài nhà thờ chào hỏi giáo dân. Ngài dừng chân ở cây đu và nhìn xuống. Tóc ông Orazio đã trắng xoá, và thời gian đã để lại quá nhiều vết nhăn trên khuôn mặt ông. Cha Piô hỏi, "Nếu không có cây đu này thì bố làm gì?"
Ông Orazio nhăn nhó. Bỗng dưng ông cảm thấy rộn ràng vì hãnh diện ở đứa con. Mắt ông nhìn đến chiếc găng tay nâu của Cha Piô và ông tiến đến cầm tay ngài định hôn.
Cha Piô vội vàng nhấc tay lên. "Con đã nói điều này với mẹ rồi, là con cái hôn tay cha mẹ chứ không ai làm ngược lại."
Ông Orazio đứng thẳng người lên và cầm tay Cha Piô. "Bố không muốn hôn tay của con, nhưng hôn tay của một linh mục."
Cha Piô rùng mình vì xúc động, và mắt ngài nhòa đi. Ngài lẩm bẩm "Bố ơi," và giang tay ra ôm lấy cha mình. Ngài hôn lên má ông Orazio, nắm lấy bàn tay ông một hồi lâu và từ giã ông. Hôm nay ngài phải gặp Tu Viện Trưởng Benoit là tổng thư ký của Viện Công Giáo Thành Phố Lille, nước Pháp. Cha Benoit đến với một phái đoàn hành hương.
Cha Piô chào, "Hân hạnh được gặp quý vị." Có khoảng sáu người đàn ông cao lớn đứng bên cạnh một người thấp, nước da hồng hào và tự giới thiệu là Tu Viện Trưởng Benoit.
Tất cả thoải mái trò chuyện và sau vài giờ tranh luận về vấn đề thần học, họ cảm thấy phải chia tay.
Cha Benoit nói với Cha Piô, "Xin cha ghi cho con vài hàng lưu niệm."
Cha Piô mỉm cười. Ngài hơi do dự một chút và nhìn về Cha Benoit. "Cha có thể cho con mượn cái kính không?"
Cha Benoit đưa kính cho ngài và tò mò nhìn Cha Piô cắm cúi viết trên trang giấy trắng.
Cha Piô ngừng bút và đưa tờ giấy cho Cha Benoit. Ngài chào tạm biệt từng người và đi ra khỏi phòng.
Cha Benoit đứng sững sờ, miệng há hốc khi ngài đọc những hàng chữ của Cha Piô.
Có người hỏi, "Cái gì vậy?"
"Tôi không thể tin nổi."
"Mà là cái gì?"
Cha Benoit lắc đầu. "Ngài cho tôi biết cách giải quyết vấn đề mà tôi đã cố giải quyết trong nhiều năm."
Một ông nói, "Cha Piô là một người thông minh."
Cha Benoit lắc đầu. "Ông không hiểu. Tôi chưa bao giờ kể cho ngài nghe về vấn đề này. Làm sao ngài biết được?"
Cả phòng bỗng im lặng. Một ông cao lớn, gãi đầu nói, "Cha nghĩ thế nào về một người có thể đọc được tư tưởng của mình? Không dựa vào đâu hết?"
Cha Benoit hướng dẫn phái đoàn ra về và ngài liếc thấy phía bên phải tu viện, Cha Piô đang bắt tay chào hỏi một du khách. Cha thầm nghĩ, Thật kỳ lạ. Ngài trông như một linh mục bình thường.
Một trong những người cùng đi bất chợt thốt lên ý nghĩ ấy. "Ngài trông như một linh mục bình thường."
Có người nói, "Linh mục bình thường thì đâu có lỗ đinh ở chân tay!"
Cha Piô nhìn thấy họ ra cửa và giơ tay vẫy chào tạm biệt. Và ngài quay sang một người đang đứng bên cạnh. Đó là ông Nino Salvaneschi, một ký giả từ Brussels, vừa bị mù mắt.
Ông nói với Cha Piô, "Con không hiểu tại sao như thế này. Phải có lý do nào đó. Tại sao một người lành mạnh bỗng dưng bị mù?"
Cha Piô lắc đầu, "Chúa ban cho thì cũng có thể Chúa cất đi. Hãy bình an ra về. Cha sẽ cầu nguyện cho con."
Ông Salvaneschi cám ơn ngài, và tai ông loáng thoáng nghe tiếng đối thoại của Cha Piô với những người đang đợi ở chung quanh.
"Đừng bao giờ để linh hồn con bị khuấy động bởi hoàn cảnh sầu khổ vì sự bất công của loài người," Cha Piô nói với một nông dân quần áo rách rưới. "Trong kế hoạch của Thiên Chúa, con sẽ nhìn thấy sự chiến thắng hiển nhiên của sự công bằng Thiên Chúa."
Một bà trùm khăn trắng trong chiếc áo dài nâu nhìn đăm đăm vào tay Cha Piô. Mắt ngài dừng lại trên khuôn mặt sợ hãi của bà. Ngài nói thật khẽ "Sự đau khổ thể xác và tinh thần là những thử thách của ý Chúa. Những linh hồn yêu mến Đức Kitô phải sống theo gương của Ngài. Đấng Cứu Thế phải chịu những đau khổ không thể tưởng được khi Ngài bị bỏ rơi. Những ai muốn trở nên một phần công cụ của Thiên Chúa thì cũng phải chịu đau khổ đến mức độ nào. Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa vì những đau khổ đã làm phong phú chúng ta."
Người phụ nữ trùm khăn trắng có vẻ bớt căng thẳng. Cha Piô mỉm cười thông cảm.
Một người đàn ông gầy khẳng khiu phải đứng tựa vào tay cô con gái lên tiếng, "Thưa cha. Có thể nào các thánh không nhận ra rằng họ ở hai nơi cùng một lúc..." Ông quay sang cô con gái, "Gọi là gì nhỉ?" Cô con gái thì thầm nói vào tai ông.
"Ông muốn nói về lưỡng tại," Cha Piô trả lời. "Thật ra thì họ biết chứ. Họ không biết chắc là thân xác hay linh hồn xuất đi, nhưng chắc chắn họ biết điều gì đang xảy ra và họ đi đâu."
"Làm sao cha biết được điều đó?" cô gái bỗng lên tiếng hỏi.
Cha Piô gãi râu, mỉm cười. "Cha được người ta nói cho biết như thế."
Cô vẫn kiên trì. "Có thể nào chính cha có cảm nghiệm lưỡng tại không?"
Ngài cười và phớt lờ câu hỏi của cô. "Nhiều điều có thể xảy ra trong thế giới của Thiên Chúa." Trước khi cô nói tiếp, ngài đã lê bước vào đám đông.
Những người ở gần đấy tiến sát lại hai cha con ông và thắc mắc.
Cô gái nói, "Đây là một câu chuyện cháu biết mà các chức sắc của giáo hội đã công nhận. Đức Ông Fernando Damiani là tổng đại diện ở Salto, Uruguay, và là người anh của ca sĩ nổi tiếng Victor Damiani, của nhà hát Colon Opera ở Buenos Aires. Đức ông được khỏi bệnh ung thư bao tử nhờ Cha Piô và họ trở nên bạn thân trong mấy năm qua. Hình như, đức ông xin Cha Piô đến giúp đỡ ngài trong giờ lâm tử, và Cha Piô hứa sẽ thực hiện điều đó. Rồi khoảng một năm sau, Đức Ông Damiani cùng với các chức bậc trong giáo hội Nam Mỹ đến dự lễ kỷ niệm ngân khánh của Đức GM Alfred Viola của giáo phận Salto, Uruguay, và cũng để đặt viên đá đầu tiên xây cất tiểu chủng viện của giáo phận này. Vào đêm hôm trước ngày lễ, khoảng nửa đêm, Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Barbieri của giáo phận Montevideo, Uruguay, bị thức giấc vì có tiếng gõ cửa. Cánh cửa hé mở chừng hai gang tay, và ngài trông thấy một linh mục Capuchin đi ngang qua, và nghe tiếng nói: 'Hãy đến phòng Đức Ông Damiani, đang hấp hối.' Vị tổng giám mục vội vã lấy dầu, và đánh thức các người khác. Mười vị giám mục đến bên giường Đức Ông Damiani và cùng đưa tay ban phép lành cho người hấp hối. Và ở đó cũng đã có mặt Cha Piô. Ngài đã giữ lời hứa. Người ta nói, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Đức Ông Damiani viết nguệch ngoạc hàng chữ: 'Cha Piô đã đến'. Nhưng chính khi ngài có mặt ở Nam Mỹ thì các thầy ở tu viện đây cả quyết rằng ngài không bao giờ rời xa tu viện cả." Tiếng xầm xì lan dần trong đám đông.
"Còn câu chuyện khác nữa," một bà lên tiếng, "là Ngài Pietro Calice ở Corsica nghe tiếng đồn về Cha Piô nên ông đã đến gặp cha. Vì người con của ông, cậu Giacomo, sau khi tham gia đạo quân Lê Dương và chính phủ cho biết cậu bị mất tích trong sa mạc. Ông xin Cha Piô đưa con ông về. Cha hứa với ông rằng chiên lạc sẽ tìm về đàn nếu ông thành khẩn và tin tưởng cầu xin Chúa. Trong khi đó, cậu Giacomo thực sự bị lạc trong sa mạc, đang luẩn quẩn tìm lối ra. Sau này, cậu kể lại có một người đàn ông xuất hiện và nói cậu đi theo ông ta. Cả hai đến được bờ biển và họ tìm thấy một cái bè nhỏ, và cậu Giacomo dùng chiếc bè này để về đến Marseilles. Từ đó cậu về Corsica. Khi cậu về đến nhà và kể lại câu chuyện đó, người cha đã vội vàng đưa cho cậu xem hình của Cha Piô, và cậu cho biết đó chính là người đã giúp cậu ra khỏi sa mạc."
Mọi người lắc đầu kinh ngạc.
Người đàn ông gầy khẳng khiu lên tiếng, "Loài người thì không thể làm được những việc như thế. Chỉ có các thánh."
Có người hỏi, "Nếu ngài là thánh, tại sao ngài không nhận?"
"Đúng," một bà đẫy đà đang khó nhọc với bốn đứa con nhỏ lên tiếng, "không có gì phải xấu hổ."
III
Cha Rafaele da S. Elia a Piansi, bề trên tu viện Đức Mẹ Ban Ơn, nhận được một thông cáo chính thức của Tòa Thánh vào ngày 11 tháng Bảy 1931. Ngài gọi Cha Piô vào văn phòng.
Chân của Cha Piô sưng lớn từ cổ chân trở xuống, và ngài lê bước trên hành lang một cách khó nhọc và đau đớn. Ngài cảm thấy già và mệt mỏi. Mới tháng qua ngài vừa mừng sinh nhật thứ bốn mươi bốn với gia đình. Và mặc dù ai ai cũng nói ngài có vẻ trẻ hơn đến mười tuổi, nhưng ngài biết cái thời thanh xuân ấy đã quá xa. Xa đến nỗi tưởng như đề cập đến một người lạ. Ngài trông cũng có vẻ khác biệt. Sự đau đớn ở các vết thương khiến ngài bước đi chậm chạp và lòng khòng. Trong những năm qua ngài cân nặng thêm một chút, mái tóc có thưa đi nhưng bộ râu dài, rậm rạp hơn trước và loáng thoáng mấy sợi râu bạc. Đôi mắt nâu đen của ngài vẫn còn tinh anh, và khuôn mặt đẹp trai của ngài, tuyệt nhiên không có một nếp nhăn, ngoại trừ vài nếp ở cuối mắt. Khi lết đến văn phòng cha bề trên thì chân ngài đã sưng lớn, và Cha Rafaele cũng thấy vẻ khó chịu lộ trên khuôn mặt ngài.
Cha Rafaele nhỏm người đứng dậy và hỏi, "Cha có cần đỡ không?"
Cha Piô xua tay. "Dạ không, cám ơn cha."
Trước khi ngồi xuống ghế, cha bề trên nhận xét, "Tôi không biết là hôm nay vết thương của cha đau nhiều, nếu biết tôi đã đến phòng của cha."
Cha Piô cười gượng. "Con cũng cần thở chút không khí trong lành. Hôm nay trời thật đẹp."
Cha Rafaele nói, "Vì nhiệm vụ, tôi phải nói với cha là trong khi Tòa Thánh điều tra các vết thương của cha, công chúng không được gần với cha."
Cha Piô không trả lời. Ngài khoanh tay trước ngực và lắng nghe từng chữ như thấm vào hồn.
"Tôi chắc chắn đó chỉ là tạm thời," cha bề trên do dự nói thêm.
Cha Piô ngước nhìn, "Họ có nói bao lâu không?" Cha Rafaele lắc đầu trả lời không. Vì lý do nào đó, hình như ngài không tìm được câu nói cho đúng nghĩa.
Cha Piô gật đầu, "Con hiểu."
"Tôi thật sự xin lỗi."
"Con có được cử hành Thánh Lễ không?"
Cha bề trên hơi ngập ngừng. Và rồi ngài nói, "Một cách riêng tư." Cũng không biết nói gì hơn, ngài để Cha Piô trở về phòng.
Trên đường trở về phòng dường như Cha Piô không còn thấy vết thương đau đớn nữa. Ngài về đến phòng như người mất hồn. Ngài thẫn thờ thả người trên ghế và mắt đăm đăm nhìn đến tượng thánh giá ở đầu giường. Chẳng có gì để làm. Giáo Hội đã quyết định, và bổn phận của ngài là vâng phục. Nhưng ngài biết nhiều người sẽ đau khổ và hoang mang khi nghe tin này. Ngài tháo chiếc găng tay ra và đăm chiêu nhìn đến cái vẩy trên vết thương cho đến khi mắt ngài dàn dụa nước mắt.
Có tiếng gõ cửa, và hai thầy xuất hiện.
"Xin cha thứ lỗi," một thầy trẻ lên tiếng. "Cha bề trên sai chúng con đến giúp cha."
Cha Piô ngạc nhiên. "Giúp cha?"
"Phải, thưa cha. Cha sẵn sàng chưa?" Cha Piô tiếp tục nhìn hai thầy cho đến khi họ cảm thấy bối rối.
Một thầy lên tiếng, "Cha Rafaele không nói với cha là có chúng con đến giúp cha sao?" Cha Piô lắc đầu.
"Ngài thực không nói với cha?"
"Không."
"Vậy thì..." thầy đưa mắt nhìn người bạn, ngập ngừng, "chúng con... chúng con đến để khiêng giường của cha xuống thư viện, và gỡ tượng thánh giá ở phòng mà cha được in năm dấu thánh."
Cha Piô quay mặt đi chỗ khác.
"Con xin lỗi," một thầy nhỏ nhẹ, giọng đau khổ. "Xin cha cho phép..."
Cha Piô đi về chiếc bàn. "Các con đã được lệnh thì hãy vâng lời."
Ngài ngồi bất động, không nói một lời, và đợi cho đến khi hai thầy đi ra, ngài đứng dậy, lết theo hai thầy.
Những giờ cô đơn bắt đầu, và một ngày dài như một tuần. Không ai được tiếp xúc với ngài, ngoại trừ Cha Rafaele, là người cũng đau khổ không kém Cha Piô. Ngài như sống trong bóng tối, di chuyển cách kín đáo vào những sáng tinh sương để đi lên lầu hai của nhà nguyện, một mình cử hành Thánh Lễ, và âm thầm trở về phòng trước khi bất cứ ai có thể trông thấy ngài. Như một tù nhân bị biệt giam ngài ăn uống một mình, và dùng thời giờ để cầu nguyện, suy niệm, đọc sách, và viết thư cho gia đình. Trong sự tuyệt vọng ngài lại được gần Chúa hơn. Và cũng từ đó, ngài khám phá ra một sự bình an mới mẻ, và cái cảm tưởng bị bỏ rơi không phải là không có ý nghĩa.
Sau đó Cha Gemelli và một vài người đã thúc giục Tòa Thánh có những hành động mạnh mẽ hơn. Họ gửi một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Piô XI đề nghị: "Cởi áo Cha Piô và trục xuất khỏi dòng Capuchin."
Nhưng đức giáo hoàng tuyên bố: "Không được. Những biện pháp hiện thời thì đã đủ và hợp lý."
Không lâu sau đó, một số các cha bề trên dòng Capuchin đã đến gặp Cha Gemelli. Tất cả cùng ngồi trong chiếc bàn dài. Khuôn mặt to lớn của Cha Gemelli lúc nào cũng cười, và đôi mắt của ngài láo liên sau cặp kính dầy cộm. Ngài rất tin tưởng là lý lẽ của ngài có uy thế, cho nên ngài suýt bổ ngửa khi nghe một cha Capuchin lên tiếng đòi hỏi quyết liệt rằng ngài phải công bố cho mọi người biết sự thật về việc ngài đến thăm Cha Piô.
Cha Gemelli sửng sốt, "Sự thật? Các cha không tin là tôi đã xem xét các vết thương ấy sao?"
"Phải," một cha dứt khoát nói. "Tôi tin là Cha Piô, vì vâng lời, đã không để cha xem xét các vết thương, và việc cha đả phá nguồn gốc siêu nhiên và mục đích của các dấu thánh ấy hoàn toàn là sự suy đoán và thành kiến cá nhân của cha đối với Cha Piô."
Cha Gemelli câm như hến. Ngài biết cuộc chơi đã kết thúc. Trong vòng vài ngày sau đó, ngài đã sửa lại bản báo cáo.
Khi Cha Rafaele đưa tin cho Cha Piô biết, ngài im lặng lắng nghe và cám ơn cha bề trên. Ngài vui mừng vì hồ sơ được trung thực hơn nhưng không thể nào hân hoan khi có người ngã ngựa, vì bất cứ lý do gì.
Sau đó không lâu, Cha Piô có điều muốn nói với cha bề trên và Cha Rafaele yêu cầu ngài đến văn phòng.
"Cha nói đó là điều cấp bách?" vừa nói, cha bề trên vừa chỉ chiếc ghế trong phòng. "Mời cha ngồi."
"Cám ơn cha," Cha Piô vén chiếc áo dòng ngồi xuống ghế và nói, "Đức giáo hoàng vừa mất một tài liệu quan trọng liên quan đến tổ chức Catholic Action ở Pháp, và con biết hồ sơ ấy ở đâu."
Cha bề trên chồm người tới trước, chau mày. "Cha nghe biết điều đó ở đâu? Và làm sao cha biết hồ sơ ấy ở chỗ nào?"
"Sáng nay, khi con cử hành Thánh Lễ thì Chúa cho con biết. Ngài dạy con phải báo cho đức giáo hoàng biết."
Cha Rafaele trừng trừng nhìn Cha Piô nghi ngờ. "Đó không phải là vấn đề."
Cha Piô lắc đầu. "Con không biết. Tài liệu này cực kỳ quan trọng."
"Thôi." Cha bề trên giơ tay ra hiệu một cách dứt khoát. "Xin cha hiểu cho. Tôi không nghi ngờ lời cha nói, nhưng tôi không thể đến Tòa Thánh vì câu chuyện này, trong khi chỉ còn một chút nữa là cha đã bị trục xuất vì những náo động về khả năng siêu nhiên của cha."
Cha Piô hơi rướn người tới trước và tìm câu trả lời.
"Xin lỗi cha," Cha Rafaele ân cần nhưng cương quyết. Ngài chấm dứt cuộc thảo luận bằng cách đứng dậy và cám ơn Cha Piô đã cho ngài biết.
Cha Piô ra khỏi phòng lòng thật hoang mang. Và khi lại nhận được ấn tượng siêu nhiên ấy một lần nữa, ngài trở lại văn phòng Cha Rafaele, cả quyết rằng đức giáo hoàng đã mất một tài liệu quan trọng mà ngài biết nó ở đâu, và ý Chúa muốn ngài thông báo với Tòa Thánh.
Sau cùng cha bề trên đồng ý. Ngài lắc đầu mỉm cười. "Nếu tôi không thông báo có lẽ cha không để tôi yên?"
Cha Piô cười đáp lễ, cảm thấy nhẹ nhõm. "Con đâu có muốn..."
"Không, không," Cha Rafaele cắt ngang. "Không có gì. Tôi kết luận là nếu cha đúng thì điều đó sẽ mở mắt một số người ở Rôma."
Và đúng như vậy. Tài liệu bị thất lạc được tìm thấy đúng như ở chỗ mà Cha Piô cho biết và được trả về cho vị giáo hoàng đang vui mừng.
Mặc dù bản báo cáo trung thực của Cha Gemelli và tập tài liệu thất lạc được tìm thấy đều có lợi cho Cha Piô, nhưng vẫn không có gì thay đổi. Ngày cũng như đêm ngài vẫn sống trong thư viện. Ngài ăn chay, cầu nguyện hàng giờ, và ngắm nhìn rặng Gargano cô độc qua khung cửa sổ. Những ngọn đồi trọc giờ đây đã trở thành những khu rừng xanh um, và ánh sáng chan chứa của mùa hè đang thiêu đốt các bức tường đá của tu viện.
Trong quãng thời gian này, Cha Luigi Orione, một chuyên viên về thánh tích của Tòa Thánh, muốn cầu nguyện trước mộ Đức Giáo Hoàng Piô X. Ngài xin được mở cổng hầm mộ, và kìa, thật kinh ngạc, ngài thấy Cha Piô đang cầu nguyện trong chỗ kín đáo ấy. Ngài nói chuyện với Cha Piô đang khi cha bước ra khỏi hầm, và ngài đã vội vã trình với Đức Giáo Hoàng Piô XI.
Đức giáo hoàng lắng nghe và nói, "Này Cha Orione, tôi tin những gì cha nói, nhưng cho đến giờ phút này tôi được đảm bảo rằng Cha Piô không được rời tu viện. Nếu đúng như cha nói, thì sự cấm đoán ấy còn ý nghĩa gì?"
Đức giáo hoàng vội liên lạc với tu viện, nhưng Cha Rafaele đảm bảo với ngài rằng Cha Piô chưa bao giờ rời tu viện, và điều ấy khiến đức giáo hoàng thật suy tư về phúc trình của Cha Orione.
Như mọi lối thoát của Cha Piô bất thình lình bị khép kín thì nay lại được mở tung ra. Vào ngày 16 tháng Bảy 1933, Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên bố mọi quyền linh mục của Cha Piô được hồi phục.
Về sau, đức giáo hoàng nói: "Tôi không có quyết định tệ hại đối với Cha Piô, nhưng những tin tức tôi biết về ngài thì thật tệ hại."
"Đã có phán quyết rồi," Cha Rafaele vừa cười vừa tuyên bố. "Việc giam giữ cha đã chấm dứt."
Cả hàng dài dân chúng chờ đợi trước tu viện, và Cha Piô mở cửa, cười sung sướng với đám đông.
"Cha Piô," một phụ nữ kêu lớn, tay chắp trước ngực, "chúng con đã đợi cha đến hai năm dài."
"Cha cũng đợi như con vậy," ngài trả lời bà và hít một hơi dài cho đầy lồng ngực cái ngọt ngào của không khí tự do.
IV
Trong những lời tiên đoán, Cha Piô thường rất thận trọng. Ngài biết nhiều hơn những gì ngài tiết lộ, và ngài tự kiềm chế khi nghĩ rằng không khôn ngoan để nói điều đó ra. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi sự chế tài được bãi bỏ, các báo chí bắt đầu đăng tải những chi tiết và thêm thắt những điều ngài tiên đoán về chiến tranh, về những ngày tăm tối, và những xáo trộn khác đi kèm với tai ương sẽ xảy đến cho nhân loại. Nhiều người tin như vậy vì khả năng tiên tri nổi tiếng của Cha Piô.
Cha bề trên triệu tập một cuộc họp với một số linh mục trong tu viện, và ngài nói với họ: "Vì những khó khăn mà trước đây chúng ta đã gặp, tôi kết luận là chúng ta phải ngăn chặn những tin tức cẩu thả của báo chí về các lời tiên đoán của Cha Piô."
Một linh mục lên tiếng, "Có một số điều rất đúng."
Cha Rafaele gật đầu. "Nhiệm vụ của chúng ta là ngăn chặn sự quảng bá, không đánh giá các sự kiện."
Có người hỏi, "Cha Piô không được dự cuộc họp này sao?"
"Không," Cha Rafaele ngắt lời, và ngài mau mắn đổi giọng. "Cha ấy đã đau khổ nhiều."
"Nhưng ngài có thể cho chúng ta biết câu chuyện nào là đúng."
"Không đâu," một linh mục lắc đầu. "Ngài không muốn đề cập đến những điều ấy đâu. Cha Piô rất..."
"Lẩn tránh?" có người lên tiếng hỏi.
"Gần giống như vậy."
Cha bề trên dùng đầu bút chì gõ xuống bàn. "Xin vui lòng trở về vấn đề."
Một linh mục mập mạp lên tiếng, "Cha có nghe về Cha Piô và vua nước Anh không?"
Cha Rafaele thở dài. "Bộ vua nước Anh có liên can đến công việc của chúng ta ở đây hay sao?"
"Như vậy cha không biết gì về Cha Piô và vua nước Anh?"
"Không."
"Tôi không muốn mất thì giờ nếu mọi người đã biết về chuyện ấy."
Cha Rafaele nóng lòng, tay mân mê sợi giây thừng thắt lưng. "Không ai biết gì cả. Xin cha vui lòng nói nhanh đi."
Vị linh mục mập mạp cho biết vào một chiều tối tháng Giêng, Bs. William Sanguinetti và hai giáo dân đang ở trong phòng Cha Piô.
Bỗng dưng Cha Piô nói: "Chúng ta hãy quỳ cầu nguyện cho một linh hồn sắp sửa ra trước toà Thiên Chúa." Khi họ cầu nguyện xong, Cha Piô hỏi họ có biết là cầu nguyện cho ai không.
Mọi người đồng thanh, "Không."
Ngài nói, "Đó là vua nước Anh."
Bs. Sanguinetti lên tiếng, "Nhưng mới sáng nay tôi đọc báo thấy ngài bị cúm nhẹ, bệnh chưa nặng."
Cha Piô trả lời, "Sẽ đúng như lời tôi nói."
Vị linh mục ngừng kể, liếc mắt nhìn Cha Rafaele. Ngài kết luận, "Và vào ngày 30 tháng Giêng, vua nước Anh từ trần."
Mọi người gật gù.
Một linh mục mặt vuông lên tiếng, "Cha có nghe về ông Savino Greco, phải không?"
Cha Rafaele ngước lên, tay cầm cây bút chì định gõ xuống bàn thì vị linh mục đã nói tiếp.
"Ông Savino Greco ở Cernignola có vợ và năm con sống trong hai căn phòng nghèo nàn. Ông là một nông dân làm thuê. Gần đây ông rất thích chủ nghĩa Mác-xít và là một đảng viên Cộng Sản tích cực. Ông cấm cả vợ ông không được rửa tội cho con. Tuy nhiên, bà đã lén rửa tội cho chúng. Ngày kia ông Savino đau nặng và đi khám bác sĩ. Họ cho ông biết một tin kinh khủng. Ông có bướu độc trên não và một cái bướu khác ở phía sau mắt phải. Không có hy vọng gì chữa khỏi.
"Sau đó ông Savino đến bệnh viện ở Bari và tại đây, các bác sĩ cũng cả quyết về bệnh tình của ông. Sự lo sợ đã đưa ông trở về với Thiên Chúa, lần đầu tiên kể từ khi còn nhỏ.
"Ông được đưa sang bệnh viện ở Milan và các bác sĩ cho biết phải cắt bỏ mắt bên phải, và việc giải phẫu thật khó khăn và kết quả rất mơ hồ.
"Một đêm kia ông nằm mơ thấy Cha Piô, và ngài chạm đến đầu ông, và nói: 'Lần này con sẽ được chữa lành.' Sáng hôm sau ông cảm thấy khoẻ mạnh hơn và các bác sĩ cũng kinh ngạc; tuy nhiên họ vẫn nghĩ là ông cần phải giải phẫu. Nhưng ông Savino quá bối rối đến độ bỏ trốn khỏi bệnh viện.
"Ông trốn trong nhà người bà con ở Milan mà vợ ông cũng đang ở đó, nhưng sau một vài ngày cơn đau lại bắt đầu và buốt đến nỗi ông phải trở lại bệnh viện bất kể nỗi lo sợ bị giải phẫu. Các bác sĩ, vì tức giận ông nên lúc đầu họ không muốn chữa trị, nhưng sau đó, vì lương tâm nghề nghiệp họ đã quyết định giải phẫu. Tuy nhiên, trước khi giải phẫu họ làm cuộc tái khám.
"Sau cuộc tái khám, các bác sĩ thực sự bàng hoàng vì họ không tìm thấy vết tích gì của bất cứ cái bướu nào! Trong khi đó ông Savino lại càng kinh ngạc hơn nữa, không bởi những gì bác sĩ cho ông biết, nhưng vì trong khi họ khám nghiệm, ông ngửi thấy một mùi thơm ngạt ngào của các hoa tím, hoa hồng, và hoa huệ tây, và ông biết mùi thơm ấy nói lên sự hiện diện, hữu hình hay vô hình, của Cha Piô.
"Trước khi ông rời bệnh viện, ông hỏi các bác sĩ xem ông nợ họ bao nhiêu tiền. Một bác sĩ cho biết: 'Không tốn đồng nào cả, vì chúng tôi chẳng làm gì để chữa ông khỏi bệnh'!"
Sự im lặng bao phủ cả căn phòng, và ngay cả cha bề trên cũng mải mê nghe chuyện. Mãi một lát sau, ngài mới lên tiếng.
"Không ai trong chúng ta nghi ngờ về khả năng của Cha Piô, nhưng chúng ta có một bổn phận khác--phải kiểm soát những tin tức để kết quả của nó không làm tổn thương đến công chúng cũng như Cha Piô. Các cha có hiểu tôi muốn nói gì không?"
Mọi người nghiêm trọng gật đầu.
"Tôi tin là chúng ta phải ra một thông báo chính thức nhân danh Cha Piô, xác định rằng ngài không tuyên bố những điều như báo chí đồn đãi, và nhiều lời tiên đoán gán cho ngài thì vô căn cứ."
Một linh mục gãi đầu, nhăn mặt, "Nếu thông báo này nhân danh Cha Piô, thì ngài cũng có quyền có tiếng nói chứ?"
Cha Rafaele liếc nhìn vị linh mục. Không hiểu tại sao, sáng hôm nay họ có nhiều điều lo lắng. Ngài nói với các linh mục hiện diện, "Hãy yên trí là tôi sẽ... báo cho Cha Piô biết về quyết định của chúng ta."


(Còn tiếp)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.04.2012    Tiêu đề: (Tiếp theo) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

KỶ NGUYÊN MỚI
I
Thế Chiến II bùng nổ và Cha Piô tiên đoán nước Ý sẽ là quốc gia đầu tiên tìm giải pháp đình chiến.
Ngài nói, "Tôi không sợ cuộc chiến, mà là hậu chiến."
Và rồi cuộc chiến gia tăng dữ dội khiến ngài nhớ đến Thế Chiến I. Những hình ảnh đau thương khủng khiếp mà ngài đã thấy ở bệnh viện Naples, là nơi ngài phục vụ trước đây, dường như sống lại trong tâm trí, mãnh liệt đến độ ngài phải chảy nước mắt.
Một ngày kia, có tu sĩ thấy mắt ngài đỏ hoe. "Tại sao cha khóc?"
"Làm sao tôi không khóc được khi thấy con người tìm cách giết hại lẫn nhau bằng mọi giá."
Chiến tranh đã làm gián đoạn mọi sinh hoạt trong đời sống, và đương nhiên nó gián đoạn cả việc học của sinh viên y khoa Ezio Saltamerenda ở Genoa. Cuộc đời anh phải trải qua nhiều thử thách; khi ở tuyến đầu trong trận chiến anh trông thấy đồng đội gục ngã như sung rụng; khi thì bị thương nặng ở Tobruk, Phi Châu; sau cùng thì anh bị bắt và cảm được sự kinh hoàng của trại tập trung Đức Quốc Xã. Dù đã trải qua tất cả những thảm cảnh ấy, khi giải ngũ và sau khi lập gia đình, anh vẫn bảo vệ và tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần.
Qua một cơ hội gặp gỡ với Mario Cavaliere, người con tinh thần của Cha Piô, Saltamerenda, bây giờ là bác sĩ, nhìn thấy tấm ảnh lớn của Cha Piô trên bàn giấy của Cavaliere và bỗng dưng Bs. Saltamerenda cảm thấy khô cuống họng như tắc nghẹn. Cavaliere nhận thấy điều đó và kể cho Bs. Saltamerenda nghe về Cha Piô. Chiều hôm ấy, Bs. Saltamerenda rời Genoa đến Rôma. Và tối hôm ấy, ông nghe có tiếng trong lòng, như ra lệnh và nhấn mạnh đến việc ông phải đến San Giovanni Rotondo. Không thể nào cưỡng được, khuya hôm ấy ông đến Foggia thật sớm đến nỗi xe buýt chưa chạy, nên ông phải dùng xe taxi để tiếp tục cuộc hành trình đến San Giovanni Rotondo.
Bs. Saltamerenda bước vào nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn và tiến đến phòng áo, nơi có vài người đang chờ Cha Piô đến để cử hành Thánh Lễ. Từ từ đám người càng đông hơn. Và bóng dáng khập khiễng, đen ngòm của Cha Piô xuất hiện ở cửa, tiếng xì xầm bắt đầu nổi lên. Bs. Saltamerenda lại cảm thấy cổ họng như tắc nghẹn, và đột nhiên ông cảm thấy muốn khóc. Khi Cha Piô đi ngang qua, các giáo dân quỳ xuống và cố hôn tay ngài.
Nhưng Bs. Saltamerenda vẫn đứng sững ở góc phòng, như tê liệt. Ông tự hỏi, Tại sao mình lại ở đây? Mình đến đây để làm gì? Ông đứng bất động ở đó trong suốt Thánh Lễ. Mắt ông không rời khỏi Cha Piô.
Sau lễ, Cha Piô đi về phòng áo, hai bên tường đầy nghẹt người đứng, họ muốn cám ơn ngài. Bs. Saltamerenda đi theo ngài nhưng ông bị bối rối bởi dáng vẻ bên ngoài của Cha Piô. Mệt mỏi về thể xác khiến mặt ngài tái nhợt và ủ rũ. Một tiếng rưỡi đồng hồ sau, ngài trở ra nghe xưng tội, và sau cùng Bs. Saltamerenda cất bước. Ông quỳ xuống dưới chân Cha Piô và xin ngài chúc lành cho một người thân đang bị đau.
Cha Piô nhìn xuống ông với vẻ mặt giận dữ. Ngài nói cộc lốc, "Nó được chúc lành rồi."
Bs. Saltamerenda cố gắng đứng dậy. Hình như ông vẫn có điều gì muốn nói.
Đột nhiên, tiếng Cha Piô bùng phát: "Này anh, hãy nói cho tôi biết về linh hồn anh. Anh chưa bao giờ nghĩ đến điều đó sao?"
Bs. Saltamerenda miệng há hốc. Ông cố tránh ánh mắt sắc bén của Cha Piô. Ông lẩm bẩm, "Thưa cha có. Nếu không người ta không thể sống nổi."
"Và mục đích của đời sống là gì?"
Bs. Saltamerenda bối rối. "Để duy trì giống nòi."
Mặt Cha Piô đỏ bừng vì khó chịu. "Thật thảm hại!" Ngài nói gần như rống vào tai ông ta. "Anh không thấy linh hồn anh sắp bị hủy hoại sao?" Sau một vài giây, Cha Piô trầm tĩnh lại và đặt tay lên miệng Bs. Saltamerenda. Nghiêng đầu về phía cửa để ra hiệu, ngài nói thật khẽ, "Hãy ra khỏi đây."
Sự đụng chạm của bàn tay Cha Piô làm Bs. Saltamerenda bối rối. Khi ông hoàn hồn sau những lời giận dữ của Cha Piô, ông cảm thấy như có động lực thúc đẩy ông phải trở lại gặp ngài. Chiều hôm ấy ông theo một đám người vào phòng áo.
Khi Cha Piô nhìn thấy ông thì cơn giận dữ của ngài lại bùng lên. Ngài không thể chịu nổi lâu hơn nữa. Ngài xông tới và nhìn thẳng vào mặt Bs. Saltamerenda đang lúng túng. Ngài quát, "Dân Genoa! Mặt anh bẩn quá mà không chịu rửa. Anh sống gần biển nhưng không biết rửa mặt." Và sau khi hít một hơi dài, ngài nói tiếp, giọng nhỏ hơn một chút, "Một con tầu lớn nhưng không người điều khiển."
Một cách vô ý thức, Bs. Saltamerenda đưa tay lên xoa mặt. Bối rối hơn bao giờ hết, ông quỳ xuống bên cạnh Cha Piô, ngài lại chỉ tay ra dấu cho ông đi ra ngoài. Càng bị cự tuyệt, ông càng cảm thấy gắn bó với vị linh mục. Càng khiêm tốn bao nhiêu, Cha Piô lại càng yêu thương ông bấy nhiêu.
Ông muốn kêu lớn, "Thưa cha, cái băng giá trong tâm hồn con đã tan loãng, xin cha tha tội cho con." Nhưng ông biết Cha Piô không muốn nghe một lời nào nữa. Ông đi ra với sự tuyệt vọng tràn ngập tâm hồn. Ông nghĩ, có lẽ, ông sẽ trở lại đây một ngày nào đó, khi ngài trầm tĩnh hơn.
Ông đi bộ ở cánh đồng kế cận tu viện. Đó là một buổi chiều mùa thu, trời hơi lạnh và đất đã đổi mầu nâu. Khi đang đi, ông cảm thấy như có gì quấn quít ở chân, và ngay lúc đó ông ngửi thấy mùi thơm của hoa tím.
Ông trở lại tu viện và gặp Thầy Francis. Thầy an ủi và khuyên ông ở lại. Thầy còn dẫn ông đến phòng Cha Piô. Thầy gõ cửa, và khi cánh cửa hé mở, làn hương thơm mùi hoa tím xông ra.
"Ông muốn gì?" Cha Piô hỏi một cách cộc lốc. "Đừng làm mất thì giờ của tôi. Hãy vào nhà thờ là nơi tôi giải tội."
Bs. Saltamerenda trố mắt nhìn khuôn mặt giận dữ của Cha Piô và quay bước. Trong toà giải tội, ông đã khóc và gục đầu vào bàn tay Cha Piô. Về sau ông kể cho Thầy Francis biết: "Đó là giây phút đẹp nhất trong đời tôi."
Kinh ăn năn tội được Cha Piô đọc cho ông từng chữ để ông lập lại. Vị bác sĩ trẻ tuổi nói với ngài, "Thưa cha. Con ao ước là sự thống hối tội lỗi của con, sự cứu rỗi linh hồn con, sẽ làm cha nguôi ngoai phần nào."
"Con nói gì vậy?" Cha Piô hỏi. "Con được tha tội là sự an ủi lớn lao cho cha rồi."
Tối hôm đó, Bs. Saltamerenda nằm vật ra giường vì mệt mỏi, nhưng sung sướng. Tuy nhiên, vài phút sau, ông nghe có tiếng đập lạ lùng và dữ dội vào bức tường phòng cũng như vào giường ông nằm. Ông chưa từng biết sợ là gì dù ở tuyến đầu trong các cuộc chiến, và cũng đã giáp mặt tử thần khi ở trại tập trung Đức Quốc Xã, nhưng bây giờ chân tay ông run lập cập như một đứa con nít. Ông kêu cầu đến Cha Piô, và ngay lập tức căn phòng tràn ngập mùi thơm.
Bs. Saltamerenda vội đứng dậy, mặc quần áo, và chạy đến tu viện. Cha Piô trấn an ông và xác nhận đó là những người lạ đến với ông. Trong khi ông vẫn còn run rẩy ngài nói, "Con ơi. Chúng ta không biết ở hoả ngục đang xảy ra những gì. Nhưng con đang nắm trong tay chiếc bánh ngọt ngào, và chung quanh con là những người đói."
"Con phải làm gì?" Vị bác sĩ trẻ như nài nỉ.
"Hãy chia chiếc bánh ấy cho những người đói. Như vậy là con phục vụ Thiên Chúa. Và cha sẽ luôn ở với con."
Sự nghiêm trọng của khuôn mặt Cha Piô dịu lại, và ngài mỉm cười một cách thân thiện. Bs. Saltamerenda không còn run rẩy nữa và nở một nụ cười đáp lễ. Ông ngoan ngoãn cám ơn ngài trước khi lui bước.
Cha Piô thường hay huấn dụ các người con thiêng liêng: "Hãy trở nên người Công Giáo tốt lành, nếu không cuộc đời con sẽ không có mục đích. Chỉ khi con sống gương mẫu thì mới có thể thay đổi được thế giới."
Một ông ở Vincennes được quen với một người con thiêng liêng của Cha Piô. Người này nói với ông là Cha Piô nói ngài muốn đặt các con thiêng liêng của ngài trong túi áo và đem lên trời với ngài, nhưng nếu họ không sống xứng đáng, ngài sẽ vả vào mặt họ. Ông không rõ điều đó có ý nghĩa gì. Sau cùng ông lấy hết can đảm đến gặp Cha Piô.
Ông nói, "Xin cha nhận con làm con thiêng liêng của cha."
Cha Piô hỏi, "Được. Nhưng con không sợ sao?"
II
Ông Mario San Vico, một bác sĩ ở vùng Perugia, đến thăm Cha Piô chỉ vì tò mò. Ông hy vọng được xem xét các vết thương của ngài.
Khi đến tu viện, Cha Piô nhìn đến ông và nói, "Con sẽ cộng tác với cha để xây cất một bệnh viện."
Bị tấn công bất thình lình, Bs. San Vico không nói nên lời. Ông đăm đăm nhìn Cha Piô và ngài cũng nhìn ông một cách nghiêm nghị. Ông định nói một điều gì nhưng lại thôi và mỉm cười, ông thầm nghĩ: tại sao không?
Cha Piô luôn ấp ủ giấc mơ xây cất một bệnh viện trong vùng. Trong tu viện, ngài luôn đề cập đến điều này. Và khi đã đến lúc phải bắt tay vào việc, Cha Piô tìm được người cộng tác đắc lực, đó là Bs. Carlo Kisvarday.
Bs. Carlo Kisvarday là một y sĩ giầu có ở Zadar, Nam Tư. Một ngày kia hai vợ chồng ông định lái xe đến Bavaria, ở Konnersreuth, để thăm cô Teresa Newmann, một thiếu nữ được in dấu thánh.
Họ từ Zadar đến Trieste và tạm dừng chân ở Bresanone. Tình cờ họ gặp một phụ nữ nghèo và hai đứa con bị tê liệt vì viêm tuỷ xám (polio). Họ cảm thấy thương tâm và ngạc nhiên khi nghe nói bà cũng có ý định đến Konnersreuth để gặp cô Teresa Newmann. Khi ông ngỏ lời đưa gia đình bà lên xe để cùng đi với họ, thì bà cho biết bà đã gặp Cha Piô, là người cũng được in dấu thánh.
Bỗng dưng ông thay đổi ý định, và nói với vợ, "Chúng ta đến San Giovanni Rotondo."
Không chậm trễ, họ trực chỉ San Giovanni Rotondo để gặp Cha Piô. Một năm sau, vào tháng Giêng họ trở lại San Giovanni Rotondo.
Cha Piô vui mừng được gặp lại họ. Ngài nói, "Tôi muốn ông ở bên cạnh tôi. Hãy xây một căn nhà ở đây."
Bs. Kisvarday không phản đối một tiếng. Ông ngưng ngay công việc ở Nam Tư và xây một căn nhà không xa tu viện là bao.
Các người cộng tác với Cha Piô thường đến bàn luận với ngài về chương trình xây cất bệnh viện. Một chiều tối kia, Bs. San Vico, được chỉ định làm tổng thư ký, đến phòng của Cha Piô, và hỏi, "Thưa cha. Cha muốn đặt tên bệnh viện là gì?"
Cha Piô đã nghĩ đến điều này từ lâu, ngài trả lời ngay lập tức, "Casa Sollievo Della Sofferenza" (Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ).
Bs. San Vico lập lại cái tên. Ông nói, "Cái tên hay quá. Làm sao cha có cái tên đó vậy?"
Cha Piô mỉm cười. "Dễ thôi. Tôi không thích cái chữ bệnh viện vì nó gợi lên sự đau đớn, khổ sở, và cô đơn. Nhưng chữ nhà nói lên bầu khí gia đình. Nó giúp bệnh nhân không cảm thấy bị cô lập, và tin tưởng hơn. Con đồng ý không?"
Bs. San Vico gật đầu. "Dĩ nhiên là đồng ý."
Tài chánh bắt đầu nhỏ vào quỹ xây cất từng đồng một. Rồi một ngày kia, Cha Piô tuyên bố, "Chúng ta có mười bảy ngàn đồng lira (khoảng 30 đôla) trong quỹ. Chúng ta có thể bắt đầu xây cất không? Tôi biết, số tiền không bao nhiêu. Tôi không muốn bệnh viện này trở nên một căn nhà buồn thảm chữa trị người đau yếu, nhưng tôi muốn nó là một căn nhà lớn, cũng dùng để nghiên cứu nữa. Tôi muốn trong bệnh viện này, người ta không ngửi thấy mùi hôi, đó là một nơi không có mùi thuốc hoặc mùi ê-te."
Mùi bệnh viện khiến ngài nhớ đến sự đau khổ của chính ngài khi còn trong quân đội thời Thế Chiến I và phải nằm ở bệnh viện Naples.
Bs. Kisvarday được chỉ định là thủ quỹ cho chương trình xây cất bệnh viện, và đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Những người dân nghèo khổ trong vùng chẳng đóng góp được là bao. Giá trị đồng lira ngày càng mất giá, và phải tiến hành các chiến dịch gây quỹ.
Vấn đề tài chánh tiếp tục quấy rầy vị bác sĩ. Một lần kia, vì quá tuyệt vọng, ông đến với Cha Piô, và nói, "Con sợ không có tiền để trả công thợ."
Cha Piô nghiêm chỉnh lắng nghe và gật đầu. Ngài nói, "Con cầm lấy cái khăn tay ở trên bàn kia."
Trong đó có một ít tiền, và Bs. Kisvarday vừa đếm vừa nở nụ cười trên môi.
Cha Piô hỏi, "Có đủ không?"
Bs. Kisvarday gật đầu và cười lớn. "Dạ vừa đủ--thật không ngờ."
Mắt Cha Piô như sáng lên. "Vậy chúng ta có tiếp tục được không?"
Bs. Kisvarday vỗ vai ngài, "Chúng ta sẽ tiếp tục."
Trong nhật ký của Bs. San Vico có ghi lại vào năm 1940:
"Trong khoảng ngày chín và mười bốn tháng Giêng, tôi không nhớ rõ lúc ấy trời mưa hay tuyết. Không nhiều người lưu tâm đến ước mơ của vị tu sĩ. Vị linh mục Capuchin này ao ước được chăm sóc linh hồn cũng như thân xác của con người.
"Gargano là một thế giới kỳ lạ. Nó tách biệt khỏi những biến cố lớn của thế giới về phương diện địa lý. Trong quá khứ, những người đau ốm trong vùng thường xuống đồng bằng để chữa trị. Nhưng vị linh mục này lại muốn giúp đỡ không chỉ những người ở Gargano. Người ta đến từ khắp nơi trên nước Ý và từ các quốc gia khác.
"Người ta không còn tin tưởng ở khoa học của loài người. Họ trở về với Thiên Chúa, xin Ngài chữa trị họ hoặc giúp họ chấp nhận sự đau khổ một cách bình an. Họ đến, cầu nguyện, khóc lóc, và ra về với chút hy vọng."
Cha Piô có người cộng tác thứ ba, là Bs. William Sanguinetti, người trông coi việc xây cất bệnh viện và trở nên giám đốc của dự án này. Cha Piô đặc biệt quý mến Bs. Sanguinetti và coi ông như một người em.
Vị bác sĩ và vợ ông, Emilia, trước đây sống ở phía bắc nước Ý trong một cộng đồng nhỏ bé, Parma, thuộc tỉnh Boro San Lorenzo. Ông hành nghề bác sĩ ở đây và rất phát đạt. Qua bạn bè, vợ ông được biết Cha Piô được in dấu thánh như Thánh Phanxicô và nổi tiếng là người có khả năng kỳ lạ cũng như có những lời khuyên bảo khôn ngoan. Vì bà Sanguinetti bối rối về một vấn đề riêng tư, nên bà quyết định đến gặp Cha Piô, và yêu cầu chồng cùng đi theo. Vào lúc đó, ông là người chống đối các tu sĩ, nhưng đồng ý đi theo vợ. Là một bác sĩ, dù sao đi nữa ông cũng muốn biết chắc về các sự kiện.
Khi đến San Giovanni Rotondo họ tìm cách đến ngay tu viện, nhưng bị một thầy xua đuổi một cách thẳng thừng và bảo ngày mai hãy đến. Sáng hôm sau, họ gặp Cha Piô và ngài bảo họ đợi. Cả hai được cho biết là họ có thể xưng tội vào sáng hôm sau. Bà Sanguinetti đã xưng tội và vui vẻ biết rằng chồng bà, cũng quyết định xưng tội vào chiều hôm ấy. Khi xưng tội với Cha Piô, ông cảm thấy vị tu sĩ này như một người anh hơn là một quan toà. Do đó ông hứa quên đi quá khứ để sống như một con người mới. Sau đó cùng ngày, Cha Piô nói chuyện với hai vợ chồng ông, và họ quá cảm kích trước sự ân cần và đơn sơ của ngài nên cả hai hứa sẽ đến thăm ngài. Kết quả là hàng năm, Bs. Sanguinetti đã đến San Giovanni Rotondo để nghỉ hè vài ngày và để được gần Cha Piô. Trong những lần thăm viếng ấy, Cha Piô đã yêu cầu ông đến làm việc với ngài.
Bs. Sanguinetti còn nhớ lần đầu tiên gặp gỡ các cộng tác viên: Cha Piô, Bs. Kisvarday, và Bs. San Vico. Đó là một buổi tối lạnh và ẩm ướt trong tháng Giêng khi họ quy tụ trong căn phòng nhỏ bé của Cha Piô. Trong cuộc đối thoại, hiển nhiên trong đầu Cha Piô chỉ thấy sự đau khổ của nhân loại.
Ngài nói với họ: "Trong mỗi một người nghèo khổ là chính Chúa Giêsu đang chờ đợi; trong mỗi một người đau yếu và nghèo nàn có Chúa Giêsu hiện diện gấp bội. Chúng ta phải làm một cái gì đó cho người đau yếu. Chúng ta phải xây một bệnh viện." Ngài thò tay vào túi và lôi ra một đồng tiền vàng đã được tặng cho ngài vì việc từ thiện của ngài. Trao đồng tiền cho các bác sĩ, ngài nói: "Tôi muốn trao cho các ông tặng vật đầu tiên cho quỹ xây cất. Đó là viên đá đầu tiên cho một bệnh viện lớn mà chúng ta sẽ xây cất ở đây." Cả ba ông nhìn nhau hết sức kinh ngạc.
"Nhưng thưa cha," Bs. Sanguinetti nói, "bây giờ không phải là lúc thuận tiện. Chiến tranh đang xảy ra với những mây mù bao phủ và đe dọa nước Ý. Chắc chắn điều đó không thể thực hiện được!"
Nhưng Cha Piô đã trấn an các ông và đảm bảo các ông rằng hiện giờ không có gì thực hiện được, tuy nhiên, ngài cảm thấy việc gây quỹ phải thực hiện càng sớm càng tốt. Ngài không dễ bỏ qua vấn đề.
Khi mùa xuân đến, Cha Piô và ba vị bác sĩ đồng ý phát động chiến dịch gây quỹ trên toàn nước Ý cũng như ở ngoại quốc, dựa trên lời Kinh Thánh: "Ai thương xót người nghèo là cho Thiên Chúa vay mượn." Lời thỉnh cầu của họ đã được đáp ứng một cách rộng lượng.
Sau đó một ủy ban hành chánh được thành lập, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thủ quỹ, và tám cố vấn, kể cả một thị trưởng, một kỹ sư, một bác sĩ, một chủ ngân hàng, và một luật sư. Ủy ban này làm việc với số lương tượng trưng là một đô la một năm.
Dù các giám đốc vượt qua được trở ngại về xây cất, họ vẫn phải đối phó với vấn đề ngân quỹ. Bất cứ khi nào không có tiền mua vật liệu hay trả công thợ, việc xây cất lại đình hoãn. Bs. Kisvarday, thủ quỹ của dự án, thật âu lo. Dù rằng sự quyên góp đã được các bà nội trợ gõ cửa từng nhà trên toàn nước Ý và nhiều nước Âu Châu, số tiền thu được không bao nhiêu.
Một ngày kia, trong bữa ăn Cha Piô nói với các linh mục, "Sẽ có tiền."
Mọi người nhìn ngài nghi ngờ, và có người nói, "Dù không có tiền, thì ít nhất ngài cũng đã thử."
III
Sức khoẻ của Cha Piô vẫn được khả quan bất kể sự bận rộn của ngài. Dù việc xây cất bệnh viện là mối quan tâm hàng ngày, ngài vẫn chu toàn bổn phận của một linh mục. Mỗi ngày ngài dâng Thánh Lễ, nghe xưng tội, hướng dẫn các con thiêng liêng, và tiếp khách. Và ngài vẫn dành nhiều thì giờ để cầu nguyện và chiêm niệm. Sự đau đớn của các vết thương khiến ngài không ngủ được lâu, nhưng ngài đã biết cách chịu đựng.
Trong thời kỳ chiến tranh, vào năm 1940, theo sự kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngài phát động một chiến dịch được gọi là Nhóm Cầu Nguyện, với mục đích canh tân đời sống Kitô Hữu, yêu mến Thiên Chúa, và yêu thương tha nhân.
Trong bài nói chuyện với một giáo đoàn đông đảo, ngài nói: "Các nhóm tín hữu sẽ sống đời Kitô Hữu một cách cởi mở và trọn vẹn, theo như sự mong ước của Đức Thánh Cha. Trước hết, họ phải cùng cầu nguyện với nhau." Cha Piô yêu cầu các nhóm cầu nguyện này kết hợp ý chỉ của họ với ý chỉ của ngài để cầu nguyện cho mọi người, nhất là những người xin ngài cầu nguyện cho họ. Ngài cũng kêu gọi các nhóm không chỉ cầu nguyện theo ý đức giáo hoàng, mà còn theo ý của các giám mục và linh mục nữa. Ngài nói, "Cầu nguyện là vũ khí tốt nhất mà chúng ta có. Đó là chìa khóa để mở tâm hồn Thiên Chúa."
Các tổ chức này không phải là một hiệp hội hay một hội ái hữu, nhưng chỉ là các tín hữu--con cái thiêng liêng--theo gương của Cha Piô và cùng nhau cầu nguyện. Một cách tổng quát, các nhóm cầu nguyện tụ họp nhau dâng Thánh Lễ, sau đó thi hành việc bác ái. Trong nhiều giáo xứ, các nhóm cầu nguyện trở nên các trung tâm văn hóa và xã hội.
Mỗi tháng một lần, nhóm cầu nguyện tụ họp nhau ở nhà thờ, dưới sự hướng dẫn của một linh mục. Người tham dự nhóm không phải hứa điều gì khác ngoài việc mời thêm người tham dự, và mỗi khi thành lập nhóm phải có phép của đức giám mục. Trong cuộc hội họp, sẽ có Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, và đọc kinh, mục đích để các hội viên được nên trọn lành qua đời sống cầu nguyện.
Nhiều người tổ chức nhóm cho biết có sự khó khăn trong việc tìm kiếm linh mục hướng dẫn. Khi Cha Piô nghe biết các nhóm cầu nguyện không họp mặt thường xuyên, ngài cảm thấy buồn, và khuyến khích những người còn lại cố sống thánh thiện hơn. Dần dà, phong trào lớn mạnh và không bao lâu đã phát triển trên khắp Âu Châu và thế giới. Điều đó khiến Cha Piô cảm thấy vui mừng hơn.
Bây giờ ngài đã năm mươi ba tuổi. Kể từ ngày ngài được in năm dấu thánh đến nay đã hai thập niên. Và qua bao năm, vết thương vẫn như ngày nào, ngài biết sẽ không bao giờ lành. Vì tuổi tác, sự đi đứng mỗi năm lại càng khó nhọc hơn. Nhưng ngài luôn nở nụ cười khi gặp gỡ bất cứ ai.
Cha Piô thực sự không hiểu tại sao người ta lại coi ngài quá quan trọng. Ngài chấp nhận điều ấy nhưng nhiều lần ngài ao ước ít được lưu tâm và chú ý hơn thì có lẽ ngài thi hành được nhiều điều tốt đẹp hơn.
Thỉnh thoảng ngài đứng ở cửa sổ và buồn bã nhìn xuống hàng trăm người bên dưới đang kiên nhẫn chờ đợi để gặp ngài.
"Điều gì làm cha phiền muộn vậy?" một linh mục bước đến cửa sổ hỏi ngài.
Cha Piô lắc đầu, không vui. "Một số đến vì hiếu kỳ, nhưng hầu hết thực sự đều có những lo âu. Cha có thể tưởng tượng được biết bao người trên thế giới này cần sự giúp đỡ không? Làm thế nào mà tôi có thể giúp họ được?"
Vị linh mục nói, "Hãy chấp nhận đó là điều bất khả."
Cha quay lại nhìn vị linh mục, trong khi tay ngài đập mạnh vào thành cửa sổ. Ngài nhăn mặt vì đau.
"Cha có sao không?" vị linh mục hỏi.
Mắt Cha Piô đầy nước mắt và hạ tay xuống. Ngài nhỏ nhẹ, "Không sao," và xin lỗi cáo từ để đi nghe xưng tội.
Ngài nhận ra một thiếu nữ chất phác mà cách đây một tháng cô đến nói với ngài là cô muốn đi tu. Ngài bảo cô, "Trước hết con ra biển đi nghỉ hè đã, rồi hãy nói về chuyện đi tu."
Hôm nay, cô tươi cười, mắt tròn xoe nói với ngài, "Thưa cha, con không muốn đi tu nữa. Con gặp một thanh niên ở bãi biển và chúng con đang đề cập đến chuyện hôn nhân."
Cha Piô cười, "Thấy không. Cha nói với con là ra biển trước mà!"
Trên hành lang từ tu viện dẫn đến chỗ xưng tội, hàng ngày dân chúng đứng đợi ngài đi qua. Thường những người có vấn đề khẩn cấp và không xưng tội được bằng tiếng Ý thì ngài khuyên bảo họ qua một linh mục thông dịch viên. Và ngài muốn việc xưng tội được giải quyết trước, sau đó là những khó khăn khác.
Cha Piô có lời khuyên bảo sau về vấn đề tội lỗi: "Ma quỷ như con chó bị xiềng. Nó không thể bắt được ai bên ngoài vòng xích đó. Bởi thế, các con hãy tránh xa. Nếu con đến gần nó sẽ bắt con. Hãy nhớ rằng ma quỷ chỉ có một cánh cửa để vào linh hồn con, đó là ý muốn. Không còn cánh cửa nào khác. Không phải là tội nếu không cốt ý phạm.
"Đừng để bị cám dỗ cho rằng con không thể trở về với tình yêu Thiên Chúa một khi con đã lỗi nghĩa với Ngài. Đây là mánh lới của ma qủy. Thánh Phêrô, Tông Đồ của Chúa Giêsu, là người mà Chúa đã giao quyền trên các Tông Đồ khác, đã chối bỏ Thầy mình. Nhưng sau đó, ngài hối hận và yêu thương Chúa Cứu Thế đến độ trở nên thánh."
Cha Piô không đòi hỏi người ta hy sinh đến độ không thể hiểu được; ngài cũng không bắt phải sám hối một cách khắt khe hoặc đòi hỏi sự từ bỏ mình một cách quả cảm, và ngài cũng không chối bỏ những lý tưởng cá nhân. Ngài quý trọng khả năng mỗi người và không bao giờ ngăn cản họ phát triển khả năng ấy, nếu họ sống đạo cách thành thật.
Một trong những người con thiêng liêng của Cha Piô đến gặp ngài vào mùa thu năm ấy. Ông hỏi, "Họ sẽ dội bom Genoa phải không cha?"
Cha Piô trả lời, "Cha nghĩ là như vậy."
Ông ấy buồn bã nói, "Thường cha nghĩ là đúng. Vậy Genoa sẽ bị dội bom."
Bỗng dưng khuôn mặt Cha Piô tái nhợt và mắt ngài rưng rưng. Ngài kêu lên, "Ôi, làm sao lại dội bom thành phố đáng thương ấy. Bao nhiêu nhà cửa, dinh thự, và bao nhiêu nhà thờ bị sụp đổ!" Người đàn ông thấy thế thật hốt hoảng.
Cha Piô trấn an ông, "Con đừng lo, nhà con sẽ không bị hư hại."
Vì lý do nào đó, lời tiên tri của ngài được đăng trên báo và đã xảy ra đúng như vậy. Khi trận mưa bom dội trên thành phố Genoa, hàng ngàn căn nhà, dinh thự, và nhà thờ sụp đổ. Giữa đống gạch vụn ấy, khó có gì còn nguyên vẹn.
Về sau, người con thiêng liêng ấy kể cho Cha Piô biết là nhà của ông vẫn được toàn vẹn cách lạ lùng, đúng như Cha Piô tiên đoán. Biết bao mảnh bom ghim chặt trong các chậu hoa trước nhà, và chỉ có một vài cửa sổ bị bể, ngoài ra không bị thiệt hại gì.
Chiến tranh tiếp tục, và càng gia tăng mãnh liệt khi cả gia đình ông Luigi Gatta, ở thành phố Monte Santangelo, đang quây quần chung quanh chiếc giường của bé Graziella. Bé đang chờ chết. Không khí chết chóc bao trùm cả nhà đến độ không ai muốn nói một lời nào ngoại trừ lời cầu kinh. Cô bé bị sốt ban đỏ và cậu của cô, là một bác sĩ, cho biết không có hy vọng nhiều. Từ sáng, thân thể bé đã cứng dần, mắt bé nhắm lại và hơi thở mệt nhọc.
Người mẹ lẩm bẩm, "Phải chi chúng ta đến gặp Cha Piô." Mọi người trong nhà nhìn nhau, tràn trề hy vọng.
Một bà dì nói, "Tôi sẽ đi gặp cha, nhưng có lẽ phải chiều tối mai mới về đến nhà."
Ở San Giovanni Rotondo, Cha Piô tiếp bà một cách tử tế. Bà cho biết mục đích của cuộc thăm viếng và đợi ngài cho biết điều bất hạnh, hoặc điều an ủi nhất.
Quả vậy, Cha Piô nhìn bà và nói, "Đứa này sẽ không chết." Và bà sung sướng trở về báo tin cho cả nhà.
Không lâu, bé Graziella đã hồi phục, da dẻ từ từ hồng hào trở lại và trong khi mọi người chuẩn bị ăn mừng thì Maria, chị của bé Graziella bị lây bệnh.
Bà dì của bé kêu lên, "Ôi thôi. Đó là điều mà Cha Piô nói đứa này không chết." Quả thật, Maria đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 7 tháng 11, 1940.
Không lâu sau đó, vào một ngày chớm lạnh, ẩm thấp của đầu mùa đông, một đại uý quân đội Ý xin Thiếu Tá Teseo Isani giúp đỡ để cứu mạng một thiếu tá người Anh vừa thoát khỏi trại tù. Họ không ngần ngại giúp đỡ, và cả hai đã giấu viên thiếu tá Anh trong chiếc xe chở đầy rơm. Kế hoạch tưởng thành công, nhưng mưu mẹo ấy bị khám phá ở trạm kiểm soát.
Tại đây, không những họ gặp lính mà còn lính Đức Quốc Xã. Vị đại uý bị bắt giam ngay lập tức, và Thiếu Tá Isani bị nhốt trong một căn phòng của tòa thị sảnh. Sau một phiên toà quân sự, cả hai bị kết án tử hình.
Vào ngày hành quyết, viên thiếu tá ngồi trầm ngâm ở chiếc bàn, suy tư về giây phút cuối đời. Ông là một người có đức tin và không hèn nhát. Ông đã sẵn sàng chết. Ông yêu quý tôn giáo của ông và muốn chết ở ngay trung tâm thành phố, với tượng thánh giá ghim trên ngực áo, như để thống hối tội lỗi thời trai tráng.
Trong khi ông mệt mỏi dựa người vào bàn, suy nghĩ về cuộc đời thì có tiếng nói rõ ràng, và to giọng: "Trốn đi! Hãy trốn đi!"
Viên thiếu tá tưởng mình mất bình tĩnh. Ông tự cấu vào tay mình, thầm nghĩ, Chưa, mình chưa có điên.
Tiếng nói ấy lại vang lên to hơn và rõ ràng hơn: "Trốn đi! Hãy trốn đi!"
Viên thiếu tá nghĩ có lẽ là cha của ông, đã chết từ lâu muốn cứu ông. Nhưng làm sao thoát? Ông tự hỏi. Hai con chó dữ ở đó sẵn sàng xé mình ra từng mảnh.
Lần thứ ba, tiếng nói ấy lại vang lên: "Trốn đi! Hãy trốn đi!"
Viên thiếu tá nghĩ, Như vậy hiển nhiên là mình phải trốn. Dù gì đi nữa, chúng sẽ bắn mình. Đạn sẽ ghim vào người mình dù đứng hay chạy cũng không thành vấn đề.
Ông biết phải điềm tĩnh. Như một đứa trẻ xin phép thầy giáo, ông xin lính canh cho ông ra ngoài. Thật ngạc nhiên, người lính dường như chẳng lưu tâm gì và đồng ý ngay lập tức.
Viên thiếu tá tử tội đi ngang qua các sĩ quan canh gác bên ngoài. Khi ông đến những bậc thang cuối cùng của tòa nhà thì ông chạy lao đi như tên bắn.
Có tiếng lính gác gọi tên ông, và ra lệnh "Đứng lại, nếu không tôi bắn."
Nhưng họ đã không bắn và ông cũng không đứng lại. Ông chạy như bay, không còn biết gì nữa. Tiếng nói tiếp tục vang dội trong tai ông, thúc giục ông trốn.
Vài ngày sau ông tìm cách trốn sang Thụy Điển. Ông được biết viên đại uý bị hành quyết ngay sau đó, và các bích chương có hình ảnh và tiền thưởng cho cái đầu của ông được dán khắp nước Ý và Thụy Điển.
Sau cùng, khi an toàn để trở về Ý, ông đến Bari, và ở đây ông nghe biết về Cha Piô, ông đã đến San Giovanni Rotondo.
Khi Cha Piô trông thấy ông, ngài mỉm cười thân mật và lắng nghe ông xưng tội. Khi ông đứng dậy ra về, Cha Piô nói với theo: "Trốn đi! Hãy trốn đi!"
"Lạy Chúa!" viên thiếu tá kêu lên sửng sốt. "Thì ra đó là tiếng của cha!"
Cha Piô đứng khoanh tay, và mỉm cười một cách bí ẩn. "Tạm biệt nhé."
IV
Cha Piô theo dõi tình hình chiến sự thật tỉ mỉ. Vào năm 1942 quân đội Ý đã ngăn chặn được cuộc tiến quân của Đồng Minh vào Ai Cập mà đã đến Alexandria. Sau đó chiếm được Alamein, và dường như cuộc chiến sẽ kết thúc với sự chiến thắng của quân đội Ý. Dân Ý thật vui mừng.
Đó là một ngày hè nóng và ẩm khi tin tức lọt đến tu viện. Cha Piô đang rảo bộ trong vườn và chuyện trò với Bs. Sanguinetti và một vài người khách.
Ngài nói với họ, "Chúng ta sẽ thua trận. Đồng ý là chúng ta có thắng một vài trận, nhưng không giữ được lâu. Quân đội Anh đang đổ bộ xuống Ý. Họ sẽ mở mặt trận ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, và đó là điều tốt khi họ làm như vậy."
Mọi người bàng hoàng, và sững sờ nhìn Cha Piô như thể ngài đã mất khả năng phán đoán. Bs. Sanguinetti lắc đầu bất đồng ý. Ông hỏi, "Thưa cha, làm sao cha có thể nói sự tan nát của quê hương chúng ta là điều tốt?"
Cha Piô nhún vai. "Chiến thắng không có nghĩa là chúng ta chiến thắng, nhưng chính người Đức sẽ chiến thắng. Và chúng ta sẽ rơi vào vòng nô lệ cho Đức Quốc Xã, là sự nô lệ độc ác nhất mà con người có thể tưởng tượng ra."
"Nhưng, thưa cha," một vị khách tranh luận, "cha không nghĩ rằng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc xã, thì sự chiến thắng của chủ nghĩa quốc xã không tốt hơn sao?"
Cha Piô lắc đầu một cách dứt khoát. "Điều đó thật khác biệt. Chủ nghĩa quốc xã tấn công mọi tôn giáo, tấn công mọi ý tưởng về Thiên Chúa. Nó sẽ thay thế tôn giáo bằng sự đề cao chủng tộc và thần thánh hóa một nước Đức vĩ đại. Và đó là ý tưởng thu hút được trí tưởng tượng của mọi người, nhất là tuổi trẻ. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật tiêu cực của Sô Viết sẽ không bao giờ thỏa mãn được sự tin tưởng nơi thần thánh sẵn có trong linh hồn người Nga. Nước Nga sẽ trở lại đạo và trở về với Thiên Chúa!"
Mọi người đứng bất động mà không phản ứng gì. Cha Piô quyết định không thảo luận thêm và quay về tu viện.
Mùa hè năm ấy thật ngột ngạt khi quân đội Hoa Kỳ chiếm được căn cứ không quân ở Foggia. Dân chúng ở San Giovanni Rotondo sợ rằng thành phố của họ sẽ bị dội bom, và một số người chạy đến Cha Piô để bày tỏ sự lo lắng.
Ngài trấn an họ, "Không một quả bom nào rơi xuống San Giovanni Rotondo." Mặc dù họ nghe tiếng súng vang vọng, và bị đói khát vì thiếu lương thực, nhưng họ tin vào lời ngài. Nhiều ngày trôi qua, không một trái bom nào rơi xuống thành phố.
"Từ trước đến nay ngài vẫn luôn luôn đúng," một linh mục của tu viện tuyên bố như vậy. Ngài đang trò chuyện với một thương gia sang trọng đang đứng dưới tàng cây, chờ đợi vợ ông. Người thương gia gật đầu, nhưng trông có vẻ không tin tưởng lắm.
Vị linh mục cố gắng thuyết phục ông, "Mới ngày hôm qua, tôi được nói chuyện với một thiếu tá đóng quân tại căn cứ không quân Foggia. Ông ấy đến đây mỗi chiều Chúa Nhật để thăm Cha Piô. Chúa Nhật vừa qua ông dự định bay chung với một phi công bạn để quan sát tình hình, nhưng sực nhớ đến cái hẹn với Cha Piô vào mỗi chiều Chúa Nhật, nên ông hủy bỏ ý định đó. Bởi thế người phi công ấy chỉ bay có một mình. Về sau chúng tôi được biết, không rõ vì lý do gì, chiếc phi cơ ấy phát nổ trên không trung, và người phi công ấy bị chết. Nếu không nhờ Cha Piô thì viên thiếu tá ấy cũng đã ra người thiên cổ." Người thương gia nhìn vào đôi mắt tròn xoe, không chút nghi ngờ của vị linh mục.
Ngước mắt nhìn những đám mây trắng lờ lững trên bầu trời mùa hạ, vị linh mục tâm sự. "Đó là điều thực sự... thực sự..." Ngài cười và liếc nhìn người thương gia. "Tôi không biết dùng chữ gì cho đúng."
Người thương gia nói, "Tôi tin đó là sự ngẫu nhiên," và ông từ giã vị linh mục.
Vị linh mục nói với theo, "Tôi tin đó là sự tiên tri..."
Cuộc chiến tiếp diễn, và Cha Piô thúc giục Bs. Kisvarday dọn nhà từ Nam Tư sang San Giovanni Rotondo càng sớm càng tốt. Sau cùng Bs. Kisvarday đã đến San Giovanni Rotondo với người vợ đau yếu và một người hầu trung thành. Nếu ông chậm trễ một chút thôi thì không thể nào ra khỏi nước, vì đó là chuyến tầu sau cùng rời khỏi nước.
Tin tức về Bs. Kisvarday từ bỏ gia tài đồ sộ ở Nam Tư để đến lập nghiệp ở San Giovanni Rotondo chẳng mấy chốc lan tràn khắp thành phố, và người ta tin rằng lần này Cha Piô đã sai lầm khi khuyên bảo như vậy. Nhưng trong khi gia đình Bs. Kisvarday sống an toàn ở San Giovanni Rotondo, thì Đức Quốc Xã đã xâm lăng Zadar, Nam Tư. Tất cả tài sản của Bs. Kisvarday bị tiêu hủy và người em của ông bị giết khi căn nhà của họ bị đốt. Cháu của ông, cùng với một nhóm kháng chiến bị xử tử. Tất cả những gì Bs. Kisvarday còn lại là người vợ, người hầu, và căn nhà của ông ở San Giovanni Rotondo--và sự hiến dâng cho công cuộc xây cất bệnh viện của Cha Piô.
Trong những ngày ấy, Cha Piô như bị xé ra từng mảnh--vì chiến tranh, bệnh viện, người dân, và công việc của ngài. Người ta thay đổi nhiều trong thời chiến. Họ cố gắng làm như không có gì thay đổi, nhưng Cha Piô cảm được sự khác biệt ấy, nhất là trong tòa giải tội.
"Còn cái bóp mà con lấy cắp thì sao không xưng ra?" ngài hỏi một ông nhỏ nhắn, đang bối rối.
Ông hỏi, "Cái bóp nào?" Ông không hiểu tại sao Cha Piô có thể biết được điều này.
"Dường như con không muốn nhớ đến điều đó nữa. Con không nhớ sao? Đó là ở trại lính Pháp. Con vào một căn nhà và thấy có cái bóp. Có 75,000 quan trong ấy. Dù cái bóp đó không phải của con nhưng con đã lấy mà không hối hận gì."
Đôi mắt đen của ông láo liên nhìn vội Cha Piô. Ông nói, "Con không biết cái bóp đó thuộc về ai."
Cha Piô trả lời, "Lạ nhỉ. Cái nhà ấy con cũng không biết là của ai, sao con không lấy luôn cái nhà?" Người đàn ông xúc động và cúi nhìn xuống đất.
Cha Piô yêu cầu ông làm việc bác ái đền bù cho số tiền ấy, mỗi lần một ít. Ngài nói, "Con buộc phải làm như vậy."
Ông ta đứng bật dậy và lắc đầu. "Thưa Cha, con không muốn làm điều ấy."
"Vậy cha sẽ không tha tội cho con." Ngài đóng sập cánh cửa nhỏ trong tòa giải tội. Sau đó, người đàn ông suy nghĩ và trở lại. Ông hứa đền bù cho việc lấy cắp, và ông sám hối.
Cha Piô cười và tha tội cho ông. Khi ông từ giã, Cha Piô đang tiếp xúc với một thanh niên.
Anh nói, "Thưa cha, con muốn đi tu làm linh mục."
Cha Piô gật đầu, "Phải, Chúa đã gọi con. Hãy thi hành như ý con muốn, nhưng con không muốn làm linh mục triều, mà là một linh mục dòng nào đó." Người thanh niên nhìn ngài sững sờ. Chính anh đã có ý muốn như vậy.
Một thanh niên khác cũng vào tòa giải tội ngày hôm ấy, và hỏi: "Thưa cha, con nên lấy vợ hay đi tu làm linh mục?"
"Lấy vợ," Cha Piô trả lời không do dự. "Không làm linh mục thì tốt hơn là làm linh mục xấu xa."
Ngày dần trôi, một ngày như mọi ngày. Mùa hạ qua, mùa thu đến. Mùa đông ngập tuyết như muốn che phủ vết thương chiến tranh trên quê hương. Những ngày buồn thảm xen lẫn những ngày đầy ơn sủng. Bỗng dưng, vào ngày 19 tháng Hai, cô Pellegrina lên cơn sốt nặng và từ trần. Nhưng đối với Cha Piô, những nhiệm vụ của đời sống hàng ngày khiến ngài không còn nhiều thời giờ để thương tiếc cô em gái.
Với tư cách công dân Hoa Kỳ, cô Mary Pyle không bị nhà chức trách Ý bắt giữ. Họ biết cô là con thiêng liêng của Cha Piô. Nhưng một buổi tối tuyết giá cô đã bị triệu đến văn phòng cảnh sát trưởng.
Ông nói, "Tôi muốn cô rời San Giovanni Rotondo, bây giờ khu vực này là vùng giao tranh."
Cô tuân lệnh và di chuyển đến Pietrelcina, tá túc trong nhà của gia đình Forgione như người khách của Cha Piô. Với cô Mary Pyle, cũng như Cha Piô, thời gian như tuột khỏi tầm tay. Bây giờ cô đã trạc ngũ tuần, và người thiếu nữ mảnh khảnh khi mới đến San Giovanni Rotondo nay đã trở thành một phụ nữ trung niên tóc bạc, người đầy đặn, đoan trang có khuôn mặt dễ thương.
Pietrelcina không bao giờ bị dội bom, nhưng đời sống ở đây thật khó khăn như ở bất cứ ở đâu trong nước Ý. Cô Mary Pyle tận dụng thời giờ làm việc với các kiến trúc sư về kế hoạch xây cất tu viện mới trong khu vực. Bất cứ khi nào cô gặp trở ngại và cần ý kiến của Cha Piô, cô liên lạc với ngài qua ông Orazio. Và từ đó tu viện dòng Caphuchin được khởi công, đúng như Cha Piô tiên đoán nhiều năm trước đây. Cô Mary đóng góp nhiều tài chánh cho việc xây cất, mặc dù cũng có sự đóng góp của dân làng Pietrelcina và nhiều người ở ngoài. Tu viện và nhà thờ này chẳng bao lâu trở nên công việc từ thiện của cô, và cô làm việc ở đó thật vất vả như Cha Piô làm việc cho chương trình xây cất bệnh viện của ngài.
Khi chiến tranh lắng dịu và có thể trở về San Giovanni Rotondo, cô Mary Pyle trở thành người
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.04.2012    Tiêu đề: (Tiếp theo) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Khi chiến tranh lắng dịu và có thể trở về San Giovanni Rotondo, cô Mary Pyle trở thành người tiếp đãi hàng ngàn quân nhân Hoa Kỳ trú đóng ở căn cứ không quân gần Foggia. Khi những quân nhân này đến gặp Cha Piô, cô đóng vai trò thông dịch viên. Hầu như mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ đều có các quân nhân xuất xứ ở đó.
Bất cứ khi nào trò chuyện với các quân nhân, Cha Piô đều tỏ vẻ nồng nhiệt, và họ yêu quý ngài. Nhiều người về lại quê hương đem theo câu chuyện của ngài về ý định xây cất bệnh viện, và kết quả là người ta lại trao tặng hàng ngàn đô la cho tổ chức từ thiện của ngài.
Rất nhiều quân nhân viết thư về nhà đề cập đến Cha Piô. Báo chí nghe biết về ngài, và chẳng bao lâu các thông tín viên của tờ Life đã đến để ghi nhận những câu chuyện về tôn giáo vĩ đại nhất thế kỷ.
"Tôi không nghĩ tất cả những điều được báo chí đăng tải thì tốt cả," một linh mục nhận xét với Cha Piô sau khi các thông tín viên ra về. "Nhất là phần quan điểm của cha về chiến tranh. Không phải ai ai cũng cảm kích về lời tiên tri của cha--tỉ như người Đức."
Cha Piô có vẻ không lưu tâm và dường như ngài đang nghĩ đến điều gì khác. Ngài nói "Cuộc đời của một Kitô Hữu thì không có gì khác hơn là một cuộc chiến đấu với chính bản thân, và cái đẹp của nó không thể tỏ lộ nếu không bị đau khổ."
Ngài không tin là người Đức sẽ chiến thắng. Không bao lâu, khi lính Đức rút lui khỏi Foggia, hai sĩ quan Đức đến tu viện và đòi gặp Cha Piô. Khi ngài bước ra khỏi nguyện đường, họ gặp ngài với hai khẩu súng trên tay.
Một trong hai người sành sõi tiếng Ý lên tiếng hỏi: "Cha Piô, ai sẽ thắng trận?"
Cha Piô nhún vai. Ngài nói, "Sẽ có người thắng." Hai khuôn mặt lạnh lùng nhìn ngài nghi ngờ.
Ngài cảm thấy khó chịu và nói, "Coi kìa, tôi không có vũ khí. Sao các anh lại chĩa súng vào tôi?"
Cả hai nhìn nhau và sau cùng đút súng vào bao. Họ nhìn ngài một cách khó chịu và bỏ đi.
Vào ngày Chúa Nhật sau đó, một người Cộng Sản ở San Giovanni Rotondo trở về sau cuộc họp ở thành phố Marco gần đó. Ông ta hồ hởi với kết quả của cuộc họp đến độ đứng lên một cái thùng và bắt đầu tuyên truyền. Một số người bao quanh, lắng nghe. Ông lên án Cha Piô.
"Đả đảo Cha Piô!" ông hét vào những khuôn mặt hoảng hốt của đám đông. Ông vung tay quyết liệt: "Chúng ta sẽ cắt đầu nó!"
Ngay lập tức, cánh tay ông cứng đơ ở trên không và mắt ông trợn trắng. Trong khi những người chung quanh há hốc miệng kinh ngạc, ông ngã vật xuống đất. Một bác sĩ địa phương vội đưa ông về phòng mạch. Sau đó không lâu, ông bị chết vì tai biến mạch máu não.
V
Khi Cha Piô thúc giục Bs. Sanguinetti đến làm việc với ngài về kế hoạch xây cất bệnh viện, cha tiên đoán là nhờ một vé số mà ông sẽ có thể rời Parma và đến định cư ở San Giovanni Rotondo.
Vài năm sau, Bs. Sanguinetti được mời tới nhà của một người danh giá trong vùng là Don John Sacchetti, để chữa bệnh cho đứa con trai của ông đang đau nặng. Đứa bé được khỏi bệnh và hai ông bà thật cảm kích đến độ họ trở thành bạn thân của vợ chồng bác sĩ này. Có một lần trong khi đến thăm ông Don Sacchetti, Bs. Sanguinetti nói về kế hoạch xây cất bệnh viện của Cha Piô và ông có nhắc đến cái vé số bí ẩn đó. Ông bà Sacchetti rất thích thú, nhưng họ chưa quyết định đóng góp gì cả.
Khi hai vợ chồng bác sĩ từ giã, ông Don Sacchetti nói đùa: "Nhớ cho tôi biết về cái vé số bí mật đó sau khi bạn biết sự thật nhé."
Một vài tuần sau, Bs. Sanguinetti trở lại nhà ông Don Sacchetti một cách hân hoan, tay vẫy vẫy một lá thư.
Ông nói, "Tôi mới tìm ra ý nghĩa của cái vé số mà Cha Piô đề cập đến. Có một lần tôi mua công khố phiếu chính phủ và được trao tặng tấm vé số như một tờ biên nhận. Tôi mới được tin công khố phiếu ấy trúng giải thưởng và tôi được hưởng một số tiền. Bây giờ tôi có thể rảnh rang, không phải hành nghề để giúp Cha Piô xây cất bệnh viện."
Sau đó vị bác sĩ bắt tay vào việc giúp Cha Piô, và cũng từ đó danh tiếng của ông được nhiều người biết đến. Ông trở nên một người trông coi toàn thể kế hoạch và tiếp xúc với đủ mọi người, từ giới thượng lưu ở Rôma và những người sáng giá trong ngành y khoa đến giới bình dân ở Apulia để giúp đỡ xây cất bệnh viện.
Chính Bs. Sanguinetti là người mà Cha Piô giao phó việc chăm sóc các vết thương ở chân tay, và cạnh sườn của ngài. Có lần vị bác sĩ này nói với các đồng nghiệp, "Nếu bạn hoặc tôi phải chịu sự đau khổ chỉ bằng một phần mười sự đau khổ của Cha Piô thôi, có lẽ chúng ta cũng đủ chết."
Cuộc chiến bây giờ đã chấm dứt, Bs. Sanguinetti làm việc một cách cần mẫn và hiểu biết, ông giúp kiến trúc sư Angelo Lupi hoạch định việc xây cất. Tuy nhiên, điều kiện hỗn độn của quốc gia sau thời chiến tạo nên nhiều khó khăn trong việc mua sắm và chuyên chở vật liệu. Ngoài ra những trở ngại về phía giáo quyền cũng như với viên chức thành phố đã làm trì trệ kế hoạch, mãi cho đến ngày 5 tháng Mười 1946, chương trình "Trợ Giúp Người Đau Khổ" mới được chính thức khởi sự. Vào ngày đáng nhớ đó, Cha Piô đã giơ tay chúc lành ban giám đốc chương trình.
Sau đó việc xây cất được tiến hành mau chóng. Bước đầu tiên là phá núi. Công việc này phải mất nhiều tháng trời, và tiếng nổ vang xa hàng chục dặm như muốn lở cả núi non.
Sau việc phá núi, các phân xưởng được dựng nên để kịp chế biến mọi thứ cần thiết cho việc xây cất bệnh viện. Một lò nung được thành hình để chế tạo những viên đá nhân tạo dùng cho bên trong cũng như bên ngoài bệnh viện. Hàng trăm khung sắt lớn nhỏ cũng được chế biến, và các phân xưởng mộc cũng được thiết lập. Hàng trăm tay thợ chuyên môn làm việc ngay hiện trường để chế tạo các lớp đá làm nền và những phiến đá làm mặt tiền của bệnh viện. Việc xây cất xử dụng đến nhân lực ở vùng San Giovanni Rotondo và phụ cận đã giúp cho kinh tế trong vùng phát triển. Nhiều người làm việc tình nguyện để góp phần trong kế hoạch.
Nhưng vẫn có những khó khăn bất tận mà cả ba người và các kỹ sư phải tìm cách giải quyết. Đường xe lửa gần đó nhất cũng cách khoảng 25 dặm, nằm trong Foggia, và bệnh viện ở cao trên mực nước biển đến nửa dặm. Việc tiếp liệu bằng đường xe lửa thường bị chậm trễ vì những hư hại do chiến tranh gây nên, và một phương tiện chuyên chở khác phải được mau chóng thiết lập.
Một nhà máy thủy điện cần được xây cất. Nhưng việc tìm ra nước cho nhà máy cũng là điều khó khăn. Cha Piô được hỏi ý kiến và ngài đề nghị họ dẫn một đường ống nước đặc biệt từ Apulia. Điều này được hoàn thành, đảm bảo việc cung cấp lượng nước liên tục, và việc xây cất được tiếp tục. Và ngày 16 tháng Năm 1947 là ngày đặt viên đá đầu tiên.
Cả gia đình Cha Piô có mặt ở đó, ngoại trừ một người. Ông Orazio không bao giờ thấy được ngày vui mừng ấy. Vào ngày 7 tháng Mười 1946 ông chết trong tay Cha Piô, hưởng thọ tám mươi bốn tuổi. Cha Piô thật buồn trước cái chết của ông. Vài người em của cha đã thấy ngài khóc.
Có người khuyên, "Hãy can đảm lên."
Đôi mắt nâu của ngài ngước nhìn, giọng nói ngập ngừng, "Tôi thực sự đã mất một người cha." Ông Orazio Forgione được chôn gần mộ người vợ ở nghĩa trang vùng San Giovanni Rotondo.



Sau khi ông Orazio chết, cô Mary sống cô độc trong khu nhà với các người gia nhân, gồm bốn phụ nữ trông coi việc dọn dẹp và ăn uống. Nhưng cô không đơn côi. Dân chúng từ khắp nơi trên thế giới viết thư cho cô, và hàng ngày cô bận rộn với đống thư từ. Công việc chính yếu của cô là phúc trình lên Cha Piô những nhu cầu và sự khó khăn của dân chúng. Sau đó, cô phải mất hàng giờ để trả lời thư từ, cho họ biết lời khuyên của Cha Piô. Đó là công việc mệt mỏi và bất tận, và sau này cô phải cần đến người thư ký phụ tá tình nguyện giúp đỡ cô.
Một năm trôi qua, và mùa thu lại đến với tu viện. Một khuôn mặt mới xuất hiện, và bỗng dưng mọi sự thay đổi trở nên tốt đẹp hơn.
Cô Barbara Ward đến từ Luân Đôn để gặp Cha Piô với những lý do riêng. Cô rất sung sướng khi nhận được sự giúp đỡ và muốn làm một điều gì đó cho ngài. Bs. Kisvarday cho cô biết là Cha Piô ao ước hoàn tất việc xây cất bệnh viện và hiện giờ rất cần đến tài chánh. Ông cũng cho cô biết ngân quỹ đã sút giảm đáng kể vì sự mất giá của đồng "lira". Do đó cô quyết định tiếp tay vào dự án bệnh viện và thực hiện chuyến công du để gây quỹ ở Hoa Kỳ.
Cô Ward đã thành công và gây quỹ được $325,000 từ cơ quan cứu trợ và định cư của Liên Hiệp Quốc (United Nations Relief and Rehabilitation Administration, UNRRA), mà vị giám đốc cơ quan này là cựu thị trưởng Nữu Ước, Fiorello LaGuardia; gia đình ông xuất thân từ Foggia. Sự trợ giúp này đã thoả đáp nhu cầu tài chánh của bệnh viện. Không chịu thua lòng quảng đại, người dân nước Ý cũng đã quyên góp để có được số tiền bằng số tiền nói trên, và việc xây cất bệnh viện được tiếp tục mau chóng hơn. Khi nghe biết về số ngân quỹ, Cha Piô tươi cười rạng rỡ.
Ngài nói với các linh mục bạn trong bữa ăn ngày hôm đó, "Tôi đã nói là sẽ có tiền mà."
Mọi người mỉm cười. Có người lên tiếng, "Chúng tôi chưa bao giờ hồ nghi một chút nào."
Công việc diễn tiến tốt đẹp, ngoại trừ một vài vấn đề. Khi số ngân khoản trao tặng lớn lao đổ về thì chính phủ nhúng tay can thiệp, và sổ sách chi thu đơn giản của Bs. Kisvarday phải được điều chỉnh lại. Những cuốn sổ chi thu đầu tiên của ông được giữ lại như một kỷ niệm đáng nhớ.
Nhờ có số ngân quỹ nên việc xây cất mới được tiếp tục, do đó các công nhân viên của bệnh viện đặt cô Barbara Ward là mẹ đỡ đầu của bệnh viện.
Vào năm 1948, Cô Mary Pyle sang Hoa Kỳ để thăm người dì đang hấp hối vì ung thư. Cô ở đây bốn tháng, và trong thời gian đó, bạn hữu cô thúc giục cô nói chuyện về Cha Piô với các tổ chức khác nhau ở trong nước.
Khi trở về Ý, cô kể lại cho Cha Piô nghe là trong thời gian bốn tháng này, không ngày nào mà cô không rước Lễ.
Ngài nói, "Phải. Đúng hơn là trong bốn năm qua, con không quên rước lễ một ngày nào."
"Con chưa bao giờ nói cho cha biết điều này mà."
Cha Piô giả vờ ngạc nhiên, "Chưa bao giờ?" Bốn ánh mắt nhìn nhau phản chiếu niềm vui khôn tả của một tình bạn đã có từ lâu.
Cô nói, "Để con ra ngoài đón anh của cha, đến thăm cha."
Kể từ khi vợ chết, ông Michael đến tu viện hàng ngày. Bây giờ ông đã ngoài sáu mươi, với mớ tóc bạc và khuôn mặt nhẵn nhụi, không để râu, ông thường nói với Cha Piô về người cha của họ, ông Orazio. Ông sống với gia đình đứa con gái, tên Pia, gồm hai vợ chồng và tám đứa con.
Trong vòng hai mươi năm sống ở San Giovanni Rotondo, ông Michael trung thành tham dự thánh lễ hàng ngày của Cha Piô vào lúc 5g sáng, và chiều tối ông cũng có mặt trong đám khách đến thăm Cha Piô. Ông thường ngồi cạnh cha và kể lể những chuyện xảy ra trong gia đình và bạn hữu.
Nếu có lần nào ông ngủ quên hay tham dự Thánh Lễ trễ, Cha Piô liền nghiêm nghị lên tiếng, "Anh Michael này, phải chịu khó thức dậy cho đúng giờ. Sáng nay anh đi lễ trễ đấy!"
Một buổi sáng kia sau giờ giải tội, một bác sĩ ngồi gần ông Michael nhận thấy khuôn mặt đau khổ của Cha Piô. Một tội nhân vừa mới xưng những tội khủng khiếp với ngài.
Vị bác sĩ vội vã tiến đến, "Cha không sao chứ?"
Cha Piô gật đầu, nhưng thân thể của ngài rung lên bần bật. Ngài kêu lên, "Ôi các linh hồn. Sự cứu chuộc tốn kém biết chừng nào!"
Có ngày, khi không mạnh khoẻ đủ để rời phòng riêng đi giải tội, ngài coi đó như một thập giá khi nghĩ đến đám đông đang chờ đợi ngài để xưng tội.
Ngài nói, "Tôi ở đây và đám đông đang đợi tôi ở ngoài kia."
"Con không lo đến điều đó," một linh mục nói như thế để an ủi ngài. Cha Piô nhìn linh mục ấy một cách nghi ngờ.
Đôi khi ngài tự hỏi tại sao đời ngài quá phức tạp và can dự đến quá nhiều người. Có những ngày hàng ngàn khuôn mặt mà ngài đã gặp hiện lên trong tâm trí ngài, sống cũng như chết, tất cả những diện mạo linh hồn vô tận mà ngài đã gặp.
Cô Italia Betti là một trong những người ấy. Trong khắp nước Ý và nhiều quốc gia Âu Châu, cô nổi tiếng là một đảng viên Cộng Sản thật hăng say. Cô sống ở Bologna, nơi cô dạy toán. Mọi người trong gia đình cô đều là đảng viên Cộng Sản ngoại trừ cô em gái, Emerita, là người vẫn trung thành với đạo Công Giáo.
Cô Italia, một phụ nữ cứng rắn lúc nào cũng có vẻ khắc nghiệt, là một thành viên nhiều tham vọng của đảng và luôn luôn có mặt tại bất cứ nơi nào có cuộc đụng độ giữa Cộng Sản và Công Giáo. Lúc nào cô cũng sẵn sàng tranh đấu, và ngay cả nếu tình thế bắt buộc cô cũng sẵn sàng giết người.
Và rồi cô đau khổ vì bệnh ung thư. Các bác sĩ cho biết cô không hy vọng gì sống sót. Trong thời gian nằm bệnh, một linh mục tự xưng là Cha Piô xuất hiện trong giấc mơ bảo cô đến San Giovanni Rotondo.
Cô chưa bao giờ nghe nói về vị linh mục ấy, nhưng trong cơn tuyệt vọng, một ngày trong tháng Mười Hai 1949, cô, mẹ cô và em cô cùng đến ngôi làng miền núi. Ba người thuê một căn nhà hai phòng gần tu viện.
Cha Piô chào đón cô một cách nồng nhiệt và ngài giảng giải, an ủi cô. Ngài đã đem sự bình an và sự sáng đến trong tâm hồn cô, và đó là điều cô chưa bao giờ biết đến. Cô được rước lễ từ chính tay ngài và công khai tuyên bố từ bỏ con đường thù hận và võ lực trước đây. Trong mười tháng bị đau khổ khủng khiếp, cô trở nên một gương mẫu của sự khiêm tốn và kiên nhẫn, hoàn toàn phó thác cho thánh ý Chúa. Cô chết một năm sau đó.
Cha Piô cũng nhớ đến một người hoán cải khác, ông Dino Serge, một kịch tác gia nổi tiếng của Ý, thường ký tên Pitigrilli.
Ông Pitigrilli là người vô thần sống ở Buenos Aires. Ông có một người bạn, tên Luigi Antonelli, cũng là văn sĩ ở Foggia. Ông Antonelli bị ung thư cổ và được bác sĩ cho biết nếu giải phẫu ông hy vọng sống được 6 tháng, nếu không thì chỉ còn 3 tháng nữa là chết.
Khi việc giải phẫu đang được chuẩn bị, có người nói ông đến gặp Cha Piô, ngài ở cách đó chỉ có hai mươi bốn dặm. Trong sự tuyệt vọng, ông đồng ý, và cùng với Pitigrillli ông tham dự Thánh Lễ của Cha Piô. Là một người khách lạ của San Giovanni Rotondo, ông Pitigrilli cũng theo dõi Thánh Lễ ở một góc nhà thờ.
Sau khi Thánh Lễ chấm dứt, bỗng dưng Cha Piô quay xuống giáo đoàn và nói: "Hãy cầu nguyện nhiều. Xin mọi người hãy tha thiết cầu nguyện cho một người đang có mặt nơi đây mà họ rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta. Một ngày nào đó ông ấy cũng sẽ đến bàn tiệc thánh và sẽ đem theo nhiều người với ông, là những người đã từng sai lạc như chính ông."
Trong cùng ngày đó, ông Antonelli xưng tội, và Cha Piô đã khuyên bảo ông thật lâu. Sau đó ông được khỏi bệnh ung thư. Về phần ông Pitigrilli, ông trở lại đạo nhờ Cha Piô và trở nên một người hoàn toàn đổi mới. Ông về lại Buenos Aires và bắt đầu viết về sự hoán cải của ông.
Dường như cứ một vài tuần lại có người thử thách khả năng của Cha Piô. Có một linh mục dòng Đa Minh đến từ Pompei và mặc thường phục. Ngài chưa bao giờ gặp Cha Piô, và sau Thánh Lễ, khi người ta xếp hàng vào xưng tội, vị linh mục cải trang đứng trong một góc như sợ bị lộ diện.
Trong khi Cha Piô nghe xưng tội, ngài thường liếc mắt về phía linh mục. Sau cùng ngài sai người đến gọi vị linh mục lại. Vị linh mục cải trang sững sờ và do dự tiến về phía Cha Piô.
Cha ra lệnh, "Hãy đi mặc áo chức vào."
Vị linh mục mỉm cười, cầm lấy tay Cha Piô hôn, và nói, "Đây là những gì con muốn biết. Bây giờ con đã tin."
Sau khi bước ra khỏi tòa giải tội, Cha Piô sung sướng trở về phòng khi thấy không còn ai đợi ngài ở hành lang. Ngài mệt mỏi cách khủng khiếp, và tự hỏi đó có phải là sự căng thẳng khi bước vào kỷ nguyên mới hay chỉ là sự mệt mỏi của một ngày làm việc khó nhọc.

(Còn tiếp)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.04.2012    Tiêu đề: (Tiếp theo) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

THÀNH TRÌ GARGANÔ

Bệnh viện của Cha Piô trị giá năm triệu đô la. Ngài không thích mắc nợ và cũng không cảm thấy bình an khi số nợ chưa trả xong.
Khi nhìn đến sổ sách kế toán, ngài tuyên bố "Thật trái luân lý khi phải chấp nhận phân lời quá cao như vậy".
Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ được khánh thành ngày 5-5-1956. Trên 15,000 người hiện diện khi Cha Piô cùng với Đức Hồng Y Lercaro cắt băng khánh thành. Buổi khánh thành đã được cả thế giới chú ý, và một nhóm chuyên gia quốc tế về tim cũng hiện diện và sau đó họ tham dự một nghị hội chuyên đề về những bệnh tật của tim được tổ chức trong giảng đường của bệnh viện.
Vào 7 giờ sáng hôm ấy, Cha Piô cử hành Thánh Lễ trên một khán đài được dựng trước cổng Nhà Chữa Trị để khai mạc chương trình. Những làn gió nhẹ làm phất phới một rừng cờ 300 cái được treo trên nóc bệnh viện. Lá cờ Hoa Kỳ ở chính giữa, ngay bên cạnh cờ Ý. Sau Thánh Lễ, các phản lực cơ xuất phát từ Manfredonia bay ngang lễ đài như ngày lễ lớn của quốc gia.
Nhiều viên chức cao cấp của chính phủ Ý, của nhà chức trách địa phương ở Foggia và San Giovanni Rotondo, và các vị chức sắc từ Vatican và các nơi khác cũng hiện diện. Sáu trăm người đại diện của các nhóm cầu nguyện ở các thành phố Ý cũng có mặt ở đó, và ba trăm đại diện khác đến từ Tây Ban Nha, Ấn Độ, Argentin, Pháp, Hoa Kỳ, Brazil, và các quốc gia khác.
Trong buổi lễ khai mạc, Cha Piô ngồi giữa Đức Hồng Y Lercaro và cha bề trên Dòng Capuchin.
Cha hỏi một linh mục Capuchin, "Ông Angelo có ở đây không?" Ngài đang tìm ông Angelo Lupi, là kiến trúc sư tài ba đảm trách việc xây cất.
"Có chứ," vị linh mục trả lời. "Ông ấy ở phía bên kia."
Trong buổi lễ khánh thành, viên thị trưởng cảm ơn Cha Piô đã đem lại sinh khí cho thành phố; cha bề trên đọc thông điệp của Đức Giáo Hoàng Piô XII với phép lành Tòa Thánh và ngài nói bệnh viện này như một công trình được thúc đẩy bởi lòng bác ái sâu xa.
Khi Đức Hồng Y Lercaro phát biểu, ngài tóm lược tinh thần của Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ với những lời sau: "Thật thừa thãi để bày tỏ cảm tưởng trong một nơi mà tự nó đã nói lên tất cả ý nghĩa... Tôi nhớ những lời trong Phụng Vụ Thánh: 'Đâu có tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa!' Và cũng thật đúng là đâu có Thiên Chúa, ở đó có bác ái và yêu thương... Quý vị không nhận ra điều ấy ở San Giovanni Rotondo sao? Phải, cả thế giới đã nhận ra điều ấy! Thiên Chúa đang ở đây! Bởi thế, thật hiển nhiên là tình yêu và bác ái cũng hiện diện."
Sau cùng Cha Piô bước lên trước máy vi âm: "Kính thưa quý vị và các anh em trong Đức Kitô. Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ đã hoàn tất. Tôi xin cảm tạ tất cả những ân nhân từ khắp nơi trên thế giới đã giúp đỡ công cuộc xây cất này. Giờ đây tôi xin trình diện với tất cả quý vị một cơ sở mà Đấng Quan Phòng, với sự giúp đỡ của quý vị, đã tạo nên. Hãy chiêm ngắm và hãy cùng tôi dâng lời chúc tụng Thiên Chúa.
"Một hạt giống đã được gieo xuống, mà Người sẽ chăm sóc với lòng yêu thương. Một đạo quân mới, được thành hình bởi sự hy sinh và tình yêu sẽ vinh hiển Thiên Chúa khi chăm sóc bệnh nhân. Đừng quên giúp đỡ chúng tôi... Hãy hỗ trợ chúng tôi trong việc tông đồ chữa trị những đau khổ của nhân loại, và lòng bác ái vô biên của Thiên Chúa cũng như sự sáng và đời sống vĩnh cửu của Người, sẽ tuôn đổ trên quý vị những ơn sủng mà Chúa Giêsu trên Thánh Giá đã hứa cho những ai theo Người. Cơ sở mà quý vị có hôm nay đang bước vào năm đầu tiên. Nhưng để phát triển và lớn mạnh, nó cần được nuôi dưỡng. Vì thế, tôi xin quý vị rộng lượng đừng để nó tàn lụi, mà sẽ trở thành một trung tâm y khoa hiện đại và đồng thời lan toả tinh thần của Thánh Phanxicô. Cầu mong sao nó sẽ trở nên một nơi chốn để cầu nguyện và nghiên cứu khoa học, là nơi loài người sẽ tìm thấy tâm điểm của nó là Đức Kitô Bị Đóng Đinh, như một đàn chiên dưới một Chủ Chiên.
"Chúng ta đã đạt được giai đoạn đầu tiên của hành trình. Đừng vì sự tiến bộ đó mà dừng bước. Hãy đáp lời mời gọi của Thiên Chúa cho mục đích tốt đẹp này. Mỗi người hãy làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của tôi, của một đầy tớ vô dụng, là không ngừng dâng lời cầu nguyện lên Đức Kitô Giêsu. Nhiệm vụ của quý vị, bởi khao khát muốn ôm ấp tất cả sự đau khổ của nhân loại, là phó thác bệnh viện này cho lòng từ ái của Cha trên trời, như thế khi được giác ngộ bởi ơn Chúa và bởi lòng độ lượng của quý vị, quý vị sẽ kiên trì trong công việc tốt lành với thiện ý. Bởi vậy, trong tinh thần khiêm tốn, quý vị hãy nâng tâm hồn lên với Chúa. Xin Thiên Chúa chúc lành cho những người đã giúp đỡ, đang giúp đỡ, và sẽ giúp đỡ trong tương lai, và cầu xin Người trả ơn cho quý vị và gia đình gấp ngàn lần ở đời này và ban cho quý vị niềm vui vĩnh cửu trong sự sống đời sau.
"Nguyện xin Đức Trinh Nữ rất thánh, Mẹ Ơn Sủng, Cha Thánh Phanxicô, và Đấng Đại Diện Đức Kitô ở trần thế là Đức Thánh Cha, cầu bầu cho chúng ta để Thiên Chúa nhận lời cầu xin của chúng ta."
Trong hàng ngàn người tham dự Thánh Lễ của Cha Piô và lễ khánh thành có một ông được mọi người chú ý vì ông khóc suốt buổi lễ. Đó là Bs. Kisvarday, là người sau cùng còn sống trong nhóm ba người trợ giúp Cha Piô xây cất bệnh viện. Vào cuối buổi lễ, ông đến hôn tay Cha Piô, chúc mừng ngài vì bệnh viện đã hoàn tất, và ông khóc nức nở.
Cha Piô cũng xúc động, và ngài an ủi ông cho đến khi ông lấy lại được bình tĩnh. Cha nói, "Này Carletto, chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa."
Trong buổi lễ có sự hiện diện của rất nhiều bác sĩ nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới. Vào cuối buổi nghị hội về các bệnh tật của tim, một nhóm bác sĩ nổi tiếng đến tu viện và xin Cha Piô nói chuyện với họ.
Cha Piô mỉm cười hòa nhã, và nói: "Tôi biết nói gì? Cũng như tôi, quý vị đến trong thế gian này với một nhiệm vụ cần phải hoàn tất. Tôi nói với quý vị về nhiệm vụ, trong khi ai ai cũng đề cập đến quyền lợi. Tôi, là một tu sĩ và là một linh mục, có một sứ vụ phải hoàn tất. Là một tu sĩ và là một người Capuchin, tôi buộc phải tuân giữ những quy luật và lời khấn của tôi một cách nghiêm nhặt. Là một linh mục, nhiệm vụ của tôi là đền tội, xoa dịu Thiên Chúa vì tội lỗi nhân loại.
"Tất cả những điều này xảy ra như mong ước nếu tôi sống trong ơn sủng của Thiên Chúa, nhưng nếu tôi xa rời Thiên Chúa, làm sao tôi đền bồi cho người khác được? Làm sao tôi có thể là người trung gian với Đấng Tối Cao được?
"Quý vị có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân, nhưng nếu bên giường bệnh, quý vị không đem cho họ sự chăm sóc yêu thương nồng ấm, tôi không nghĩ là thuốc men có ích lợi gì. Chính tôi đã cảm nghiệm được điều ấy. Trong thời gian tôi bị đau yếu từ năm 1916 đến 1917, khi các bác sĩ chữa trị tôi, họ đã an ủi tôi. Lòng yêu thương cần được thể hiện qua lời nói. Và chính quý vị, làm sao có thể đem lại sự an ủi tinh thần cho bệnh nhân nếu không bằng lời nói. Về sau tôi gặp một bác sĩ chuyên môn, ông thẳng thừng cho biết tôi bị bệnh lao và chỉ còn sống được một năm nữa thôi. Tôi trở về nhà, buồn chết được, nhưng phó thác cho ý Chúa. Và như quý vị thấy, tôi vẫn sống nhăn! Điều tiên tri của vị chuyên gia ấy không thành sự thật.
"Hãy đem Thiên Chúa đến với người bệnh, điều đó có giá trị hơn bất cứ sự chữa trị nào. Và xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể quý vị, cho gia đình quý vị, và nhất là công việc và bệnh nhân của quý vị. Đây là lời ao ước chân thành nhất của tâm hồn một linh mục."
Các bác sĩ sững sờ nghe ngài nói từ đầu đến cuối, dường như họ bị thu hút bởi lời của ngài.
Sau đó, Bs. Paul Dudley White, bác sĩ chuyên khoa tim của Tổng Thống Eisenhower, bước ra và nói: "Tôi trở về Hoa Kỳ với một ấn tượng mạnh mẽ về công việc của Cha Piô. Bệnh viện này, không như bất cứ bệnh viện nào khác trên thế giới, tôi nghĩ rất thích hợp cho những cuộc nghiên cứu về sự tương quan giữa tâm trí và bệnh tật. Ở đây, chứ không ở đâu khác, cuộc nghiên cứu về bệnh thần kinh có thể được phát triển."
Cha Piô nhìn ông không chớp mắt. Thực sự, ông White đã nói lên điều mà chính cha đã bày tỏ khi mới hoạch định xây cất bệnh viện. Lúc ấy, ngài nói: "Tôi thường nhận thấy rằng linh hồn và thân xác bị đau yếu và được lành lặn cùng một lúc. Tôi muốn xây một căn nhà thật lớn để tiếp đón những người đau yếu đến xin phép lạ của Thiên Chúa. Đức tin và đức cậy sẽ giúp chữa lành tinh thần của họ; lòng bác ái sẽ giúp họ chỗ nương thân; nếu có thể, khoa học sẽ làm phần còn lại."
Bs. Evans đến từ Luân Đôn phát biểu: "Đây là một cuối tuần tôi chưa bao giờ có trong đời, và đây là những giây phút quan trọng của tôi." Với đôi chút ngập ngừng, ông hơi cúi đầu, và nói tiếp: "Xin cám ơn Cha Piô." Cha mỉm cười thân thiện với ông. Tim ngài rộn rã niềm vui.
Vị chủ tịch của Hội Chuyên Khoa Tim Âu Châu là Bs. G. Nylin đến từ Stockholm, thay mặt cho Hội lên tiếng: "Chúng tôi kính cẩn cúi chào Cha Piô, là tác giả của một công trình bác ái nguy nga. Với đức tin không lay chuyển, với lòng yêu thương nhân loại, Cha Piô đã làm gương cho chúng tôi trong việc xả thân phục vụ đồng loại. Bệnh viện này là bằng chứng hiển nhiên của Người Samaritan Tốt Lành. Với lòng thành khẩn, chúng tôi cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho những ý định cao cả và bác ái của Cha Piô."
Bs. Wangensteen ở Minneapolis nói, "Mọi sự đều tốt đẹp và đáng thán phục, tuy nhiên, có điều thật đáng tiếc--là thế giới này chỉ có một mình Cha Piô. Nếu không còn ai khác thì thật đáng tiếc!"
Sau nghi thức khánh thành và hội họp, một trăm chuyên gia về tim đã đến Rôma để được diện kiến Đức Giáo Hoàng Piô XII. Sau đó, Đức Thánh Cha đã chuyện trò với họ. Ngài để ý lắng nghe và thấy vui thích khi các bác sĩ bàn tán về nghị hội chuyên đề ở bệnh viện.
Sau đó Bs. Wangensteen lập lại lời nhận xét về Cha Piô, và nói: "Con thấy buồn khi nghĩ rằng trên thế giới này chỉ có một Cha Piô. Thật đáng tiếc nếu không còn ai."
Đức giáo hoàng lắng nghe với nụ cười hiền hậu, và nhận xét: "Hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có thêm nhiều linh mục tốt lành và thánh thiện." Trước khi kết thúc, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã ca ngợi công trình xây cất của Cha Piô và ban phép lành cho các bác sĩ.
Làn sóng bệnh nhân đổ về bệnh viện ngày càng đông. Người giầu cũng như nghèo đều được chữa trị như nhau, với các phương tiện của bệnh viện. Một vài phương tiện công cộng về vấn đề bảo hiểm và cứu tế được thiết lập để giúp đỡ cho những người ít khả năng. Với những ai không có khả năng, ban quản lý cũng thiết lập một ngân quỹ riêng để trang trải tiền chữa trị cho họ.
Những tốn kém của việc điều hành bệnh viện được bù đắp bằng sự tặng dữ và lệ phí chữa trị, cũng như từ những ngân khoản khác do việc quyên góp. Như một phương tiện để gây quỹ, ban giám đốc phát hành một tờ báo định kỳ, mang tên "La Casa Della Sofferenza" bằng năm thứ tiếng: Pháp, Anh, Ý, Đức, và Tây Ban Nha, và giá báo một năm là $2.50 đô la.
Quả là một chặng đường dài và mệt mỏi cho Cha Piô. Nhưng ngài vui mừng. Tối thiểu, đó là điều được tiến hành một cách gần như tuyệt hảo.
Ngài đặc biệt vui mừng khi các Nhóm Cầu Nguyện có thể dùng bệnh viện làm nơi hội họp quốc tế. Chẳng bao lâu, hầu như hàng ngày, đều có các nhóm cầu nguyện đến từ Manila, Ái Nhĩ Lan, Pháp, miền bắc nước Ý, Nam Tư, và Thụy Điển; đi theo họ là các giám mục và linh mục.
Một nhóm cầu nguyện đến từ Nam Tư gồm 65 người, trong đó có 15 linh mục. Các linh mục được gặp riêng với Cha Piô và được cha chúc lành cho họ.
Một linh mục lên tiếng, "Chúng con có danh sách của những người xin cha cầu nguyện cho họ."
Cha Piô gật đầu và nói, "Tôi sẵn sàng cầu nguyện cho họ."
Thư từ bắt đầu tới tấp đổ về từ khắp nơi trên thế giới ca ngợi Nhóm Cầu Nguyện. Các linh mục nói lên sự giúp đỡ đặc biệt về tinh thần của các nhóm này, và Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ban phép lành đặc biệt cho nhóm cầu nguyện.
Cha Piô theo dõi những biến chuyển, ngài không ngờ đã có những tiến bộ sau nhiều năm. Đời sống vùng cao nguyên Gargano cũng thay đổi mau chóng.
II
Thời gian qua mau, chẳng bao lâu Cha Piô đã phải chuẩn bị bài nói chuyện nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập bệnh viện.
"Hãy chúc tụng Thiên Chúa! Hôm nay là ngày sinh nhật đầu tiên của bệnh viện, mà trong năm qua quý vị đã chứng kiến sự chào đời. Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ đã đón tiếp hàng ngàn người bị bệnh tật về thể xác cũng như linh hồn. Tất cả mọi người, giầu cũng như nghèo, đều được hưởng lợi lộc từ lòng bác ái của quý vị và họ nhận được một cách độ lượng tất cả những gì quý vị đã ban phát.
"Với nguồn sáng tình yêu Thiên Chúa, Ngài đã sưởi ấm hạt giống được vun trồng. Để được thiết lập một cách hợp pháp kể từ khi hiện diện, bệnh viện đã phải xin rất nhiều người giúp đỡ một cách độ lượng. Tôi xin hết lòng cảm ơn tất cả những ân nhân này.
"Hôm nay, do sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha, bệnh viện đã hoàn toàn tự trị. Với sự chăm sóc mau mắn của một người cha, Đức Thánh Cha đã ban bố sắc lệnh rằng bệnh viện này phải có tư thế hợp pháp xứng với các mục đích thiết lập. Đức Thánh Cha thừa nhận rằng bệnh viện phải được ổn định về vấn đề tài sản và mọi hậu quả của nó được đặt dưới quyền sử dụng của anh em Dòng Ba của Santa Maria delle Grazie ở San Giovanni Rotondo, để họ có thể tiếp tục việc quản trị.
"Trong Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ, những lời cầu nguyện tha thiết và không ngừng dâng lên con người đáng kính Đại Diện Đức Kitô. Hôm nay, bởi quyết định tối cao này, bệnh viện có nhiệm vụ đặc biệt cảm tạ Đức Thánh Cha, người đã nói lên mục đích nguyên thủy và mục tiêu của bệnh viện.
"Hôm nay chúng ta bắt đầu giai đoạn hai của cuộc hành trình. Bước kế tiếp chúng ta phải thi hành là: bệnh viện này được giao phó cho sự độ lượng của quý vị để nó có thể trở nên một bệnh viện của thành phố, với đầy đủ phương tiện kỹ thuật cho những nhu cầu khảo cứu y học và phẫu thuật.
"Bệnh viện sẽ phải gia tăng số phòng và số giường được tăng lên gấp ba. Hai tòa nhà phải được xây thêm, một cho quý bà và một cho quý ông, là nơi những người mệt mỏi về thể xác và linh hồn có thể tìm thấy Thiên Chúa và được Ngài an ủi.
"Một trung tâm khảo cứu quốc tế sẽ giúp các bác sĩ phát triển sự học hỏi chuyên môn cũng như trở nên một Kitô Hữu.
"Chúng ta phải phát triển cơ sở này theo một phương cách để nó có thể trở nên nhà cầu nguyện và kiến thức, là nơi nhân loại thấy mình thuộc về Đức Giêsu Bị Đóng Đinh, một đàn chiên và một mục tử.
"Những người con thiêng liêng quy vụ về đây, từ khắp nơi trên thế giới, để cầu nguyện trong tinh thần Cha Thánh Phanxicô, dưới sự dẫn dắt và theo ý chỉ của Đức Thánh Cha, sẽ thấy nơi đây là một trung tâm cho các tổ chức cầu nguyện. Nơi đây, các buổi tĩnh tâm sẽ được tổ chức cho các linh mục và phát triển tinh thần cho các tu sĩ cũng như giáo dân, giúp họ tiến đến Thiên Chúa, để trong đức tin, trong sự từ bỏ chính mình, và trong sự tận hiến, họ có thể sống tình yêu Thiên Chúa, đạt được sự trọn hảo của một người Kitô.
"Tình yêu là sự thể hiện và hiệp thông một đời sống thật dồi dào mà Đức Kitô đã tuyên bố Ngài đến để ban cho chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe Tiếng gọi đó: 'Như Cha đã yêu Thầy, thì Thầy cũng yêu các con, hãy tiếp tục tình yêu của Thầy.'
"Đức Kitô hoạt động không những như một bậc Thầy, mà Chúa chúng ta còn như một y sĩ chữa lành. Ngài chết chỉ một lần, Ngài đang ngự trị, và là Tác Giả của sự sống đời đời.
"Nếu cơ quan này chỉ chữa trị những đau khổ về phần xác thì nó chỉ là một bệnh viện kiểu mẫu, được xây dựng nhờ sự độ lượng và bác ái của quý vị. Nhưng nó được thúc giục để tích cực đưa các linh hồn về với tình yêu Thiên Chúa, nhờ sự khích động của tinh thần bác ái.
"Nơi đây, bệnh nhân sẽ sống trong tình yêu Thiên Chúa bởi từ bỏ chính mình mà chấp nhận đau khổ và bình thản suy niệm về Đức Kitô như cùng đích của đời mình. Tình yêu Thiên Chúa phải sâu đậm hơn trong linh hồn họ qua cảm nghiệm tình yêu của Đức Giêsu Bị Đóng Đinh, một tình yêu phát sinh bởi chú ý đến những yếu đuối của thể xác và tinh thần. Nơi đây, các linh mục, bác sĩ, và bệnh nhân trở nên nguồn tình yêu. Càng dồi dào tình yêu này bao nhiêu, họ càng dễ hiệp thông với người khác.
"Cả linh mục và bác sĩ, trong công việc bác ái đối với người bệnh mà họ được mời gọi, sẽ cảm thấy luôn bừng cháy niềm khao khát tình yêu Thiên Chúa để chính họ và bệnh nhân cùng ở trong Thiên Chúa, là sự sáng và tình yêu.
"Cầu mong sao toàn thể nhân loại cảm thấy được mời gọi đến cộng tác trong công việc tông đồ đối với sự đau khổ của loài người, và cầu mong sao mọi người đều vâng theo sự thúc giục của Chúa Thánh Thần. Họ sẽ nhận được sự vinh hiển từ Chúa Giêsu mà Chúa Cha đã ban cho Ngài, và họ được nên một với Ngài: 'Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.'
"Xin Đức Maria Đầy Ơn Sủng, là Nữ Vương rất thánh của chúng ta, là người mà hàng ngày chúng ta quay về để bày tỏ tình yêu, và cầu xin sự giúp đỡ vật chất, đang trị vì đời đời trong thành trì được tiền định trước cung điện ngài, và cầu mong sao ngài là đấng che chở quý vị. Vì Đấng Đại Diện Đức Kitô ở trần thế, xin Đức Mẹ gia tăng tình yêu thương con cái, và một ngày nào đó ngài sẽ cho chúng ta thấy Đức Giêsu trong sự chói lọi Vinh Hiển của Người."
Thời gian không làm suy giảm sự nhiệt thành của Cha Piô trong công trình bệnh viện. Một ngày kia ngài tiên đoán về tương lai của bệnh viện, và ngài thấy bệnh viện phát triển gấp ba lần. Ngài thấy những tòa nhà được xây cất cho một trung tâm nghiên cứu quốc tế. Đất đai và tiền của được dâng cúng cho trung tâm nghỉ ngơi và tĩnh tâm của các linh mục, một trung tâm cho nhóm cầu nguyện, và một nhà dưỡng lão. Không lâu sau đó, là trường đào tạo các y tá. Công việc dường như không bao giờ cùng.
Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chỉ định Cha Piô làm giám đốc muôn đời của anh chị em Dòng Ba ở Santa Maria delle Grazie, như thế đã ban cho cha đặc ân là người chỉ đạo duy nhất của Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ. Đức giáo hoàng cũng ban cho cha được phép cộng tác với Dòng Ba Phanxicô trong việc quản trị bệnh viện, và một sắc lệnh đặc biệt cho cha được miễn lời hứa khó nghèo để cha có thể gây quỹ cho bệnh viện.
Một ngày kia tiền dâng cúng lên thật cao, trên đường trở về phòng Cha Piô mỉm cười một mình. Ngài gật đầu chào một anh em trong dòng đi ngược chiều.
Vị tu sĩ hỏi, "Mọi sự thế nào?"
Cha Piô cười thành tiếng và giơ hai tay lên trời, "Tôi còn biết nói gì hơn? Mọi sự quá tốt đẹp."
Vị tu sĩ cười đồng tình. "Con mừng là cha không để ý đến những lời đàm tiếu."
Cha Piô hơi do dự. Nụ cười vụt tắt, ngài hỏi, "Đàm tiếu gì?"
"Ồ, con xin lỗi cha đã đề cập đến điều đó. Con cứ tưởng là cha đã biết."
"Đàm tiếu gì?" Cha Piô hỏi lại một lần nữa.
Vị tu sĩ lắc đầu. "Thôi xin cha quên điều ấy đi. Đừng nghĩ đến làm gì." Khuôn mặt Cha Piô sụ xuống. Ngài thở dài và quay bước.
Vị tu sĩ nói với theo, "Mọi người đều biết là cha sẽ không giữ một đồng xu nào cho cha cả."
III
Khi Cha Don Michelle, cha sở của ngôi nhà thờ mới ở San Giovanni Rotondo đến gặp Cha Piô thì ngài đang bị bệnh.
Cha Don Michelle nhắc với ngài, "Cha đã hứa là sẽ tham dự lễ khánh thành nhà thờ mới của chúng con đấy."
Cha Piô trấn an và xin kiếu, "Sẽ có người quan trọng hơn tôi rất nhiều đến nhà thờ của cha."
Cha Don Michelle bối rối. Điều ngài biết chắc chắn là không còn ai quan trọng hơn Cha Piô. Tuy nhiên, một vài tuần sau, một bức ảnh nổi tiếng của Đức Mẹ Ban Ơn được rước từ ngôi làng đến tu viện. Khi cuộc rước đi ngang qua nhà thờ mới thì trời đổ mưa, và cha xứ Don Michelle mời mọi người đưa ảnh vào trong nhà thờ. Thế là mọi người đi theo bức ảnh tuôn vào nhà thờ để trú mưa.
"Đúng rồi!" Cha Don Michelle kêu lên cách sửng sốt. "Đức Mẹ là người mà ngài muốn nói tới."
Sức khoẻ yếu kém của Cha Piô khiến ngài phải ở trong phòng nhiều hơn, và cuộc sống của ngài yên lặng cách kỳ lạ trong khi sinh hoạt bên ngoài ngày càng gia tăng. Các tòa nhà mới được dựng lên ở mọi nơi: một vài nhà trẻ, vài cửa tiệm và vài trường tiểu học. Không hiểu sẽ tốt hơn hay tệ hơn, cao nguyên Gargano đang thay đổi một cách lạ lùng.
Bất kể những sửa sang thêm vào cho tu viện, Cha Piô vẫn tiếp tục sống trong căn phòng ngay sát nhà thờ. Chỉ có một phương tiện hiện đại duy nhất ngài cho phép thiết kế là cầu thang máy, vì tuổi già và sự đau đớn khiến ngài di chuyển ngày càng khó khăn hơn.
Phòng của ngài nhìn ra mảnh vườn, gần sân thượng. Nhờ đó ngài có thể hưởng làn gió mát khi trời vào hạ. Căn phòng nhỏ bé của ngài chỉ có một tượng thánh giá bằng gỗ treo trên tường, một cái bàn nhỏ, hai chiếc ghế mây, và cái giường sắt. Không có máy sưởi, ngay cả trong mùa đông. Khi chải đầu, ngài phải dùng tấm kính ở cửa sổ như tấm gương, và ngài phải rửa tay bằng nước lạnh khiến vết thương càng thêm nhức nhối. Ngài từ chối dùng mọi loại máy sưởi nhân tạo, từ máy chạy điện đến máy dùng hơi đốt, hoặc ngay cả lò than trong những đêm đông.
Khi từ chối những vật dụng ấy, ngài lấy lý do, "Dùng những phương tiện ấy, tôi sẽ không phải là một người dòng Phanxicô."
Trong căn phòng này, ngài đọc kinh nhật tụng và xem thư từ do một linh mục thư ký chuyển cho. Trung bình hàng ngày có đến sáu trăm lá thư, và từ sáu mươi đến tám mươi bức điện tín, từ khắp nơi trên thế giới. Có thời gian ngài đích thân trả lời tất cả mọi thư từ; sau này ngài chỉ trả lời những lá thư khẩn cấp; và bây giờ ngài giao việc trả lời thư từ cho các thư ký. Thư được viết bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, và tiếng Ý. Mười lăm người thư ký phụ trách công việc thư từ của ngài, và bốn người trong nhóm chỉ để trả lời thư của người Ý.
Ngài không thoả đáp mọi yêu cầu. Ngài giải thích, "Chúa giúp tôi chỉ nhớ những người và những gì mà Người muốn. Có những lần Chúa cho tôi thấy những người mà tôi chưa từng nói chuyện hay từng thấy họ, khác với những lần tôi cầu nguyện theo ý chỉ của họ mà luôn luôn được nhận lời. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, khi Chúa không muốn nhận lời tôi, Người khiến tôi quên cầu nguyện cho những người ấy, dù rằng họ có ý chỉ rất tốt lành. Đôi khi tôi quên cả việc ăn uống. Tôi cảm ơn Chúa vì Người đã không để tôi quên những gì thuộc về chức linh mục và ơn gọi Capuchin."
Những người viết thư cho cha thường nhận được một mẩu giấy nhỏ, với giòng chữ: "Cha Piô chúc lành cho bạn, và sẽ cầu nguyện theo ý chỉ của bạn. Ngài khuyến khích bạn tín thác vào sự thiện hảo của Thiên Chúa, và luôn luôn cầu xin để vâng theo thánh ý Ngài."
Mặc dù Cha Piô không chính thức chủ sự tang lễ, nhưng thỉnh thoảng ngài cũng quỳ cầu nguyện trong khi tang lễ được tiến hành. Khi tang lễ chấm dứt, và quan tài được di chuyển ra nghĩa trang, ngài đứng dậy và ban phép lành cho người quá cố.
Có lần người bạn của ngài hỏi có nên chôn cất người chết ở nơi họ sinh ra không.
Cha Piô lắc đầu. "Không," ngài trả lời cách dứt khoát. "Phải chôn cất ở nghĩa trang nơi họ chết. Vì đó là nơi Chúa gọi linh hồn họ."
Sau đó, vào lúc trưa, ngài xuất hiện ở lan can của nhà thờ cũ và đọc kinh Truyền Tin. Hôm ấy, đám đông ở bên dưới thật ồn ào.
Khuôn mặt Cha Piô lộ vẻ khó chịu. Ngài nhắc nhở họ, "Quý vị đang ở trong nhà thờ, chứ không phải nơi chợ búa."
Bây giờ Cha Piô đã bảy mươi hai tuổi và sức khoẻ của ngài không thể tiên đoán được. Vào một ngày mùa xuân trời lạnh, ngài cảm thấy đau yếu bất thường. Đó cũng là ngày tượng Đức Mẹ đến nước Ý.
Các giám mục Ý quyết định dâng hiến nước Ý cho Đức Mẹ, và để chuẩn bị ngày dâng hiến, sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Chín, mọi người đồng ý sẽ rước tượng Đức Mẹ Fatima thánh du khắp các thành phố lớn trong nước Ý.
Các bác sĩ nổi tiếng--Valdoni, Mazzoni, và Gasbarrini--vội vã đến bên giường Cha Piô. Họ khám bệnh và cho ngài biết, "Đó là một bướu ung thư."
Đôi mắt Cha Piô liếc nhìn từng người và hỏi: "Có độc không?" Họ gật đầu.
"Tôi còn sống được bao lâu?" ngài hỏi với giọng nói bỗng dưng kiệt quệ.
Họ cho biết chỉ còn vài tháng, và Cha Piô thật im lặng. Ngài không còn nghe những lời an ủi của họ khi tâm trí ngài lướt qua những tháng ngày trong quá khứ cũng như tương lai sắp đến. Ngài yên lặng chấp nhận hoàn cảnh. Từ giường bệnh, ngài dùng máy vi âm để nói chuyện với giáo dân tụ tập bên dưới. Họ biết ngài bị bệnh nhưng không biết trầm trọng như thế nào.
Mùa xuân âm thầm trôi cho đến mùa hạ năm ấy, và vào ngày đầu tháng Tám, tượng Đức Mẹ Fatima được trực thăng đưa đến San Giovanni Rotondo, đáp xuống bãi đáp của Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ. Tháp tùng tượng là hai phi công trực thăng và Cha Mario Mason.
Tượng được trưng bầy cho công chúng kính viếng trong một vài ngày, và cả một đoàn người đông đảo từ khắp nơi trên nước Ý đến cầu nguyện trước tượng và để thăm Cha Piô. Nhưng ngài thật yếu ớt, nằm liệt giường, bất động, tâm trí không ngừng bị ám ảnh bởi lời chẩn đoán tuyệt vọng ghê gớm kia.
Vào buổi sáng đưa tiễn thánh tượng, Cha Piô nài nỉ xin được tham dự Thánh Lễ do Cha Mason cử hành, và các bác sĩ đồng ý. Ngài được đưa vào gian cung thánh, gần bàn thờ. Sau đó tượng được rước vào nhà thờ. Sợ ngài quá mệt vì sự đau yếu nên các tu sĩ muốn khiêng tượng đến ngài, nhưng ngài từ chối và cố đến với thánh tượng, trong khi cảnh sát và các tu sĩ bảo vệ ngài khỏi bị đám đông chen lấn.
Ngài quỳ dưới chân tượng Đức Mẹ, hôn tượng, và dâng lên Đức Mẹ một chuỗi Mai Khôi vàng, và một con chim bồ câu, như dấu chỉ của sự tận hiến cho Đức Mẹ. Chung quanh ngài thật đông người, nhưng rất ít người có thể thấy được ngài. Bây giờ ngài thật mệt mỏi; khuôn mặt ngài hóp lại; trán ngài nhỏ giọt mồ hôi; và hơi thở thật mệt nhọc. Khi thấy ngài không thể nói được nữa, người ta đưa ngài trở về phòng.
Cha Mason và hai phi công đến thăm ngài ở trong phòng. Cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi vì bác sĩ khuyên không nên để ngài nói gì.
Một bác sĩ nói với họ, "Ngài không thể nào cử hành Thánh Lễ hay nghe xưng tội được nữa."
Họ buồn bã đặt thánh tượng lên trực thăng và cất cánh về hướng Foggia, bỗng dưng Cha Mason bảo người phi công bay về phía tu viện và dừng lại đôi phút ngay trên phía căn phòng của Cha Piô.
Đang khi trực thăng ở phía trên phòng Cha Piô, ngay lúc ấy ngài kêu lên: "Lạy Mẹ rất thánh, khi Mẹ đến nước Ý, Mẹ đã để con trên giường bệnh, và bây giờ Mẹ ra đi, Mẹ vẫn để con như thế này hay sao?"
Một cách bất ngờ, toàn thân ngài rung lên bần bật. Đôi mắt ngài mở lớn, và ngài ngồi bật dậy.
"Gì vậy cha?" Người trợ tá chạy đến, nắm lấy tay ngài, ân cần hỏi.
Cha Piô thầm thì, "Cha khỏe rồi." Ngài mỉm cười trước con mắt ái ngại của người trợ tá. Ngài nói to hơn nữa, "Cha khỏe rồi."
Các bác sĩ vội vã đến khám nghiệm Cha Piô. Họ lắc đầu kinh ngạc khi rời phòng.
Một tu sĩ đứng đợi ở ngoài hỏi: "Chuyện gì vậy? Có gì xảy ra cho Cha Piô không?"
Một trong các bác sĩ trả lời, "Có. Nhưng đừng hỏi tại sao. Cha Piô đã hoàn toàn bình phục."
IV
Điều không thể tránh khỏi là một ngày nào đó Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII sẽ nghe biết về Cha Piô. Cũng không thể tránh khỏi là sẽ có những tin tức thất thiệt.
Lần đầu tiên Đức Thánh Cha nghe biết về Cha Piô là sau Thế Chiến II, khi ngài còn là Đức Hồng Y Roncalli, đại diện tòa thánh ở Pháp. Chính nơi đây ngài được nghe ông Emanuele Brunatto quê quán Torino, nước Ý đã hết lời ca tụng Cha Piô. Đức Hồng Y Roncalli lắng nghe và không bao giờ quên những gì ngài đã nghe, và một trong những điện văn đầu tiên khi lên ngôi giáo hoàng là gửi cho Cha Piô phép lành của ngài.
Sớm hay muộn, ngài cũng sẽ nghĩ đến Cha Piô một lần nữa. Đức GM Girolamo Bortignon, vị giám mục Padua, than phiền với người bạn có uy thế ở Rôma rằng các sinh hoạt ở San Giovanni Rotondo cần được điều tra. Do đó Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã gửi Đức Ông Carlo Maccari đến để điều tra và có những đề nghị.
Đức Ông Maccari không ngạc nhiên khi thấy những người được gọi là con cái thiêng liêng của Cha Piô đã gây nên nhiều xáo trộn. Người ta chen lấn, cãi cọ để ngồi hàng đầu trong nhà thờ. Họ đem theo kéo để cắt áo của Cha Piô làm kỷ niệm, và đôi khi họ giằng co tay áo của Cha Piô đến độ ngài phải khó chịu la lên. Người ta cho biết họ đã đánh nhau kịch liệt để dành cái gối quỳ của Cha Piô khi Chầu Thánh Thể. Và có những than phiền về các bà chen lấn và xô đẩy trước cửa nhà thờ để chờ khi cửa mở, họ được ngồi hàng ghế đầu.
Tại bệnh viện, Đức Ông thấy sổ sách không được ghi chép đầy đủ, với những số tiền tặng dữ vẫn còn được ghi trong sổ tay chứ chưa chính thức đưa vào sổ chi thu.
Trong ngôi làng kế cận, ngài khám phá thấy nhiều khách sạn và quán trọ xây dọc theo đại lộ Capuchin, và một số người bán vé xưng tội cho các người hàng hương thiếu kiên nhẫn hoặc để lén lút đưa họ vào phòng áo (nơi chờ xưng tội). Ngài cũng được biết có một con buôn chuyên bán những cặp găng tay không có ngón, giống hệt như của Cha Piô, được thấm máu súc vật và nói dối là của Cha Piô.
Đức Ông Maccari ở đó ba tháng và sau cùng ngài phúc trình: "Dân chúng thì cuồng tín; ban giám đốc thì chểnh mảng, vô trật tự và thiếu khả năng."
Để hoàn tất phúc trình đó, ngài thuyên chuyển Cha Justino de Lecce, người bạn tâm giao của Cha Piô sang Cerignola, và để kiểm soát đám đông ngài nhấn mạnh đến việc chăng một giây xích sắt ngay trước tòa giải tội của Cha Piô để ngăn cản đám đông đến quá gần. Toàn bộ cuộc điều tra nhắm đến Cha Piô. Các tu sĩ Capuchin ở San Giovanni Rotondo bàng hoàng.
Trong một bữa ăn, Cha Piô bảo với các tu sĩ: "Đó chỉ là một thủ tục. Đừng để ý làm gì."
Một linh mục ngồi ở cuối phòng thở dài: "Thủ tục. Con thành thực không nghĩ như vậy. Những cuộc thăm viếng của tòa thánh thường báo trước ngày tận thế." Cha Piô liếc nhìn nhưng không nói gì cả.
"Hy vọng là không-."
Cha Piô giơ tay ra hiệu chấm dứt. Bỗng có tiếng cười khúc khích phá tan sự im lặng với lời tuyên bố là món súp hôm nay nhạt quá.
Cha Piô thầm nghĩ và mỉm cười: "Thật đúng vậy. Thế giới chưa chấm dứt, và món súp chắc chắn quá nhạt nhẽo."
Thật vậy, thế giới vẫn xoay vần như thường lệ, mặc dù số khách đến tu viện ngày càng đông hơn. Mùa thu năm ấy, hàng trăm giám mục và hồng y cũng nối đuôi đám đông để gặp Cha Piô. Họ đến tham dự Công Đồng Vatican II ở Rôma và đến từ Nam Mỹ, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nhật Bản, Gia Nã Đại, Ba Lan, Nam Tư, Hoa Kỳ, Madagascar, Việt Nam, Thánh Địa, và các quốc gia khác. Một số vị dừng chân ở San Giovanni Rotondo trước khi về lại nhà. Một trong các vị là Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo, là người chưa được gặp Cha Piô khi ngài còn theo học ở Rôma. Các giám mục thường tham dự Thánh Lễ của Cha Piô và sau đó cử hành Thánh Lễ ở bàn thờ cạnh hay trong nhà nguyện của bệnh viện. Có lần cả mười giám mục lần lượt cử hành Thánh Lễ. Một trong các hồng y xin Cha Piô cầu nguyện cho họ.
Cha Piô trả lời ngài, "Điều đầu tiên con cầu nguyện hàng ngày là cầu cho đức giáo hoàng. Người kế tiếp là Đức Hồng Y."
Như thể cơ sở bệnh viện và cuộc thăm viếng của tòa thánh chưa đủ lôi kéo sự chú ý đến Cha Piô, những tranh luận về sự chữa lành của ngài vẫn tiếp tục không ngừng.
Trước khi bất cứ sự chữa lành nào được coi là phép lạ, Giáo Hội phải thực hiện một cuộc điều tra kỹ lưỡng và lâu dài. Trong gần 125 năm lịch sử của đền Đức Mẹ Lộ Đức, nước Pháp, chỉ có 150 vụ chữa lành được coi là phép lạ, mặc dù có đến 5,000 người được chữa lành bệnh tật thể xác ngay tức thì. Đối với Cha Piô cũng thế--trong hàng trăm vụ được phúc trình, chỉ có một ít là được công nhận. Và không phải bất cứ ai đến với ngài cũng được khỏi bệnh; tuy nhiên, thông thường khi một phép lạ xảy ra, đức tin của toàn thể gia đình được hồi phục.
Nếu có người muốn cám ơn Cha Piô, ngài thường nói: "Tôi không làm phép lạ. Tôi chỉ cầu nguyện cho bạn, và Thiên Chúa chữa lành bạn. Hãy cám ơn Người, đừng cám ơn tôi."
Ông Giorgio Bernucci, người phụ trách một mục của tờ báo Vatican, "Observatore Romano" sống với người mẹ già gần như bị mù. Một sáng kia ông đến văn phòng với vẻ buồn bực, và khi bạn đồng nghiệp, Mario Cinelli, hỏi tại sao, ông trả lời là mẹ ông bị tai biến mạch máu não và các bác sĩ cho biết bà sắp chết.
Ông Cinelli xung phong đi San Giovanni Rotondo để xin phép lành đặc biệt cho bà, và chẳng bao lâu ông đứng trước mặt Cha Piô, kể với ngài về tình trạng mẹ của người bạn.
Cha Piô hỏi: "Cha có thể làm gì cho bà ấy?"
"Xin cha cầu nguyện," ông Cinelli trả lời.
Cha Piô đáp, "Được. Cha sẽ cầu nguyện cho bà ấy". Khi ông Cinelli trở về thì mẹ của người bạn đồng nghiệp đã khỏe lại, và trong vài tuần sau bà thực sự lành bệnh.
Mọi người ở tu viện đều có liên can ít nhiều đến việc dâng hiến một nhà thờ mới ở tu viện. So với các nhà thờ nhỏ và khiêm tốn của thế kỷ 17, nhà thờ to lớn này chứa đến bốn ngàn người.
Những tảng đá cẩm thạch được dùng trong việc xây cất được lấy từ Sardina, rặng núi Alp, Thụy Điển, Mễ Tây Cơ, Peru, Pakistan, và nhiều nơi trên nước Ý. Một nhóm họa sĩ chuyên vẽ cảnh Phúc Âm đã thực hiện chặng Đàng Thánh Giá thật linh động. Các bức bích họa, các cửa kính, các dãy cột trụ đều góp phần cho phần mỹ thuật của nhà thờ. Cung thánh được lát bằng đá cẩm thạch và đá quý, và trên tường gian cung thánh là một bức khảm thật lớn hình Đức Mẹ Ban Ơn, và là công trình của Trường Vatican, được dâng cúng bởi hai Sơ Thụy Sĩ, Lillian và Martha Gemsch.
Một ngày kia trong cuộc đi thăm nhà thờ mới, Cha Piô được đưa xuống xem hầm mộ.
Có người nói, "Thưa cha. Con mong là cha sẽ sống lâu trăm tuổi như trong huyền thoại, nhưng khi cha chết, đây là nơi chôn cất của cha."
Cha Piô lắng nghe, nhìn vào hầm mộ, quay sang người ấy, và hỏi, "Tại sao con không nằm vào trong ấy?"
Một người đứng cạnh mỉm cười: "Chúng con chúc cha sống lâu trăm tuổi."
Cha Piô nhăn mặt, ngài nói: "Vậy con muốn trù ẻo cha hay sao. Con muốn cha kéo dài cuộc lưu đầy này hay sao? Cha chỉ ao ước là được về hưu và chuẩn bị một cái chết tốt lành."
Một phút im lặng trôi qua. Không ai rõ ngài muốn nói gì hoặc biết trả lời ngài thế nào. Ngài từng nổi tiếng hay làm á khẩu kẻ đối thoại.
Cha Piô đặc biệt rất khó khăn với phụ nữ vì những thời trang hiện hành. Ngài luôn luôn là kẻ thù không thương xót của sự trang điểm phấn son.
Ngài nói, "Khoe khoang là con của kiêu hãnh, và nó còn tệ hại hơn kiêu hãnh. Có bao giờ bạn thấy cánh đồng trồng bắp chưa? Có những trái vươn lên cao, có những trái thấp dưới đất. Thử hái một trái trên cao, trái kiêu hãnh ấy, và bạn sẽ thấy nó chẳng có hạt gì; nhưng nếu bạn hái trái thấp dưới đất, trái khiêm nhường, bạn sẽ thấy nó đầy những hạt. Bởi đó, bạn có thể hiểu là khoe khoang thì rỗng tuếch."
Cha Piô thường không tha thứ cho những phụ nữ mặc áo hở cổ hay mặc váy đầm ngắn, bó sát, và ngài cấm con cái thiêng liêng của ngài không được mang vớ mỏng (stocking). Mỗi năm ngài lại càng nghiêm khắc hơn. Ngài kiên quyết đuổi họ ra khỏi tòa giải tội, nếu ngài cho là y phục của họ không xứng hợp. Có nhiều buổi sáng ngài đuổi hết người này đến người kia, cho đến khi chỉ còn lại một ít ng
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.04.2012    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cha Piô thường không tha thứ cho những phụ nữ mặc áo hở cổ hay mặc váy đầm ngắn, bó sát, và ngài cấm con cái thiêng liêng của ngài không được mang vớ mỏng (stocking). Mỗi năm ngài lại càng nghiêm khắc hơn. Ngài kiên quyết đuổi họ ra khỏi tòa giải tội, nếu ngài cho là y phục của họ không xứng hợp. Có nhiều buổi sáng ngài đuổi hết người này đến người kia, cho đến khi chỉ còn lại một ít người được xưng tội.
Các tu sĩ trong dòng cũng băn khoăn với việc thanh lọc quyết liệt này nên họ treo một tấm bảng ở trước cửa nhà thờ với nội dung: "Theo Cha Piô muốn, phụ nữ vào tòa giải tội phải mặc váy đầm dài quá đầu gối tối thiểu một gang tay. Cấm không được mượn váy đầm dài trong nhà thờ để mặc xưng tội."
Việc khuyến cáo này cũng không có hiệu quả. Vào giờ phút chót, các phụ nữ trao đổi váy đầm, áo khoác, và áo mưa một cách lén lút trong khung cảnh lờ mờ của nhà thờ để cứu chữa những khiếm khuyết.
Từ từ các phụ nữ thay đổi, nhưng có lẽ chưa đúng cho lắm. Cha Piô tiếp tục xua đuổi họ trước khi chọ họ cơ hội xưng tội. Ngài có thể quắc mắt nhìn họ, và càu nhàu, "Về mặc quần áo lại." Đôi khi ngài còn nói thêm, "Diêm dúa!" Ngài không trừ một ai, kể cả những người mới gặp lần đầu, hay các con thiêng liêng quen biết.
Khi tuổi càng cao, giờ giải tội của Cha Piô được rút ngắn lại còn bốn tiếng, chia đều cho quý ông và quý bà. Ngoài việc y phục xứng hợp, họ còn phải biết tiếng Ý, mặc dù bằng cách nào đó ngài có thể hiểu những người nói tiếng ngoại quốc. Ngài chỉ biết tiếng Ý, La Tinh, và một ít tiếng Pháp, nên ngài kiên trì từ chối nghe xưng tội ngoại trừ bằng tiếng Ý và La Tinh.
Nhiều khi Cha Piô từ chối ban phép xá giải cho hối nhân, và ngài đóng xập cánh cửa nhỏ ngay trước mặt họ, người ta trách cứ ngài, hỏi tại sao ngài lại làm như vậy.
Ngài hỏi lại, "Quý vị không biết là tôi phải đau khổ dường nào khi làm như vậy? Chúa buộc tôi phải làm vậy. Tôi không kêu gọi ai, và cũng không từ chối ai. Có ai đó gọi họ và từ chối họ. Tôi chỉ là một công cụ vô dụng của Người."
Ngay cả các ông cũng phải theo một vài quy tắc. Họ không được phép vào nhà thờ với áo cụt tay. Thanh thiếu niên cũng như quý ông phải mặc quần dài trong nhà thờ, nếu họ không muốn bị đuổi khỏi nhà thờ. Nhưng phụ nữ mặc váy ngắn là mục tiêu chính của ngài.
Thành trì của Cha Piô có lẽ là nơi duy nhất trên thế giới mà thời trang của thập niên 1930 vẫn còn được dùng trong thập niên 1960.


CUỘC ĐIỀU TRA

Vào một buổi sáng oi bức mùa hè năm 1960, Cha Piô ở trong phòng nói chuyện với một linh mục, một người trẻ thẳng tính vừa mới đến tu viện. Một bà giầu có ở miền bắc nước Ý đã tặng cho bệnh viện Cha Piô một viên đá quý để sinh lợi, và có người trong bệnh viện đã thay thế bằng một viên đá giả--mọi sự như đổ ụp xuống đầu Cha Piô.
"Con nghĩ là chúng ta có vấn đề, thưa Cha," vị linh mục trẻ vừa lắc đầu vừa nói. "Vấn đề rất nghiêm trọng."
Cha Piô thở dài và dựa người vào ghế. Ngài thật mệt mỏi sau một đêm mất ngủ vì cái oi bức mùa hè, và đau nhức đến từng sớ thịt.
Vị linh mục nói tiếp: "Báo chí cho là đá giả. Và mọi người đọc báo đều biết. Tại sao bà ấy tặng cho bệnh viện?"
"Để cám ơn. Bà ấy nói là vì tôi đã giúp bà ấy."
Vị linh mục trẻ lắc đầu quầy quậy. "Điều ấy không giúp gì cho cha cả." Đôi mắt Cha Piô nhìn người trẻ một cách thắc mắc.
"Điều con muốn nói là sự kiện ấy có liên hệ với cha một cách cá biệt."
Cha Piô mỉm cười và nhún vai. "Đừng bao giờ nghĩ rằng đời sống tu viện thì buồn tẻ."
Linh mục trẻ không cười và nói: "Con không chắc là sự kiện ấy có làm đời sống tu viện sinh động hơn, hay liệu chúng ta có sống sót nếu nó bùng nổ."
"Con sẽ vượt qua mà, lo gì, và con sẽ thấy luôn luôn có những thử thách và xáo trộn--ngay cả trong tu viện."
Vị linh mục trẻ vuốt râu và đăm đăm nhìn Cha Piô. "Tu viện này đã từng phải chia sẻ những xáo trộn."
Cha Piô sững sờ. Ngài không trách bất cứ ai khi họ cảm thấy bất an với những biến động đã làm họ bị để ý nhiều, nhưng ngài chỉ cảm thấy không muốn bàn về điều đó cho đến cùng. Để chấm dứt câu chuyện, ngài đề nghị đi ăn trưa, mặc dù khi nghĩ đến việc ăn uống ngài đã cảm thấy muốn bệnh. Nhưng nếu ngài không xuống phòng ăn, mọi người lại nghĩ ngài thật sự bệnh hoạn và họ sẽ bắt đầu bàn tán về ngài.
"Cha hôm nay thế nào?" một tu sĩ vừa hỏi, vừa giúp ngài ngồi xuống bàn.
"Khỏe," Cha Piô trả lời với hy vọng vị linh mục trẻ kia sẽ không nói gì.
"Cha không thực sự khỏe đâu," vị linh mục trẻ tự ý lên tiếng. "Cha Piô là người rất can đảm."
Chỉ cần có thế và mọi con mắt đổ dồn về Cha Piô và vị linh mục trẻ. Có người hỏi, "Cha không được khoẻ sao?"
Cha Piô gật đầu. "Hôm nay khá hơn nhiều, cám ơn cha."
Vị linh mục trẻ vẫn kiên trì, "Đó là tai tiếng về vụ viên đá quý."
Mọi người im lặng. Có người hỏi: "Có tin tức gì mới về vụ đó không?"
"Không," vị linh mục trẻ nói. "Tất cả những gì chúng ta biết là có người ở bệnh viện đã đánh tráo viên đá thật. Dĩ nhiên, báo chí sẽ khai thác vụ này."
"Ô ồ," một vài người kêu lên sửng sốt.
Một linh mục ngồi cạnh Cha Piô hỏi: "Chuyện gì sẽ xảy ra?"
"Văn Phòng Tòa Thánh sẽ không ngồi yên về vụ này. Chắc chắn là sẽ có thêm những cuộc điều tra và có thêm những giới hạn." Vị linh mục nhìn Cha Piô thông cảm. "Hình như họ chưa buông tha cha."
Cha Piô giơ tay lên ngăn cản và lắc đầu. "Đừng, xin vui lòng đừng chỉ trích Văn Phòng Tòa Thánh."
"Con không có ý xúc phạm, thưa cha. Con muốn nói là chúng con đều cảm thấy buồn về những đau khổ mà cha đã phải chịu trong quá khứ."
"Đừng để ý làm gì. Ít nhất chúng ta phải đợi cho đến khi Văn Phòng thực sự thi hành điều gì đã. Bây giờ chỉ biết là chúng ta mất viên đá thật và mọi người đều biết đến chuyện đó."
Một tu sĩ nói, "Sẽ có nhiều tiếng xấu."
Cha Piô đứng dậy muốn rời phòng. "Rồi sẽ qua đi," ngài nói và xin lỗi mọi người. "Tất cả rồi sẽ qua đi." Các tu sĩ nhìn ngài chậm chạp và đau khổ lê bước ra khỏi phòng.
Sau khi ngài đi khỏi, có người kết luận: "Có lẽ rồi thì mọi sự sẽ sáng tỏ."
"Cũng có thể không, như lần trước," một ai đó nói thêm vào.
Khi gần đến phòng, Cha Piô nhìn thấy ở cuối hành lang có một linh mục đang mỉm cười vẫy tay. Vị linh mục kêu lớn, "Cha ơi. Con có tin vui." Cha Piô cười đáp trả và vội bước đến gần.
"Họ đã bắt được người lấy viên đá quý. Thế là xong. Thật tốt đẹp phải không cha?"
Cha Piô buồn rầu nhìn vị linh mục. "Đây mới là khởi đầu cho người lấy trộm."
"Con biết, nhưng đối với bệnh viện và đối với cha, mọi sự có lẽ sẽ êm xuôi."
"Đó là sự thay đổi tốt đẹp. Cha sợ biến cố ấy sẽ làm suy yếu đức tin của một vài người."
"Con không lo gì chuyện ấy." Cha Piô vỗ vai vị linh mục và bước vào phòng.
Vị linh mục bỗng trông thấy các tu sĩ khác mới rời phòng ăn, ngài cất tiếng hỏi, "Các cha có biết tin gì chưa? Họ đã bắt được người lấy viên đá quý rồi."
Vị linh mục trẻ, người khởi xướng câu chuyện này trong phòng ăn, lên tiếng: "Tôi biết là họ sẽ tìm ra. Nhưng đó không phải là vấn đề."
"Tuy vậy, nhưng tôi mừng là mọi chuyện đã xong."
"Chưa xong đâu. Vẫn còn vấn đề gian lận và tiếng xấu ở bệnh viện--và, thành thật mà nói, tôi không hiểu tại sao Cha Piô có thể giao viên đá cho một người không đứng đắn. Nếu ngài nhìn thấy linh hồn người khác, như ngài đã có thể, thì tại sao ngài lại không thấy linh hồn của người lấy trộm và đề phòng mọi chuyện?" Mọi người đều im lặng.
Có người góp ý, "Tôi tin là ngài chỉ thấy và nghe biết khi Chúa muốn." Mọi người gật đầu, có vẻ an tâm.
Cha Piô được thư thả đôi chút và để tâm trí đến những biến cố khác, một trong những biến cố ấy thật không vui. Vào ngày 14 tháng Tám, Bs. Kisvarday từ trần. Ông là người cuối cùng trong ba người cộng tác nguyên thủy cho chương trình xây cất bệnh viện. Ông được chôn cất gần mộ Bs. Sanguinetti, cũng là một sáng lập viên. Để tưởng nhớ ông, văn phòng của ông trong bệnh viện vẫn được giữ như trước, với bức chân dung thật lớn của ông được treo trên tường. Bà giúp việc Paola vẫn đem hoa hồng từ khu vườn của ông đến văn phòng, vì trồng hoa là một thú vui của bác sĩ quá cố. Ông để lại căn nhà và mọi vật dụng riêng cho bà Paola, với di chúc rằng sau khi bà chết, những tài sản này sẽ thuộc về Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ.
Cha Piô đã nguôi ngoai phần nào về cái chết của người bạn cũ, nhưng những người khác lại phải suy nghĩ về một phúc trình vừa mới gửi đến tu viện.
Ông Vincenzo Martini cho biết khi còn trẻ ở San Giovanni Rotondo ông học về ngành quản trị khách sạn. Vì công việc trong vùng khó khăn nên ông phải nhận việc ở Lucerne, Thụy Điển. Ở đây ông đã lập gia đình và hai năm sau vợ ông vào nhà thương để sinh đứa đầu lòng.
Lúc ấy ông đang làm việc ở khách sạn và được một bác sĩ ở bệnh viện gọi ông đến gấp. Các bác sĩ cho biết, vì có khó khăn trong việc sinh nở, ông phải quyết định cứu đứa con hay cứu sinh mạng người mẹ. Vincenzo quyết định cứu sinh mạng vợ mình. Các bác sĩ bảo ông phải ký giấy tờ ưng thuận, và ông đồng ý.
Đang khi lo thủ tục giấy tờ, một bác sĩ đến gặp ông mỉm cười, và nói, "Chúc mừng ông. Ông có đứa con trai nặng bốn ký!"
Vincenzo cho biết ông không nói được một lời, và vội vã đến phòng sanh. Vợ ông còn đau vì ảnh hưởng của thuốc, nhưng sau đó kể cho ông biết một bác sĩ mặc áo nâu đã đỡ đẻ cho bà. Vincenzo hỏi khắp bệnh viện về vị bác sĩ này nhưng không ai tìm ra. Sau cùng, ông nhớ đến Cha Piô, và đã lấy tấm hình của ngài đưa cho vợ xem, vì bà chưa bao giờ gặp Cha Piô. "Có phải bác sĩ này không?"
"Phải, đúng rồi," bà vợ phấn khởi trả lời. "Chính ông này là bác sĩ đỡ đẻ cho em!"
Đôi vợ chồng thật cảm kích đến nỗi họ trở về San Giovanni Rotondo để sinh sống và được gần Cha Piô.
Chủ tịch hội Đạo Binh Xanh quốc tế, một tổ chức sùng kính Đức Mẹ, là Đức Ông Harold V. Colgan, đã xin Cha Piô nhận các hội viên--có đến hàng trăm ngàn người--là con cái thiêng liêng của ngài.
Ngài trả lời, "Nếu họ sống tốt lành."
Không lâu sau đó, một goá phụ nghèo, ở Bologna, đến San Giovanni Rotondo với năm đứa con. Năm năm trước đây bà đã gặp Cha Piô và đã xưng tội với ngài và xin ngài nhận bà như một người con thiêng liêng. Trong thời gian đó, hàng ngày bà cầu nguyện, "Xin Cha Piô gìn giữ con cái của con, xin bảo vệ, và xin chúc lành cho chúng."
Bây giờ, bà lại đến xưng tội với Cha Piô và xin ngài: "Xin cha gìn giữ con cái của con, xin bảo vệ, và xin chúc lành cho chúng."
Cha Piô nhìn bà chòng chọc. "Con đã xin cha điều này bao nhiêu lần rồi?"
Bà do dự và có vẻ lúng túng. Bà nói, "Thưa cha. Con mới xin cha lần đầu."
Ngài lắc đầu. "Con đã xin cha điều này mỗi ngày trong năm năm qua."
Trước khi bà kịp hỏi thêm, ngài đã đóng cánh cửa nhỏ ở tòa giải tội và đi sang phòng thánh để giải tội cho các ông. Ngài nhìn những khuôn mặt lo âu, nghe họ kể lể những lỗi lầm và những ưu tư. Lần lượt, ngài khuyên bảo và an ủi họ, và cảm thấy như sinh lực thoát khỏi thân xác và linh hồn ngài, cho đến cuối ngày ngài cảm thấy thật mệt mỏi và kiệt lực.
Người cuối cùng xưng tội trong ngày hôm ấy là Signore DiMaggio, một luật sư từ Palmero, sống ở Rôma. Khi ông rời phòng, ông nói: "Thưa cha, bây giờ con về lại Rôma và dịp tội lại đến với con. Con phải làm gì để giữ lời hứa với cha? Xin cha giúp con."
Cha Piô nói, "Hãy cầu nguyện. Đừng bao giờ ngưng cầu nguyện, và hãy biết chắc rằng một khi cha đã nâng đỡ được một linh hồn thì cha sẽ không để họ sa ngã. Điều quan trọng nhất cho mọi người là: Hãy cảm tạ Thiên Chúa, nhất là vì ơn đức tin. Điều tin tưởng tuyệt vời là sự tin tưởng mà tâm hồn lên tiếng kêu xin trong lúc tăm tối, trong sự hy sinh, trong sự đau khổ, trong nỗ lực lớn lao để làm việc thiện. Chính niềm tin ấy sẽ xua tan bóng tối của linh hồn như ngọn lửa; chính đức tin ấy sẽ dẫn con đến với Thiên Chúa qua những giông bão của đời sống."
Trên đường rời phòng thánh, một thầy chào hỏi Cha Piô: "Một ngày thật vất vả phải không Cha?"
Cha Piô mỉm cười cách yếu ớt: "Có ngày nào thư thả đâu?"
II
Ngày 10 tháng Tám là ngày kỷ niệm năm mươi năm đời linh mục của Cha Piô, đó là một ngày hội cho cư dân ở San Giovanni Rotondo cũng như các con cái thiêng liêng của ngài. Việc chuẩn bị được tiến hành nhiều tháng trước. Các khách sạn, quán trọ sẵn sàng tiếp đón khách thập phương. Nhiều món quà quý giá được gửi đến tu viện. Một phòng bên cạnh hội trường của nhà thờ mới được dùng làm nơi trưng bầy áo lễ của ngài cũng như các vật dụng tôn giáo dùng trong Thánh Lễ. Dòng Ba Phanxicô ở ngôi làng kế cận đã tặng ngài một chén lễ vàng mà ngài sẽ dùng trong dịp này.
Ngài cử hành Thánh Lễ vào lúc 8 giờ rưỡi sáng, thay vì 5 giờ sáng. Ngài mặc áo dài trắng làm bằng tơ sợi Ái Nhĩ Lan bên trong áo lễ mầu vàng và được Cha Raffaele và Cha Romol phụ tế. Ba vị giám mục, Đức Viola ở Hung Gia Lợi, Đức Palatucci ở Salerno, và Đức Carta ở Foggia ngồi trên cung thánh; ngoài ra còn có sự hiện diện của Cha Amedeo, Bề Trên Dòng Capuchin, và các chức phẩm khác trong dòng.
Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn đầy chật người. Các viên chức chính phủ từ Naples, Rôma, và đại diện các binh chủng hải, lục, không quân cũng có mặt. Một số người này đã cùng phục vụ với Cha Piô trong Thế Chiến I. Thêm vào đó, nhiều bậc vị vọng cũng hiện diện, cũng như các bác sĩ bệnh viện, các trẻ em mồ côi, và khách thập phương.
Vào lúc kết thúc thánh lễ, cha bề trên đã đọc một bài diễn văn ngắn. Ngài nói không thể nào kể hết tất cả những người đã đến với Cha Piô một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ngài đọc một vài trong hàng trăm ngàn bức điện tín chúc mừng Cha Piô được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó có lời chúc mừng nồng nhiệt của Đức Hồng Y Giovanni Battista, đức tổng giám mục Milan, mà sau này là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Một tập san dầy sáu mươi trang, Il Fratello, với đầy dẫy những hình ảnh cuộc đời ngài được các anh em trong dòng dâng tặng. Sau đó là phần tiệc mừng trong tu viện, và để vinh dự ngài, ban giám đốc bệnh viện, bệnh nhân và các em mồ côi cũng được phần ẩm thực đặc biệt vào ngày hôm đó.
Vào buổi chiều, Cha Piô trở về tu viện để đọc kinh. Cùng với các tu sĩ trong dòng, ngài xướng kinh "Te Deum" (Ngợi Khen Danh Thánh Chúa) để cảm tạ quãng đời linh mục của ngài. Sau nghi thức này, một ban nhạc với năm mươi nhạc công từ Foggia đã trình diễn trong khu vườn cạnh tu viện, và trong khoảng hai giờ đồng hồ, họ đã trình tấu nhiều bản lừng danh quen thuộc. Kết thúc ngày kỷ niệm, nhiều ngọn đèn chiếu sáng khung cảnh tu viện, nhà thương và vùng chung quanh đến vài dặm.
Từ lúc ngài được bài sai về San Giovanni Rotondo cho đến nay, lúc nào Cha Piô cũng bận rộn với khách thập phương ngoại trừ hai năm điều tra về năm dấu thánh của ngài. Hàng ngày ngài theo chương trình của dòng, đọc Kinh Nhật Tụng, cầu nguyện và học hỏi, nhưng càng ngày thời giờ riêng tư cho ngài càng ngắn đi vì nhu cầu tinh thần và thể xác của những người đến với ngài.
Điều lôi cuốn khách hàng hương là Thánh Lễ mà Cha Piô cử hành vào lúc 5 giờ sáng. Mọi người đến từ sáng sớm bất kể thời tiết ra sao và ngồi chật cả nhà thờ. Ngay cả những người đến vì tò mò cũng thường kinh ngạc không chỉ vì vết thương nơi tay ngài, thường được che phủ bằng găng tay không có ngón, nhưng còn vì sự đạo đức lạ thường khi ngài dâng Thánh Lễ.
Trong thánh lễ, giáo đoàn thấy Cha Piô như hoàn toàn biến đổi. Ngài có vẻ đau khổ, nhưng tuyệt đối không chú ý gì đến chung quanh. Mắt ngài như dàn dụa nước mắt và động tác của ngài chậm lại và rất khó nhọc. Sau đó thân thể ngài rung lên mà nhiều người nói ngài đang cảm nghiệm sự Thống Khổ của Đức Kitô.
Cha Piô đắm chìm trong thảm kịch tử nạn của Đức Kitô. Vết thương nơi tay ngài đỏ lên và rướm máu. Trong nhiều phần của Thánh Lễ, ngài như không còn biết đến những người ở chung quanh. Vào lúc Thánh Hiến ngài như siêu thoát, và mọi người có mặt đều cảm nhận một sự siêu nhiên lạ lùng nào đó.
Thông thường khi cánh cửa nhà thờ mở ra vào lúc 4 giờ 30 sáng thì chỉ vài phút sau nhà thờ đã đầy chật người. Khi Cha Piô đến mặc áo để chuẩn bị Thánh Lễ thì ngài đã cầu nguyện trước đó khoảng ba giờ đồng hồ. Hai vị linh mục giúp ngài mặc áo lễ, và một cha nhận thấy mắt ngài rưng rưng.
"Tại sao cha khóc vậy?"
Cha Piô lắc đầu và nói: "Tôi không xứng đáng để cử hành Thánh Lễ. Tôi là linh mục bất xứng nhất."
Theo chương trình, cánh cửa phòng thánh bên trái bàn thờ được mở ra. Hai người trong một danh sách dài được chọn để giúp lễ. Các hồng y, giám mục và các giáo sĩ ưu tú cảm thấy là một vinh dự khi được giúp lễ cho vị linh mục đầu tiên được in năm dấu thánh. Họ đi sau một linh mục Capuchin, sau đó là Cha Piô.
Thể theo lời yêu cầu, áo anba mặc trong áo lễ của ngài được may với cánh tay dài cho đến xương đốt ngón tay nhằm che phủ vết thương một phần nào. Nhưng thỉnh thoảng trong Thánh Lễ, cánh tay áo tụt xuống và người ta có thể trông thấy một vùng nâu đỏ bao phủ cả lòng và lưng bàn tay. Những người ngồi hàng ghế trên cùng thường há hốc miệng vì kinh ngạc.
Thánh Lễ là tâm điểm của cuộc đời và khởi sự một ngày của Cha Piô. Lễ kéo dài từ một tiếng cho đến một tiếng mười lăm phút vì những giây phút lắng đọng của ngài. Người dự lễ như đắm chìm trong các hành động của ngài đến độ họ không thấy mệt mỏi. Động tác của Cha Piô trong Thánh Lễ rất khoan thai nhưng không chậm rãi quá đáng. Ngài thận trọng trong mọi sự chứ không qua loa. Ngài phát âm thật rõ ràng. Ngài đem lại cho người tham dự một kỷ niệm thâm trầm mà không cần phải mầu mè hay cử điệu quá đáng.
Trong khi dâng lễ, Cha Piô chảy nước mắt bốn lần và dùng khăn tay bên cạnh bàn thờ để lau nước mắt. Trong khoảng từ phần Thánh Hiến đến phần Rước Lễ, khuôn mặt đau khổ của ngài phản ảnh sự hiệp thông với Thiên Chúa. Ngay trước phần Thánh Hiến, mắt ngài ngước nhìn tượng thánh giá và nước mắt ứa ra. Ngài nhìn vào Bánh Thánh, làm phép, cúi mình tới phía trước và nói: "Đây là mình Thầy." Với những lời này, bánh trở nên Mình Thánh Đức Kitô. Vào lúc ấy thân thể ngài co giật vì đau đớn. Đồng thời người ta có thể nhìn thấy máu bắt đầu rướm ra từ vết thương ở bàn tay, và cử chỉ của ngài cho thấy ngài đang cố chịu đựng cơn đau.
Sau phần Thánh Hiến, ngài nâng Mình Thánh lên thật cao, dù rất khó nhọc, để mọi người trong nhà thờ có thể nhìn thấy. Mắt ngài đăm đăm nhìn vào Mình Thánh và ánh lên niềm vui. Ngài cầm chén lễ trong tay và đọc lời thánh hiến để rượu trở nên Máu Đức Kitô. "Đây là chén máu Thầy." Sau đó ngài đặt chén xuống và bái gối. Với giọng thật êm đềm ngài lập lại lời của Đức Kitô: "Các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy." Ngài cung kính nâng chén lên cao và mắt nhìn vào một điểm nào đó thật lâu. Cả một sự im lặng thâm trầm.
Sau phần Thánh Hiến, sự đau đớn của Cha Piô không chỉ gia tăng mà còn tiếp tục. Ngài xướng kinh Lạy Cha với sự tôn kính cả thể để chuẩn bị Rước Lễ. Khi bẻ Bánh, tay ngài run lẩy bẩy. Trước khi cầm lấy hai nửa của Mình Thánh, ngài như đắm chìm trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Sau đó, ngài cúi mình, tay đánh vào ngực và nói: "Lạy Chúa, con không xứng đáng." Ngài lập lại lời ấy ba lần, mỗi lần ngài đánh vào ngực mạnh hơn. Giọng ngài ấp úng, và rồi nước mắt lại ứa ra. Sau khi Rước Lễ, hầu như ngài đứng bất động đến cả mười phút, thật bình an, thật xa cách với thế giới chung quanh.
Trước khi uống Máu Thánh, ngài có vẻ do dự đôi chút và đôi môi ngài rung nhẹ. Sau đó, ngài bắt đầu cho giáo dân chịu lễ. Họ có thể thấy máu chảy xuống giữa các ngón tay và có một mùi hoặc thơm như nước hoa hoặc khó chịu như mùi a-xít carbolic tỏa ra từ ngài. Lúc trước Cha Piô phải cho rước lễ mỗi sáng gần đến hai giờ đồng hồ, nhưng để giữ sức khỏe, bây giờ ngài chỉ cho rước lễ khi có phép.
Sau khi cho chịu lễ xong, ngài trở về bàn thờ. Trước khi tráng chén, nước mắt ngài lại dàn dụa. Ngài không thể che giấu và cũng không muốn.
Máu ở bàn tay ngài thật rõ ràng khi ngài quay xuống giáo đoàn để ban phép lành. Ngài ngước nhìn thánh giá trước khi chúc lành, và khách hàng hương từ khắp nơi trên thế giới thường quỳ gối để nhận phép lành của ngài.
Trước khi bước xuống bàn thờ, một linh mục Capuchin trao cho ngài đôi găng tay không có ngón mầu nâu, và sau đó đỡ ngài xuống bậc tam cấp. Từ cung thánh ngài cố gắng đi vào phòng thánh một cách chậm chạp và hơi loạng choạng.
Khi Thánh Lễ chấm dứt thì mặt trời vẫn chưa lên cao khỏi mặt biển Manfredonia. Sau khi cởi áo lễ, Cha Piô quỳ cầu nguyện. Ngài gục đầu trong đôi bàn tay, khuôn mặt căng thẳng và giữ như thế trong một thời gian, tuyệt đối im lặng. Hơi thở của ngài đã đều hòa, nhưng thỉnh thoảng ngài vẫn rung lên, thật nhẹ thật ngắn.
Bỗng dưng ngài ngước đầu lên, lấy một khăn tay và thấm nhẹ lên mắt. Ngài vẫn còn tập trung tư tưởng và không để ý đến ai. Một linh mục đưa cho ngài ly nước, và giúp ngài đứng lên. Khuôn mặt ngài nhợt nhạt và lấm tấm mồ hôi, chứng tỏ sự đau đớn vẫn còn. Có một giám mục ghé vào tai ngài nói khẽ điều gì đó, ngài gật đầu và quay bước. Ngài vẫn ở một nơi nào đó không thuộc về thế giới này.
III
Đức Ông Maccari tiếp tục cuộc điều tra. Cha Rosario da Aluminusa, bề trên tu viện, cho Cha Piô biết về điều này.
Cha bề trên nói, "Mặc dù đó chỉ là hình thức, chúng con được lệnh phải đặt cha dưới sự canh phòng."
Cha Piô miệng há hốc, đôi mắt mở lớn. "Dưới sự canh phòng?"
Cha bề trên gật đầu. "Con rất tiếc, nhưng đó chỉ là hình thức."
"Dưới sự canh phòng, chỉ hình thức thôi? Như vậy tôi không thực sự dưới sự canh phòng?"
Cha bề trên do dự. "Ô--có, cha phải bị canh phòng, nhưng-"
Cha Piô lắc đầu không hiểu. "Tôi đã làm điều gì? Và cha nghĩ là tôi đã làm điều gì?"
"Ô, con không nghĩ gì xấu cho cha cả. Theo con nghĩ, chúng ta có thể nói rằng điều đó không đúng. Nhưng nếu cha nhìn vấn đề theo quan điểm của họ, Văn Phòng Tòa Thánh buộc phải theo ý họ hay ý Giáo Hội khi cho rằng có điều gì không đúng đã xảy ra. Phương cách duy nhất phải thi hành là qua sự điều tra bệnh viện--và chính cha. Lẽ dĩ nhiên, một vài thủ tục nào đó phải theo."
Cha Piô thở dài. "Tối thiểu thì tôi có thể cử hành Thánh Lễ và..." Ngài bỏ dở câu nói. Cha bề trên nhìn ngài một cách thương hại mà ngài có thể cảm được. "Tôi không được cử hành Thánh Lễ?"
Cha bề trên lắc đầu. "Không. Thưa cha, con rất tiếc. Cha cũng không được cử hành lễ hôn phối hay rửa tội."
"Tôi có thể làm gì?"
"Ô, bất cứ gì khác. Chỉ tự giới hạn cha trong tu viện và đừng cử hành Thánh Lễ hay lễ hôn phối và rửa tội."
"Chỉ tự giới hạn chính tôi?"
"Con rất tiếc thưa cha."
Cha Piô mỉm cười héo hắt. "Dĩ nhiên cha rất tiếc và tôi cũng vậy. Tôi sẽ tuân lệnh mà không thắc mắc gì thêm."
Ngài đi vào phòng thánh để giải tội cho quý ông, nhưng cuộc điều tra ảnh hưởng nặng nề đến tâm trí ngài. Ngài liếc nhìn, và nghe thấy có tiếng Đức Ông Maccari.
"Ô, cha đây rồi," Đ.ô. Maccari gọi và chạy lại. "Cha có chút thì giờ không?" Đức ông cười một cách khó khăn.
Cha Piô tiếp tục bước, và nói: "Các ông ấy đang đợi tôi."
Đ.Ô Maccari gật đầu. "Với chương trình bận rộn như cha thì thật khó có thì giờ gặp cha. Tôi có điều muốn hỏi cha nhưng rồi lại quên mất. Cha có nhiều bất động sản đứng tên cha. Tôi muốn nói đến bệnh viện. Cha có ý định làm gì với tất cả những tài sản này?"
Cha Piô đoán được ý định buộc tội trong câu nói, và do dự đôi chút, ngài trả lời, "Tôi có ý định để lại cho giáo hội."
"Ô, cha thật rộng lượng là dường nào. Tôi có lời khen ngợi cha."
Cha Piô hít một hơi dài và quay nhìn chỗ khác. "Xin lỗi cha," ngài nói nhanh, "họ đang đợi."
Người đàn ông bước vào xưng tội đầu tiên là người đã không xưng tội từ khi lên bảy tuổi. Cha Piô gạt những ý tưởng của cuộc điều tra sang một bên để chăm chú lắng nghe. Khi ông từ từ giải thoát lương tâm khỏi những tội lỗi, mặt Cha Piô tái dần. Mồ hôi đổ ra trên trán và chung quanh miệng một cách bất thường. Ông quan sát ngài một cách thương hại và quyết định không kể thêm. Ông nói, "Thưa cha. Con đến đây với sự thành thật và cởi mở. Thật vô ích để trả lời các câu hỏi của cha. Con có thể nói cho cha biết là con đã phạm tất cả mọi tội ngoại trừ bốn tội, và con sẽ nói cho cha nghe."
Cha Piô nhìn ông kinh ngạc, và trả lời, "Đúng như lời con nói."
Ông giải thích, "Nhưng con không thể chừa được. Đối với con đó là những cần thiết cho đời sống. Xin cha giúp con giải quyết." Cha Piô cho ông lời cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và ông phải đọc hàng ngày trong bốn tháng.
Ngay sau khi ông đi ra và một người khác bước vào tòa giải tội. Cha Piô đầy mồ hôi và thật đau khổ, ngài đứng dậy, khoát tay và nói lớn, "Đủ rồi! Đủ rồi!"
Ngài không thể chịu nổi và bước ra ngoài vườn tìm chút không khí trong lành. Gió lồng lộng và mặt trời ẩn khuất sau đám mây xám lơ lửng. Mùa thu đang qua và luồng gió đông đang lùa vào tu viện.
Một viên chức cảnh sát nói với Cha Piô, "Hôm nay trời lạnh, phải không cha," họ đang tán gẫu trong vườn. Cha Piô mỉm cười và nhìn bầu trời.
Người cảnh sát hỏi, "Thưa cha. Cha sẽ nói gì với những người sợ rằng toàn thể Rôma sẽ thành Cộng Sản? Chúng con đang bàn xem phải khuyên họ thế nào với viễn ảnh đảng Dân Chủ Kitô Giáo lên nắm quyền."
Cha Piô nhướn đôi chân mày và nhún vai. "Nói với họ là Đức Giáo Hoàng sẽ gìn giữ Rôma." Hai cảnh sát nhìn ngài, im lặng.
Cha Piô nói tiếp, "Và tôi sẽ cầu xin với Đức Trinh Nữ."
Một cảnh sát nói, "Cám ơn cha. Con nghĩ đó là điều hy vọng, và mong rằng cha đúng. Nhưng khi dân chúng thấy đảng Cộng Sản đang thắng thế, hay nghĩ là như vậy, họ sẽ nhìn đến nước Nga với sự lo sợ."
Cha Piô gật đầu. "Đúng là nước Nga như một cái cây đầy lá úa, nhưng rễ của nó rất tốt."
"Một trong những vấn đề lớn của chúng ta thì không phải là sự đe dọa của chế độ Cộng Sản, nhưng là sự bất công trong đảng Dân Chủ Kitô Giáo, và một số đảng viên rất chểnh mảng nhiệm vụ. Có nhiều điều chúng ta phải làm nhưng đã không thi hành. Cha nghĩ chúng ta phải làm gì bây giờ?"
"Phải gánh chịu những hậu quả," Cha Piô trả lời, ngài cáo từ và đi ra một chỗ vắng vẻ.
Ngày càng ngắn lại, và tuyết bắt đầu phủ Cao Nguyên Gargano. Đó là một mùa đông buồn tẻ và cô quạnh đối với Cha Piô cho đến khi cuộc điều tra chấm dứt, và những giới hạn được nới lỏng đôi chút.
Lúc trước, Đức Ông Maccari kết án những người theo Cha Piô là cuồng tín, ban giám đốc bệnh viện là chểnh mảng và ngài chống đối vấn đề sổ sách của bệnh viện, sự mất trật tự của Con Cái Tinh Thần, và nhiều điều khác nữa.
Kết quả là Đức Ông Maccari đã được như ý. Bệnh viện phải thiết lập hệ thống sổ sách mới, và ban giám đốc được Vatican chỉ định. Người đàn ông bán găng tay thấm máu súc vật, mà cho là máu của Cha Piô, được đưa đi chỗ khác, và các con cái thiêng liêng bị tước đi nhiều quyền lợi. Sau cùng, một sợi giây xích được chăng chung quanh bàn thờ, và không ai được phép đến gần bàn thờ cho đến khi Cha Piô rời cung thánh.
Khi Đức Ông Maccari trở về Rôma và phúc trình cho một nhóm giáo sĩ cao cấp, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Giáo Hoàng nói, "Người ta xích một vị thánh và thả con quái vật." Sau cùng nhóm giáo sĩ này kết luận là Cha Piô không phải chịu trách nhiệm về những sinh hoạt ngoài tu viện, nhưng chính những người chung quanh ngài là những người có trách nhiệm.
Một thầy mỉm cười nói Cha Piô, "Con tin chắc bây giờ cha cảm thấy thoải mái hơn, phải không cha?"
Cha Piô cười thật tươi, "Cha vui mừng bất cứ lúc nào cha được tự do làm việc của Thiên Chúa."

(Còn tiếp)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn không được phép download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net