GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055383549
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Góc TU tại gia

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.02.2011    Tiêu đề: Góc TU tại gia Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Góc TU tại gia




Phương pháp Thanh Tịnh Tâm là một pháp TU. Tu ở ngoài đời, ngay trong nhà mình, tu với vợ con, với hàng xóm, với mọi người quanh mình. Với bạn bè, với người yêu, với áo quần thường nhật, với tóc tai người Việt. Pháp Tu nầy là pháp tu THƯỜNG.

Ai đòi lên núi tu một mình, lánh trong đồng hoang ở cho yên, xa nhà xa vợ con tu cho đạt đường giải thoát. Không phải phương pháp Thanh Tịnh Tâm.

Có dịp đi về Cù Lao Hòa Hảo, nơi là gốc của Phật Giáo Hòa Hảo ở miệt Châu Đốc, trên cửa miệng của nhiều người thôn quê dân giả, lao động chân tay cực nhọc, nói chuyện chơi một lúc họ đều nói là đang Tu. Tu của họ là làm Phước, là Kinh kệ, là sám hối, là Giới Hạnh Công Quả, là đời sống đạm bạc đơn sơ không tranh danh đoạt lợi. Nét càng hiện rõ trên những người lớn tuổi, có bệnh trong người, hoặc gia đạo có phần bất an, ai ai cũng có lòng tu thiện, thật là Đạo Lành.
Hàng tháng ngày mồng một và ngày rằm họ thường ăn chay, cá biệt có một số ăn chay trường. Người viết cũng được họ mời dùng cơm mấy bữa, cơm thường ngon, đơn giản vì không có xương, không tanh, sạch sẻ và dịu dàng.

Có lần được hỏi và tiếp chuyện với một bác lớn tuổi:
Thưa bác sao có nhiều người vào ăn vậy, cháu thấy có cả sinh viên, học sinh, người lao động cùng ăn, họ đều được ăn cả sao?
Bác trả lời: con cái về nhà Cha Mẹ thì phải lo cho chúng ăn, hơn nữa chúng ăn chay là điều tốt, mình phải tạo và tập cho chúng ăn nhiều và ngon chứ.
Thưa bác có khi nào thiếu gạo không?
Từ hồi tôi sinh hoạt ở đây lối 1970 đến bây giờ chưa bao giờ thấy thiếu gạo? Lạ thật.


Tôi cũng nhìn thấy nhiều người đem hoa quả và trái cây đến đặt nơi chổ quy định rồi ra về mà không thấy ghi sổ Công Đức.

Khu vực Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài cũng đạt được tình hình nhân đức như vậy. Đến ngày lễ cả chợ gần đó đều bán đồ chay mà không bán thịt cá, tất cả các quán cơm đều bán cơm chay. Các nhà chung quanh Tòa Thánh đều đón tiếp khách thập phương, cho họ ở lại, tắm giặt, nghỉ ngơi và dùng cơm với nhau, tất cả đều miễn phí? Vì sao vậy? lâu lâu mới có dịp được làm phước công đức để trả bớt nghiệp ác, ai cũng mong được phục vụ mọi người, ai cũng vui vẻ đón khách, chu đáo cho mọi người được tham dự lễ tốt đẹp.
Những người ấy là những người TU.

Một số người sau khi đường đời đã xong nhiệm vụ, biết đã hết, bưa chán điều ham thích cảnh trần, vần xoay trong tình đời thay đổi, nếm hết thú vui mà vẫn chưa thỏa lòng mong đợi, ngồi trên cao, rơi xuống thấp, vùi trong khổ, trầm trong bệnh, có đủ thứ người đời mong cầu… vẫn chưa tìm được an lành vui sướng, họ đi tìm nơi khác. Thay đổi xiêm y, đổi mới dáng vóc, lập chương trình mới, tìm nơi thanh tịnh… gọi là Tu. Đó là sự lành, mở ra một chương mới cho đời mình, cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân, gọi là TU TẬP, đừng lộn là TU THÀNH do người đời xưng tụng. Hiểu được điều nầy thật là sướng vui, vì ai cũng gọi là tu và bình đẳng khi lập hạnh tìm kiếm đường mới, đường giải trừ khổ đau mà đời không mang lại.

Người theo đạo Thiên Chúa, khi đã lập gia đình, thường không được gọi là người tu, dù họ có muốn tu thì phải tu thầm, không có danh tu, nếu tu thành gặp được Thiên Chúa ấy là tu thật, tu cho đời mình. Các tôn giáo khác khi họ phát tâm tu, thường thay đổi diện mạo và trở thành tu sĩ sau một thời gian, đáp ứng một số giới luật quy định… họ có thể trở thành tu sĩ chính thức.

Tôi tự biết mình là Người Tu, cho dù không được dâng cúng, không người bái lạy, không đền miếu trang nghiêm, không y áo khác thường. Tự đi trong đời, hòa cùng mây gió và tự nhiên, thổi với hơi cùng trời đất thanh nhẹ, chuyển đổi đồng nhịp, để một ngày nhận ra mình là gió và hư không, hạnh phúc miên mật, không điều kiện, không chờ đợi mà đồng một, ở đây và ngay bây giờ, rồi tan biến mất.

Người tu không hề tạo lập Chân Tâm, mà chỉ tạo lập cảnh để gặp cái Thực

Tại Hiện Tiền ấy. Nên có thể nói: người không tạo lập phương tiện để Chân Tâm hiển lộ, không phải là người tu. Nếu tu mà không gặp thực tại ấy, thì tu để làm gì? Người không biết đường lại làm người chỉ đường được sao?

Người tu chẳng qua là tạo lập cảnh trạng thanh tịnh để tiếng của tâm hiển lộ, để tâm phát âm, để cái tâm ấy thi triển hiện thực như Nó là.
Lập chùa, đan viện, am cốc, tu viện, tịnh xá, nơi thờ tự… do người nhân hiền thánh đức thành lập tạo Cảnh Trần Tu Tập. Y phục, đầu tóc, chuổi hạt… để phân biệt báo hiệu xin người đời để yên cho họ tu, đừng lôi kéo họ vào phong tục, lễ lạc, phong trào… làm rộn lòng tâm trí khó thăng tiến đường tu mỗi phút giây.

Cũng vì vậy, Người Tu tự biết mình đang Tu Tập, chứ không phải là đã Tu Thành. Cái nầy rất yếu chính, lầm nó thì đường tu coi như tệ hơn không tu, vì ngã mạn ngày càng lớn trở ngại cho đường tiến bước không còn lối bước đi nữa.

Người viết có duyên được đi nhiều nơi, ở lại trong các am cốc chùa chiền thánh thất, có một số nơi thường họ không nhận của dâng cúng, nếu nhận họ cũng để làm của chung, cho mọi người dùng và không để làm của riêng, hoặc quản lý một mình, ngay cả lời cám ơn họ cũng nói xin gởi cho Trời Đất. Những vị nầy thường không danh, phận, y áo… nơi họ thường ánh lên một niềm vui sâu xa và rất bằng an. Xin bạn đọc kiểm chứng kinh nghiệm nầy thêm.

Trong đời có rất nhiều người tu và có rất nhiều cảnh tu, đường về Chân Thiện Mỹ hiện nay có nhiều nẻo, đầy khắp và không phải ở trong Tôn giáo hay hàng tu sĩ. Tu là bổn phận, là đòi buộc khẩn thiết, là duyên lành, là quyền lợi bậc nhất của một kiếp được làm người. Ai cũng cần tu, tu cho mình trước khi cho người khác. Mọi người đều hướng về Đấng Chí Thánh, ai cũng vội vã trở về con đường ấy, chỉ có con đường ấy mới thoát được Khổ Đau không dứt, không Tu chỉ là một đời lầm lỡ.

Vậy Tu thường làm các việc gì? Có thể dùng một số việc sau:
- Đầu tiên là nghỉ mệt, ngồi yên để thấy Cảnh Trần hiện rỏ. Chỉ ngồi yên nghỉ cho thân tâm được lắng lại, cảm nhận sự yên nghỉ trên thân xác và tâm hồn, tạo sự tỉnh táo ban đầu vài giây phút. Nói chung là để chơi vậy thôi, ngồi một thời gian, khi bạn quen với ngồi yên như vậy, bạn sẽ thấy đúng làm mình đang ngồi chơi. Khi bạn nhận ra Thiền Thanh Tịnh Tâm giai đoạn đầu là tập ngồi chơi, và đang chơi thật, thì bước đầu bạn đã thành công lớn rồi. Không có ai chơi mà không vơi bớt khổ đau, vơi bớt khổ đau trong đời chính là mục đích của phương pháp Thanh Tịnh Tâm.
- Liên kết với Chư Thiên, Thần, Thánh: Khi thân đã yên tịnh, để cho buổi công phu luôn được sự hộ trì của các đấng, sự khấn nguyện với các Đấng độ trì tu tập rất quan trọng. Có thể nối thông với các Đấng bằng một lời kinh đơn giản (Kính Kính Mừng, Câu niệm Phật, hoặc câu Kệ, câu Chú Đại bi… để nhiều thì giờ trong ngày đọc lại Kinh sách Thánh nhân đời trước truyền lại), được lập đi lập lại một thời gian cho thân tâm trở về thanh tịnh. Khi đọc kinh đôi lúc chia trí cũng không hề gì, vì lời kinh tạo một âm lực, dần dần kéo tâm trở về trạng thái thanh tịnh, trạng thái nầy là bản thể của Chân Tâm. Nối thông với Thánh Thần thì được hộ trì, đường tu tập không bị lạc lối, như người học có thầy hướng dẫn vậy. Khi dùng kinh, nếu hôm đó không thể thanh tịnh, thì có thể buổi công phu ấy chỉ dùng câu kinh ấy là đủ, không cần phải thay phương thế khác.
- Thấy điều trái, tật xấu thì sửa đổi, đền bù, và hối lỗi. Thường mình lại khó thấy lỗi phạm của mình rõ trong đời thường. Khi ngồi yên Thanh Tịnh Tâm những lỗi lầm thường hiện rõ nét, thấy và sửa đổi. Người khác cũng dễ dàng thấy được lỗi của mình, có thể vì tự ái mình cho rằng họ khinh ghét bày chuyện đơm đặt, cũng có thể như vậy. Đây là một thực tại quý giá nếu bình tâm băng qua lòng tự ái, nếu họ nói đúng thì mình có cơ hội biết được lỗi, nhờ thế mình sửa đổi được lỗi lầm, nếu họ nói không đúng thì mình dễ tức giận, đó là thói thường. Người tu phải thấy thói thường ấy là tính xấu làm xấu thêm đời Tu, lập tức nhìn sâu vào lòng lập hạnh từ bi, thương người nói xấu mình, do vì họ bị lầm chấp mà nói điều ấy, tự tâm phải cám ơn họ cho mình cơ hội tập tánh thương người. Như vậy khi nghe người lên án mình, thì đường nào người tu cũng thấy lợi, thấy thương, thấy công phu tu tập được rèn đúc. Đây là việc rất khó, vượt qua nổi sóng của thực tại nầy, bạn đã thắng được gian nan đời tu rất lớn.
Nếu mình thương kính trọng người nói thì được thêm phần tạo năng lực từ bi. Nếu ứng xử như thế thì công phu thăng tiến rất nhanh. Đôi lúc cố tìm lỗi lâu ngày không thấy, nhưng với người khác điều ấy thật dễ dàng, khi ai nói lỗi mình bằng một thái độ khinh ghét và chỉ trích, thông thường làm người nghe đau đớn và muốn phản ứng «ăn thua đủ », cách làm ấy bình thường. Nhưng nếu bình tỉnh nghe và khởi ý Thương thì mọi vấn đề được giải quyết tốt theo hướng có lợi cho đường tu rất lớn. Đây là công phu khó cần nghiên cứu và tập luôn mới có thành tựu.
- Tìm lỗi hay phạm để đặt Giới ngăn ngừa. Lỗi được thay đổi nhờ biết và đặt giới để chỉnh sửa, nên giữ giới chính là phương tiện giúp chuyển đổi lỗi lầm, tạo nghiệp lành thay vì nghiệp ác. Giữ giới với lòng tự do và an bình, không phải cưởng bức nô lệ sợ trừng phạt, giới như thế làm thăng tiến Thanh Tịnh Tâm.
- Thường hay nghĩ và làm một số điều lành. Điều lành là điều Thường Hiện, thường hiện là không thay đổi. Chơn chánh, an bình và hạnh phúc, khi làm phải nối thông với chơn tánh, làm với hạnh từ bi. Việc làm đó là việc lành.
- Quán xét ý niệm, lời nói, việc làm trong phạm vi tình thương.
- Ngồi Thiền hoặc Thiền Hành để tạo định lực, phát triển trí huệ, gia tăng lòng từ bi, giúp thực hiện công phu Tu Tập. Khó nhất nghề Tu là Tọa Thiền. Tọa thiền và thiền hành có thể vừa luyện Ý, luyện Khí, luyện Thân và luyện Tâm. Tâm Ý Khí Hình được luyện trong giờ công phu thiền định.
Đó là Tu.
Làm vậy là thoát được khổ, toàn bộ phương pháp Thanh Tịnh Tâm chỉ nói một điều: «làm sao để đời của chính mình bớt khổ ». Đó là điều phương pháp nầy làm được, dầu chỉ là một chút ít ngay ban đầu. Bạn đừng nản lòng chắc chắn sẽ có mùa bội thu của niềm hạnh phúc sâu thẳm,

Tác giả : Thường Nhân
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net