GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055357774
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Những Trang Nhật Ký Của Má»™t Linh Mục

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 30.05.2010    Tiêu đề: Những Trang Nhật Ký Của Má»™t Linh Mục Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục

TRÍ SẠCH – TÂM AN

Nguyễn Tầm Thường, sj.


Nhà đạo sĩ khổ hạnh sai hai đệ tử Visto và Raja đến đền thờ. Trên đường đi, hai người học trò nghe tiếng vùng Sitra nổi tiếng có nhiều gái đẹp chèo đò. Trước khi qua sông lúc nắng chiều đang phai, Visto rủ bạn ngủ qua đêm bên này sông xem các cô gái duyên dáng thế nào. Đợi sáng sau hãy đến đền thờ. Raja không ngờ đồng môn của mình có tư tưởng táo bạo vậy. Anh bỏ Visto bên bến sông, một mình lấy đò qua sông đến đền thờ.
Nắng chiều tắt. Bóng cây bên dòng sông đổ xuống tĩnh mịch. Đền thờ chuẩn bị đón gió chiều tà. Rồi trăng lên thong thả. Khu đồi mặc áo đêm. Người thanh niên trẻ Raja đang tầm thầy học đạo ngồi một mình trước chánh điện. Ánh trăng từ từ rải một vệt sáng qua khuông cửa, đổ dài trước mặt người đạo sĩ trẻ. Êm đềm chút gió đêm rì rào ngoài sân. Đêm sân đền thờ tha thiết.


Ngồi trong đền thờ, Raja nghĩ đến người bạn đồng môn đã ở lại bên kia sông. “Gìơ này Visto đang làm gì?”

Dòng sông đêm lững lờ con đò nhỏ. Visto ngồi bên người thiếu nữ tuổi đôi mươi, thơm hương dòng nước mát. Anh nghĩ đến người bạn đồng môn đã nhất quyết bỏ bến sông. “Gìơ này Raja đang làm gì trong đền thờ?”
Hai người nghĩ đến nhau. Hai khung trời. Một thánh thiện trong đền thờ đang nghĩ đến tục lụy bên ngoài. Một tục tụy ngoài sống đời đang nghĩ đến thánh thiện trong đền thờ.


Ánh trăng lên khỏi làng tre. Trong đền thờ Raja vẫn chưa vào câu kinh. Nến hương trên điện thờ tiếp tục cháy ngắn dần. Vệt sáng trăng vàng mầu mỡ gà trên sàn thánh điện xa dần chỗ Raja ngồi. Trăng mơ màng ngoài điện thờ như suối tóc thiếu nữ quyện trong tâm trí Raja. Anh cứ băn khoăn tự hỏi: “Gìơ này Visto đang ngồi bên cạnh người thiếu nữ nào?”. Có thể làn da trắng mịn mát ấy đang tắm trên bến sông đêm, và trăng lung linh trên những hạt nước mềm bên bờ vai? Tâm trí Raja chìm ngập vào thế giới ảo ảnh một chuyện tình giữa Visto và người thiếu nữ duyên dáng vùng Sitra.
Còn Visto, anh ôm vòng tay qua vai người thiếu nữ. Gío về buông lơi hương cỏ dai chiều quê lúa đồng mới cắt. Chàng nghĩ: “Gìơ này trong điện thờ Raja đang vào câu kinh rồi.” Bên người thiếu nữ ngỏ hương xuân mà tâm trí Visto không đành. Anh ngồi đó khắc khoải với điện thờ đêm nay vắng bóng anh. Sao anh có thể bỏ bạn đồng môn qua sông để bạn đến đền thờ một mình? Một bóng điện thờ thanh thoát, một bến sông tục lụy. Visto thao thức cõi lòng.


Kể đến đó, thiền sư chậm raĩ nhìn mấy đệ tử nhỏ đang chăm chú lắng nghe. Chưa ngã ngũ câu chuyện. Các chú nhỏ xoe tròn mắt đợi chờ.
Cả đêm đó trong đền thờ Raja không vào nổi lời kinh. Tâm trí bị khuấy động không thể tịnh niệm. Hình ảnh đôi trai gái dập dờn. Tưởng tượng đưa chàng vào bấn mê quá giới hạn. Ngồi đó trong điện thờ mà tục lụy thế trần như dòng sông chảy mênh mông. Raja không tưởng tượng hết được những gì bạn đồng môn đang làm. Mình sẽ báo cáo gì với sư phụ về chuyện ngoài tầm ngờ này?


Bên kia quãng đường, Visto khắc khoải, mình quá yếu đuối. Bao ngày tịnh tu, đường lên đền thờ không đến nơi. Đời là hụt hẫng giữa bến nước. Bên người thiếu nữ mà tâm trí tràn vào đền thờ. Hình dung bạn đồng môn chăm chú trước khói hương, Visto mang mặc cảm tội lỗi.
Nhà thiền sư nói với mấy đệ tử:
- Các con thấy đó. Một người ngồi trong điện thờ mà tâm trí không tịnh. Trước điện thờ im lặng mà cõi lòng xao xuyến khôn nguôi. Người ta có mặc cho mình bao nhiêu cuộc rước kiệu thần thánh cũng vẫn có thể là trần trụi tâm linh. Người ta có bái lậy, có dâng hoa, có tụng kinh trước thánh điện mà không có cõi lòng thanh tịnh, chỉ lừa được tiếng khen trần thế, không lừa được ánh trăng. Ánh trăng vẫn bỏ chỗ ngồi tụng niệm đó quay về trời. Kinh Thánh kể chuyện hai người vào đền thánh Jêrusalem. Người tưởng mình công chính nhìn người thu thuế đứng xa xa, so sánh với mình, tưởng mình công chính vì đứng gần chánh điện hơn. Giavê bảo người thu thuế kia ra về sạch tội. Còn người tưởng mình công chính kia, ông ta ra về tâm không tịnh. Các con thấy đó.

Visto không nhớ ánh trăng và dòng nước dù bên dòng nước dưới ánh trăng. Visto thấy trước thánh điện, làn hương bạn mình thắp cháy ngang chừng. Có tiếng mõ tụng kinh âm trầm đưa hồn vào cõi siêu thoát. Người thiếu nữ gọi bờ vai thức giấc, nghiêng làn má tìm hơi áp lồng ngực Visto. Tiếng thở dồn dập đưa cỏ cây vào vũ điệu. Tiếng thở của Visto như kéo dài một làn hương trong đền thờ không người chăm non. Tiếng gõ nhẹ vào thành chuông âm âm. Đền thờ siêu thoát quá. Trong tâm trí, Visto hình dung sư phụ đang chờ hai học trò từ đền thờ trở về. Biết nói gì với thầy? Bên người thiếu nữ và dòng sông đêm mà tâm trí Visto cứ tràn ngập hương trăng của thánh điện.

Đêm đã vào khuya, trong đền thờ, Raja vẫn chưa gõ được vào chiếc mõ làm bằng gốc tre để trước mặt. Đêm vắng đền thờ mà không tịnh cõi lòng. Gian nan của tâm và trí. Liệu qua đêm nay về sáng Visto sẽ nói gì với mình? Raja lại liên tưởng tới người bạn đồng môn bên kia sông, tới tội lỗi của Visto. Gìơ này, trăng vào khuya, Visto đang làm gì bên người thiếu nữ xứ Sitra? Trí và tâm không đi với nhau.

Trí phải lặng cho tâm an nghỉ, hay tâm phải lặng cho trí an hoà?
Thỉnh thoảng có tiếng cúc cu của một loài chim kêu sương trên rừng đồi vọng xuống. Raja trăn trở trong đền thờ.
Nhà thiền sư tiếp tục giảng cho mấy đệ tử nghe:
Các con thấy đó. Thầy muốn nói với con về tâm và trí. Cuộc đời hạnh phúc hay bất hạnh là hệ tại tâm và trí này. Cả đời thầy là con đường đi tìm tâm tĩnh và trí sạch. Đạt được trí trong sạch, tâm tĩnh mịch là con làm chủ được hạnh phúc trong cuộc sống.

Nói về tội lỗi người dạy giáo lý chia ba mức độ: Tâm, lời, hành động.
- Tâm là khi con nghĩ xấu về một người.
- Lời là khi con thực sự dùng miệng lưỡi nói lời chua cay về người đó.
- Hành động là con chẳng những nghĩ, nói, mà còn dùng các phương tiện khác nỗ lực tấn công người kia.


Người dạy giáo lý bảo rằng giai đoạn hành động là nặng nhất, rồi đến lời nói, nhẹ hơn cả là tư tưởng mới có trong tâm trí. Thầy cho các con một thí dụ khác. Người dạy giáo lý bảo con rằng con mới có ý nghĩ ăn trộm, đó là tội nhẹ. Khi con thực sự ăn trộm rồi, tội ấy nặnghơn.

Các con thân mến, họ dựa vào hành động. Con``` thấy, thầy dựa vào tâm trí. Thầy dạy các con rằng tâm trí chỉ huy hành động. Không có tâm trí, hành động không có giá trị. Cũng mũi dao mổ bụng một người, người đó chết, nếu là mũi dao của thấy thuốc cứu nhân mà không thành, đó là mũi dao làm phước. Còn mũi dao của đạo tặc là kẻ giết người.

Lúc bị các thầy tư tế kết tội là không rửa tay, rửa chén bát theo truyền thống tôn giáo cha ông. Đức Kitô biện hộ cho các môn sinh của mình là của ăn không làm con người ra dơ, cái trong tâm địa con người nói ra mới làm người ta dơ, cái trong tâm địa con người nói ra mới làm người ta dơ. Còn Đức Phật, Ngài nói mọi sự đều phát xuất từ tâm. Tâm trí không trong sạch, sẽ nói không trong sạch, sẽ hành động không trong sạch, và khổ đau sẽ xẩy đến như bánh xe theo ngay sau con thú.

Các con thân mến, dựa vào hành động ăn cắp để nói tội nặng hơn khi mới có ý nghĩ ăn cắp là dựa vào luận lý triết học Tây phương. Họ đúng trong suy lý luận điệu. Nhưng tôn giáo không chỉ nằm trong suy lý. Tôn giáo là tâm. Nơi Đông phương này, Đức Chúa, Đức Phật đều lấy tâm mà sống. Nên thầy dạy các con, các con không nên nhìn hành động mà căn cứ giá trị, các con phải cho tâm là mọi nguyên nhân. Các con phải tu tâm.

Trong ba bậc thang: Trí, Lời, Hành động. Triết lý Tây phương đưa người ta vào lý luận hành động là kết quả của lòng trí, nên tội phúc nặng nhẹ là do cường độ hành động. Kết quả của lối suy luận ấy là ý ít mà lời nhiều. Tín đồ dài lời kinh kệ, ít tấm lòng. Kết quả là thiện nam tín nữ đếm xem xây được bao nhiêu đền thờ, tổ chức bao nhiêu cuộc rước kiệu, in bao nhiêu pho sách tín điều. Kết quả là Phật xây được nhiều cô nhi viện hay Chúa có nhiều nhà thương, cạnh tranh nhau. Có khi đau khổ vì thấy người khác làm việc bác ái nhiều hơn mình, cho dù bác ái hay từ bi cũng là yêu thương cứu đời. Các con thấy đó, tất cả là ồn ào bên ngoài. Những dấu hiệu đó nói cho các con biết tâm không an, lòng không tịnh. Đấy không là dấu chứng bệnh hoạn hay sao?

Đức Kitô dạy tín đồ theo Ngài, khi cầu nguyện, vào phòng đóng cửa cho người khác không biết hành động của mình. Trong phòng kín rồi cũng đừng nói nhiều lời. Còn Đức Phật hành động ra sao? Ngài ẩn lánh chính mình, Ngài không bao giờ tự nhận mình là Thượng Đế. Hôm nay, có kẻ chưa theo được bước chân Phật đã nhận mình là Phật sống. Họ không có tâm nên cần hành động che kín tâm trống vắng. Kẻ không có tâm an, không có trí sáng sẽ lầm lẫn vì hành động của người khác.

Các con thấy Raja trong đền thờ mà tâm bến sông. Hành động của Raja là đốt hương, kinh kệ, rước kiệu, diện kiến trước chánh điện mà lòng giẫy dụa trong hình ảnh Visto với người thiếu nữ bên sông.

Bài học đầu tiên cho các con hôm nay là: Trí sạch, tâm an các con sẽ hạnh phúc. Bánh xe hành động theo sau trí sạch, tâm an là bánh xe về thiên đàng với kẻ theo Chúa, về niết bàn với kẻ theo Phật. Chúa và Phật đều trí sạch, tâm an.

Các đệ tử nhỏ mới nhập tu. Bài chỉ giáo đầu tiên của thiền sư là trang bị cho những tâm hồn thơ đẹp ấy tỉnh thức để không bị hành động lôi cuốn. Ít kinh kệ, giàu tấm lòng. Tâm an, trí sáng.
Các đệ tử đi rồi, nhà thiền sư về am thất. Không ngờ có chú bé lẽo đẽo theo sau:
- Bạch Thầy, bài học thầy dạy chưa có đoạn kết.
Thiền sư ngạc nhiên quay nhìn người học trò mới mới nhập tu được mấy ngày mà tha thiết con đường tu đạo như thế.
- Sao con không về ngủ. Khuya rồi.
- Bạch thầy, con muốn thầy cho biết kết quả của Trí không trong sạch, Tâm không an hoà sẽ dẫn ta đi về đâu.
Người học trò nhỏ khoanh tay nhìn thiền sư. Ngài lại gần, đặt tay lên vai chú bé nói:
- Ý con muốn hỏi về Raja trong đền thờ sẽ ra sao và Visto bên bờ sông sẽ đi về đâu có phải không?
Chú bé cúi đầu thưa:
- Bạch thầy, vâng ạ!


Bạn thân mến,

Đây là phần cuối câu chuyện, nhà thiền sư cắt nghĩa cho người học trò. Hết trăng khuya, Raja trăn trở không đưa hồn vào nổi tiếng mõ. Mặt trời khai quang vũ trụ đưa Raja và Visto về thiền viện. Ta biết chuyện gì đã xảy ra. Visto không dối được sư phụ vì bạn đồng môn mình biết rõ chuyện. Chàng phải tự thú là đã ở lại bên sông, chỉ có Raja vào đền thờ thôi.
Ta không biết Visto có bị phạt không, phạt thế nào. Ta không biết Raja có được khen không, khen thế nào.
Thời gian theo sông nước xuôi dòng. Vào một con trăng khác. Trăng trở lại. Trăng đêm trong viện tu. Raja nhìn trăng lại nhớ chuyện xưa tích cũ. Hình ảnh tâm trí gợi về bao mộng mị. Chàng bí mật thức giấc đêm khuya trốn thầy tìm ra bờ sông để có cảm nghiệm như bạn đồng môn Visto.
Cũng vầng trăng xưa trở về ấy nhắc Visto chuyện cũ. Một đêm trăng ngã ngựa giữa đường không đến nổi đền thờ. Nhìn trăng mới, nghĩ thân phận mình yếu đuối trăng xưa. Chàng nhất quyết tìm vào đền thờ một mình thay thế trăng xưa yếu lòng.
Đến đây ta biết kết quả hành động Raja và Visto thế nào rồi. Chú bé không còn thắc mắc về kết thúc câu chuyện nữa. Nhưng bạn có thắc mắc về chú bé không? Tại sao chú lẽo đẽo theo nhà thiền sư để tò mò về Raja và Visto? Như vậy là tâm không an rồi.
Tôi nghĩ vậy, tâm chú bé không an nên mới băn khoăn hỏi thầy.
Trí không sạch, tâm không an sẽ dẫn đến khổ lụy.
Trường hợp chú bé thì khác. Tâm chú bé không an, tò mò câu chuyện kết của Raja và Visto, nhưng trí chú bé thanh sạch.
Khi Tâm không an mà Trí vẫn sạch. Trí trong sạch đó sẽ dẫn đến học hỏi tìm kiếm sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan sẽ đưa Tâm về bình an. Đức Kitô đã chẳng nói sự thật sẽ giải thoát chúng ta đó sao. Như vậy Trí cần trong sạch trước, phải không bạn? Một khi Trí luôn trong sạch thì rồi có phong ba bão táp gì Tâm cũng sẽ an hoà.


Nguyễn Tầm Thường, sj.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net