GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055368669
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - GIÁO DỤC, Trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 20.04.2010    Tiêu đề: GIÁO DỤC, Trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

GIÁO DỤC, TRÁCH NHIỆM CỦA CẢ CHA LẪN MẸ

Trần Mỹ Duyệt



“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”.


Những câu nói trên gần đây và nhất là trong lúc cha mẹ gặp phải những vấn đề trong lãnh vực giáo dục đã trở thành cái lý do để biện minh của cha mẹ, mặc dù những lỗi lầm ấy là do chính mình gây ra. Ðiều này có nghĩa là cha mẹ đã lơ là trong việc học hỏi, thiếu sót bổn phận trong nhiệm vụ giáo dục con em của mình. Trong những trường hợp như vậy, thường là cha mẹ đổ lỗi cho nhau. Và khi lâm vào những lý luận bế tắc vì thấy mình có lỗi trong việc dậy dỗ, giáo dục con, thì đổ lỗi cho trời.

Hiện tượng các gia đình ngày nay mà cả cha lẫn mẹ đều phải lo đi làm; hay người cha phải đi làm, nhưng người mẹ ở nhà lại không mấy quan tâm đến việc giáo dục con cái đã đem lại những nhức nhối cho cả cha lẫn mẹ. Báo chí, truyền thanh, truyền hình, và các tin tức phổ biến trên các web sites, ngày ngày đều có những bản tường trình về hành động của tuổi trẻ bao gồm bỏ học, sa đọa trong cần sa ma túy, nghiện ngập, trộm cướp, hiếp dâm, và cả giết người. Những chuyện này xảy ra không chỉ ở ngoài xã hội, mà còn ngay ở trong môi trường nhà trường và ở tư gia nữa.

Các nhà tâm lý, nhất là tâm lý gia tại Hoa Kỳ gần đây đã có những khảo sát đưa đến kết luận cho rằng trong những gia đình cha mẹ cãi lẫy, xung khắc, hoặc bất hòa liên miên thì vì tương lai của đứa trẻ nên ly dị. Ðối với những nhà tâm lý này, ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống gia đình sẽ là một ảnh hưởng xấu cho đời sống tình cảm và đời sống hôn nhân sau này của con cái. Nhiều nhà tâm lý còn đi xa hơn nữa khi quả quyết rằng, một em bé được nuôi dưỡng bởi một cha mẹ ly dị hoặc một em bé được nuôi dưỡng bởi cả cha lẫn mẹ, mức phát triển về thể lý, trí năng, và tâm lý cũng như nhau. Dĩ nhiên, không phải những nhà tâm lý nào, phụ huynh nào cũng chấp nhận lý luận này, nhưng trong thực tế, những lý luận ấy đang có một tác dụng phá vỡ nhiều gia đình, và nhiều cuộc hôn nhân. Vì thế, bổn phận làm cha mẹ, việc quan trọng nhất là phải chú tâm vào việc giáo dục con cái, và phải giáo dục bằng sự hiệp nhất của cả cha lẫn mẹ.

Theo tâm lý phát triển, khi một em bé lên 2 tuổi là thời gian khởi đầu việc giáo dục tốt nhất. Ở tuổi này không quá muộn và cũng không quá sớm để đưa vào cuộc sống các em những nguyên tắc căn bản về luân lý, tình cảm, kỷ luật, và xã hội. Các em ở tuổi này sẽ rất dễ dàng để tiếp nhận những nguyên tắc ấy, đặc biệt, khi các em cũng thấy cha mẹ làm như vậy. Câu “dậy con từ thuở còn thơ” của người Việt Nam thường nói là câu nói ứng dụng nhất trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt, ở vào thời điểm này. Khi các em bước vào tuổi lên 4, lên 5 là các em đã bắt đầu khám phá cái thế giới riêng tư của mình và thế giới chung quanh cách em bằng lối nhìn và những cảm nhận của cá nhân. Lên 7 tuổi, các em đã biết dùng trí khôn để biện minh cho hành động của mình, và nếu cần các em sẽ nói dối để làm việc đó.

Ngược lại, trong thực tế, hầu hết các phụ huynh khi con em mình còn nằm trong tuổi giáo dục lại ít để ý và hầu như lơ là với thời điểm giáo dục này. Lý do vì ở tuổi này các em chưa đủ khả năng bộc lộ điều mình muốn ngược với điều cha mẹ muốn ngoài trừ khóc lóc, ăn vạ, làm nũng. Nhưng trong thâm tâm các em lại biết rằng nếu dùng hình thức ăn vạ, làm nũng, hoặc khóc lóc mà được việc thì chúng sẽ tiếp tục làm như thế.

Chiều chuộng. Một góc nhìn về tâm lý giáo dục, chiều chuộng cũng mang hình thức khích lệ. Nó có thể là một hành động tốt nếu cha mẹ dùng đúng cách và đúng lúc. Nhưng phần đông, khi hiểu từ chiều chuộng thường mang nghĩa tiêu cực, có nghĩa là cho con mình tất cả những gì chúng muốn. Ðiều này dẫn đến một tình trạng phản giáo dục. Trẻ em dù là lớn hay nhỏ đều cảm thấy rất rõ ai là người chúng có thể lợi dụng được, ai là người chúng không lợi dụng được. Và khi sự chiều chuộng của cha hay mẹ hoặc cả hai không đạt được điều chúng mong muốn, lúc ấy sẽ dẫn đến sự bùng nổ của phản loạn. Trong gia đình sẽ dẫn đến bất hòa, cha mẹ, con cái, anh chị em sẽ cảm thấy nhức nhối, khó chịu về việc làm của người chiều và đứa trẻ được chiều. Với cái nhìn tâm lý giáo dục, các em ấy đang tạo cho mình một nhân cách sống cá biệt, và người giúp làm phát triển nhân cách ấy lại chính là cha hoặc mẹ, hay cả cha lẫn mẹ. Rất tiếc, đây là một nhân cách xấu sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý và tình cảm sau này của các em.

Vì nghĩ rằng con mình hãy còn nhỏ, hoặc vì mình cần nhiều thời gian cho những công việc kinh doanh, tạo lập sự nghiệp, kiếm tiền nên cách tốt nhất để con mình khỏi phiền mình là cho chúng những gì chúng muốn. Nhưng chẳng bao lâu khi ngoảnh lại đã thấy con mình bước vào tuổi dậy thì với những suy nghĩ và hành động khác với suy nghĩ và hành động của mình. Với sức ép của thời gian, của công việc, hoặc do bất cứ lý do nào, lúc này người con đang đứng trước mặt mình đã không còn dễ thương, dễ yêu nữa, mà đang là một thử thách lớn lao. Bất mãn, bực tức, và khó chịu, cha mẹ quay ra giận dữ con và đổ lỗi cho nhau. Cảnh gia đình trở nên xào xáo, bất hòa. Nhưng không khí xào xáo, bất hòa lại là không khí và môi trường thuận lợi cho những phản loạn và lối sống bất cần đời của tuổi trẻ, dẫn đến tình trạng bỏ nhà đi hoang. Lúc này cũng là lúc cha mẹ, phụ huynh la làng và khóc lóc, tha thân trách phận, và trách trời: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.”

Như đã trình bày trên, giáo dục con cái là việc làm của cả cha lẫn mẹ, và cả hai đều phải đầu tư vào việc làm này một cách hết sức nghiêm chỉnh. Thống kê cho biết, cha mẹ bình thường dành cho con cái 10 phút mỗi ngày. Nhưng đa số 10 phút ấy lại không dùng vào việc thăm hỏi, an ủi, khích lệ, hoặc hướng dẫn con cái. Ngược lại, thường dùng 10 phút ấy để la mắng, chửi rủa, hoặc tranh cãi với con cái.

Giáo dục là việc làm đòi nhiều khó khăn, nhiều nhẫn nại và hiểu biết. Nó cần có sự đồng thuận của cả cha lẫn mẹ về những nguyên tắc và phương pháp giáo dục. Nhưng nhất là cha mẹ cần phải dành nhiều thời giờ hơn cho con khi những năm tháng tuổi thơ đang cần sự có mặt và trái tim yêu thương của cha mẹ. Khi mà thời gian phát triển đang bùng phát và hình ảnh người mẹ, người cha trở thành thần tượng.

Sở dĩ cả cha lẫn mẹ đều phải cộng tác và góp phần vào việc giáo dục, vì người con dù là trai hay gái trong thời gian thơ trẻ bao giờ cũng gắn liền và cận kề mẹ mình hơn. Vai trò người mẹ lúc này là đem lại cho con mình những yêu thương, săn sóc, trong khi người cha cộng tác với mẹ để hướng dẫn con đi vào những nguyên tắc của luân lý, của tình cảm, và của những va chạm xã hội chung quanh mình. Khi em lên 4 lên 5 là lúc ảnh hưởng người cha trở thành quan trọng. Ở tuổi này, các em cần những hành động và lối suy nghĩ của những thần tượng, mà thần tượng tuổi thơ ấy chính là người cha. Người mẹ, trong trường hợp này lại cộng tác với người cha để bổ túc cho những thiếu sót trong việc hướng dẫn con cái. Và khi đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì là thời gian mà cả hai cha mẹ đều phải sát cánh bên nhau, cộng tác chặt chẽ, người là khối óc, người là trái tim, cả hai uyên chuyển nhưng cương quyết giúp đứa trẻ vượt qua những khó khăn của tuổi dậy thì.

Tóm lại, giáo dục là một bổn phẩn cao cả, một trách nhiệm lớn lao của cha mẹ, nhưng lại là một bổn phận và trách nhiệm đem lại nhiều thành quả tốt và vinh dự cho những cha mẹ nào biết cùng nhau cộng tác trong việc giáo dục con cái mình.

Trần Mỹ Duyệt
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 21.04.2010    Tiêu đề: re: GIÁO DỤC, Trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Ảnh hưởng và trách nhiệm giáo dục của cha mẹ

Hằng ngày tôi vẫn được dịp chứng kiến những hình ảnh mà không thể nào có thể quên được trong ký ức, và trong cuộc sống. Và cũng qua những hình ảnh này, tôi có dịp ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa, và đồng thời nhìn ra tôi là người được chúc phúc, may mắn. Gia đình tôi, con cái tôi cũng là những người may mắn và hưởng tràn trề hồng ân của Ngài. Những hình ảnh ấy gồm các em, các thanh thiếu niên, và đôi khi cả những người lớn tuổi và già lão mang trong họ những hội chứng chậm phát triển về thể lý, tâm lý, và tâm thần.

Trường hợp 1: Em Vân là một bé gái 14 tuổi sinh ra bởi cha mẹ vị thành niên. Cặp cha mẹ này là những người nghiện hút rất nặng. Em tuy khỏe mạnh về thể xác, nhưng tâm lý và tâm thần của em hoàn toàn bệnh hoạn. Em đi qua từ bệnh viện tâm thần này đến bệnh viện tâm thần nọ. Cuộc đời em coi như bị gắn liền với thuốc tâm thần và nhà thương tâm trí.

Em nghịch ngợm, phá phách, ngang tàng, liều lĩnh một cách không thể tưởng tượng nổi. Thêm vào đó, đầu óc em đần độn, và dốt nát. Em chỉ biết hành động như một cái máy, và hoàn toàn bị sai khiến bởi những bản năng tự nhiên mà không hề có một chút suy nghĩ.

Cha mẹ em bỏ em. Và họ ở đâu lúc này cũng không ai biết. Em sống lây lất trong các nhà giữ trẻ và nhờ vào các chương trình xã hội.

Trường hợp 2: Thanh năm nay 23 tuổi, bụi đời từ năm 15. Em sinh ra trong một gia đình giầu có về mặt tiền bạc. Nhưng cha mẹ em tối ngày chửi nhau, đánh nhau, và hưởng thụ. Em bị đẩy ra ngoài ngưỡng cửa của gia đình do cái thiếu sót và lỗi lầm của cha mẹ. Ngoài xã hội, em đã bị dụ dỗ để tham gia những hoạt động băng đảng, hút sách và rượu chè.

Một thời gian sau việc dùng những độc dược từ những thuốc kích thích và rượu, não bộ của em bị thoái hóa và thần kinh em bắt đầu bị ảnh hưởng. Em trở nên hoang tưởng, ảo mộng và ảo giác. Ðôi lúc hiền lành, trầm ngâm như một triết gia. Ðôi lúc trở thành hung hãn và rất nguy hiểm. Em cười nói vu vơ, thơ thẩn, và bất định. Em được chuyển từ bệnh viện tâm thần này qua bệnh viện tâm thần khác. Lúc ở nhà với gia đình, lúc nhập viện.

Hai hình ảnh trên chỉ là những hình ảnh mờ nhạt và tượng trưng cho những gì mà tôi thấy và phải tiếp xúc hằng ngày trong lãnh vực nghề nghiệp. Thật vậy, không thể nào tưởng tượng được có những em nhỏ ngây thơ và hồn nhiên như thiên thần, những thanh thiếu niên nam nữ đẹp đẽ, căng tràn nhựa sống, hoặc những người cao niên được liệt vào những thành phần tâm lý, thể lý chậm phát triển qua những hội chứng Down Syndrome, Mental Retardation, Autism, hoặc Seizures mà hậu quả là do sự nghiện ngập, rượu chè, hoặc do sự thiếu trách nhiệm và giáo dục của các phụ huynh gây ra. Họ thật sự là nạn nhân vì họ được sinh ra không những không do lựa chọn riêng mình, mà còn không may rơi vào những gia đình mà trong đó cha mẹ:

- Rượu chè, nghiện hút.

- Bầu khí gia đình bất hạnh, cha mẹ chửi bới, đánh đập nhau, ly dị nhau.

- Không dành thời giờ và tình cảm cho con cái, nhưng chỉ lo hưởng thụ, lo làm giầu.

Tất cả những ảnh hưởng trên đã hoặc làm họ sinh ra dưới di truyền của cha mẹ. Hoặc họ sinh ra dưới ảnh hưởng của rượu mạnh, thuốc và ma túy mà cha mẹ họ đã trao vào máu huyết họ. Trong những trường hợp ấy, nếu may mắn được sinh ra tay chân lành mạnh, thì tâm thần và tâm lý họ bệnh hoạn. Nếu bất hạnh, họ sinh ra tật bệnh cả tinh thần lẫn thể xác.

Trường hợp của em Vân, rõ ràng em đã được sinh ra dưới ảnh hưởng của rượu và thuốc xái. Do tính ích kỷ và hưởng thụ một cách thiếu trách nhiệm của cha mẹ, em đã trở thành nạn nhân của chính cha mẹ em. Và em đã lãnh cái hậu quả do chính cha mẹ em để lại.

Không những em là nạn nhân của cha mẹ em, mà xã hội và tất cả những ai liên quan đến em cũng trở thành một thứ nạn nhân bất đắc dĩ. Các bác sĩ, các y tá, các nhân viên xã hội và các chương trình xã hội. Cả đến ngân sách chính phủ và sự an sinh của những người chung quanh em cũng là một thứ nạn nhân của em và cha mẹ em.

Nhưng cái bất hạnh là trong một tâm lý và tinh thần bệnh hoạn ấy, em đã để mất ý nghĩa và giá trị cuộc sống của chính em. Cuộc đời em đã bị cột chặt với những triệu chứng tâm thần, và em không có hy vọng trở lại cuộc sống bình thường. Em mất đi tương lai. Cha mẹ em mất đi một người con. Xã hội phải nhận gánh thêm một gánh nặng.

Trường hợp Thanh thì tuy không sinh ra trong cái di sản bệnh tật của cha mẹ, nhưng do việc thiếu trách nhiệm của chính em cũng như của cha mẹ em.

Cha mẹ em phải chịu phần lớn trách nhiệm về bệnh hoạn và tương lai của em. Cái trách nhiệm mà chính ra, họ phải có trong việc yêu thương, giáo dục em bằng cách tạo cho em một môi trường lành mạnh, an vui, và hạnh phúc dưới mái ấm gia đình.

Việc em đi vào con đường hư hỏng để tự hủy hoại đời mình cũng là cái giá mà em phải trả cho sự bất tuân và buông thả của em. Vì không phải hễ gặp cảnh gia đình lục đục là con cái có quyền bỏ nhà đi hoang. Và không phải vì thiếu sự yêu thương, săn sóc của cha mẹ là con cái có quyền tìm bù đắp bằng việc bỏ nhà đi hoang, bằng thuốc xái hoặc nghiện ngập.

Một trong những nguyên tắc giáo dục mà tôi mỗi khi đối diện với những bệnh nhân này, đó là cha mẹ hay phụ huynh không thể chạy trốn trách nhiệm về tương lai con cái mình, bằng cách đổ lỗi cho Thiên Chúa: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Nhưng phải chấp nhận trách nhiệm về phía mình: “Trồng ớt thì ăn ớt, trồng cam thì ăn cam”. Câu nói này tôi đã học được nơi một bệnh nhân lão thành của tôi. Bà lúc gần đất xa trời, nhìn lại suốt quãng đường đời của mình đã thổn thức nói với tôi câu đó.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết là may mắn cho bà là bà đã chỉ bị ăn cam chua thôi. Và ở đây tôi hiểu rằng, thuở thiếu thời bà cũng đã trồng cam, nhưng vì không chăm bón, hoặc không để ý săn sóc, nên cây cam của bà chỉ cho bà những trái cam chua. Dầu vậy, bà cũng chưa bị ăn ớt.

Nếu trồng cam mà vì không tuới bón, không vun xới nên phải ăn cam chua, thì những người suốt đời chỉ trồng ớt lúc về già, hoặc khi cần đến làm sao có cam ăn dù chỉ là một trái cam chua?!! Kết luận này đưa đến một quyết định thực hành hết sức cần thiết trong vấn đề giáo dục, đó là cha mẹ, phụ huynh phải là người làm gương sáng cho con cái. Phải tạo bầu khí trong lành, yêu thương, và săn sóc cho con cái, để đừng đẩy xa chúng vào con đường hủy hoại, cũng như đừng trao cho con cái mầm mống bệnh hoạn và chết chóc của mình.

Hậu quả của những hành động thiếu trách nhiệm, hoặc lơ là trong cái nhìn về con cái, và trong đường lối giáo dục con cái không chỉ ở chỗ “Ðời cha ăn mặn, đời con khát nước”, mà hơn nữa là “Ðời ông ăn mặn, đời cha khát nước, và đời cháu đi tiểu”.

------------------
(Trần Mỹ Duyệt)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 22.04.2010    Tiêu đề: re: GIÁO DỤC, Trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 22.04.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào Thành Viên BIENLUU,
Bạn đã cống hiến cho Diễn Đàn góp ý bài "GIÁO DỤC, Trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ" bằng hình ảnh rất sống động. Có lẽ không riêng chúng tôi là Ban Biên Tập Diễn Đàn mà có nhiều Thành Viên cũng như Đọc Giả đã xem bài có tính "văn học" cao, giúp cho mọi người cùng nhau kiến tạo xã hội ngày càng tốt đẹp.
Xin hoan nghênh và cám ơn Bạn.
dangngocan
Quản Trị Viên
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net