GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055484355
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Câu Lạc Bá»™

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.08.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CÂU LẠC BỘ
SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO















01/08/2010


Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

• Ân sủng và Tình Yêu của Thiên Chúa luôn hiện diện và ban tặng cho con người. Nhận thức và cảm nghiệm được những sự việc xung quanh, những hành vi và những biến cố trong cuộc đời trong nhãn giới đức tin là một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho ta, nhận ra ra dấu chỉ của Thiên Chúa qua các sự việc, đó là một ân sủng tuyệt vời.
• Tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn cuộc đời đã ban cho chúng con những điều thật tốt đẹp, đã soi sáng và mở con mắt đức tin chúng con khi ngắm nhìn tạo vật và mọi biến cố, chúng con cảm nghiệm thấy tình yêu Thiên Chúa thật bao la luôn hiện diện và mời gọi chúng con. Chúng con ngất ngây, đắm chìm trong ân sủng của Ngài, chúng con tri ân, cảm tạ, tôn vinh tình yêu Thiên Chúa đến muôn muôn đời.
Trong tâm tình khiêm tốn tạ ơn Chúa và quyết tâm phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân bằng chính ngòi bút của mình. Chúng con luôn cất lời cao rao Tình Yêu Chúa:

“Chúc tụng Chúa đi hồn tôi hỡi
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.”

(TV 102)


Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria, và Thánh cả Giuse chúc lành và tuôn đổ muôn Hồng Ân xuống cho TRANG VĂN 11 nhỏ bé này của chúng con.


Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo
Đồng Xanh Thơ Sài – Gòn

Kính dâng lên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse. Cùng kính gởi đến Qui Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả:


Tác phẩm
Nỗi Lo Sợ Không Tên Br Huynh Quảng
Đã Có Những Hạt Giống Sông La
Sống Thánh Giữa Đời Đỗ Thảo Anh
Tản Mạn Về Cách Nói Trầm Thiên Thu
Cầu Nguyện Song Lam
Ở Một Nơi Núi Thò Chân Xuống Biển Minh Anh
Khúc Tự Tình Tháng Sáu Bồ Câu Trắng
Ta Ngắt Đi Một Cụm Hoa Thạch Thảo Trần Ngọc Mười Hai



Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn mỗi tháng phát hành 2 kỳ vào ngày 1 và 15 hằng tháng. Rất mong nhận được sự ưu ái quan tâm của quí vị, đóng góp ý kiến xây dựng cho Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo mỗi ngày được phát triển tốt đẹp theo đường hướng của Giáo Hội, cùng đóng góp bài vở cho TRANG VĂN của chúng ta ngày càng thêm phong phú, các bài văn xuôi của quí vị mang tâm tình ngợi khen Thiên Chúa, diễn tả Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống, sáng Tình Chúa, đậm tình người đều được Câu Lạc Bộ trân trọng đón nhận.


Bài vở xin quí vị gởi về trước ngày 12 để phát hành số ngày 15 và trước ngày 28 để phát hành số ngày 1 tháng tới. Các bài được chọn sẽ đăng trên trang Đồng Xanh Thơ Sài Gòn của website www.dunglac.org và www.tamlinhvaodoi.net và được gởi đến các điện chỉ mail của các tác giả và của các độc giả.


Bài vở xin quí vị gởi về:

Hoàng Thi Ca.
Email: dxtsaigon@gmail.com
Chân thành cám ơn quí vị

*********************


NỖI LO SỢ KHÔNG TÊN

Br. Huynh Quảng


Chuyện kể rằng, một người nọ sau khi từ giã cõi đời và được về bên Thượng Đế, anh ta mạo muội xin phép Thượng Đế cho anh ta được sống lại một vài giai đoạn trong đời anh ta. Sau khi suy nghĩ và thấy anh này cũng có một đề nghị hơi lạ, Thương Đế đã đồng ý. Anh ta xin tiếp, “Thưa Ngài, sau mỗi quãng đời, xin cho con được dừng lại và về gặp Ngài để hỏi một vài thắc mắc có được không?” Thượng Đế cũng tỏ vẻ vui lòng ưng thuận. Vậy là người này trở lại kiếp người.

Anh ta làm lại một cậu học trò với bao bận rộn với việc học hành, nhưng cũng không ít vui chơi hồn nhiên giải trí. Nhưng khi phải vượt qua những kỳ thi, thì cậu học trò lại tỏ ra lo sợ. Cậu ta lo sợ bị thi rớt, sợ bị điểm thấp, sợ bị chúng bạn chê cười,… Cậu ta xin dừng cuộc đời lại đó và đi hỏi Thượng Đế. “Thưa Ngài, tại sao con phải lo sợ những chuyện thi cử?” “Con lo sợ chúng vì con đã nhìn cuộc đời của con như thể chỉ có chuyện thi cử mà quên đi những chuyện khác xung quanh con.” Thượng Đế trả lời.

Anh ta trở lại dương thế và tiếp tục làm người. Giai đoạn này, anh ta có người yêu, lập gia đình, có con và tưởng chừng như anh ta đã vượt qua những nỗi lo sợ của thời trẻ con. Thế nhưng, anh ta vẫn lo sợ. Anh sợ vợ anh phản bội, con anh không đủ sức khỏe, công việc làm ăn không ổn định. Anh dừng cuộc đời lại và đi hỏi thượng đế. “Thưa Ngài, dù biết rằng con đã không nhìn cuộc đời như trước đây nữa, nhưng sao con vẫn lo sợ?” Thượng Đế đáp, “Con lo sợ vì con muốn sở hữu chúng vĩnh viễn; con không muốn bị mất chúng. Con nên nhớ, điều gì con càng muốn nắm giữ, thì con càng lo sợ chúng bị mất đi.”

Trở lại cuộc sống dương thế lần thứ ba, giờ đây ở tuổi cao niên, sau bao tháng ngày sợ hãi, lo lắng, ông già trông bình an và chấp nhận hơn. Ông không lo sợ bị mất vợ và lo lắng cho con cái như trước đây. Nhưng trong tâm thức ông, một nỗi lo âu, sợ hãi vẫn ám ảnh ông. Nỗi lo sợ của ông không còn là nỗi lo liên quan đến “cơm áo, gạo tiền” như trước đây, nhưng ông lại sợ bị lãng quên những công trạng của thời trai trẻ; ông lo những thành quả ông góp cho đời sẽ bị mất dấu tích. Kỳ lạ thay, ông lại lo không còn được cảm nếm những nỗi lo sợ của thời học trò, của thời thiếu niên, của người thanh niên mà ông đã trải qua. Ông quá tò mò nên quay về hỏi Thượng Đế, “Thưa Ngài, tại sao những điều lúc trước làm con lo sợ, thì bây giờ con lại sợ không còn được cảm nếm những nỗi sợ ấy nữa?” Thượng Đế đáp, “Con yêu! Chừng nào con còn sống trong quá khứ, muốn quay trở lại quá khứ; và chừng nào con còn lo nghĩ về tương lai, muốn làm chủ lấy tương lai, thì con còn sống trong sợ hãi. Cha không có quá khứ, Cha không có tương lai. Cha chỉ có hiện tại. Nơi nào không có hiện tại, nơi đó không có bình an.”

Quí bạn thân mến, mẩu chuyện tưởng tượng trên cho ta thấy rằng, đời con người xem chừng như cứ bị bao trùm hết nỗi lo sợ này đến nỗi lo sợ khác: Nỗi lo sợ của đứa trẻ mới bước vào đời, nỗi lo sợ của người thanh niên về tương lai, và nỗi lo sợ của vị cao niên về quá khứ của mình bị đánh mất. Vậy nỗi lo sợ ấy đến từ đâu, và lý do gì mà ta lo sợ?

Suy gẫm thấu đáo ta có thể nhận thức rằng, hoàn cảnh “đáng sợ” không thực sự đáng sợ như ta tưởng, nhưng điều làm ta lo sợ chính là ta lo sợ điều chưa xảy ra. Chúng ta thường sợ điều chưa xảy đến hơn là điều đã xảy đến. Nếu quí bạn có dịp trò chuyện với các bệnh nhân mang những căn bệnh nan y, thì có rất nhiều người cho rằng, điều đáng sợ của họ bây giờ không phải là căn bệnh họ đang mang, mà là những điều khác. Nỗi sợ của họ bây giờ không còn là căn bệnh nữa, nhưng là sợ bị bỏ rơi, bị cô đơn, bị quên lãng, và biết bao nhiêu nỗi sợ không tên khác. Kỳ thực thay, dù ai trong chúng ta cũng đã không ít một lần bị bỏ rơi, cũng đã không ít có một lần kinh nghiệm cô đơn, và bị người đời quên lãng; biết là như thế và đã trải qua kinh nghiệm nhiều lần như thế trong đời rồi, nhưng con người vẫn lo sợ chúng; con người vẫn rối lên khi đối diện chúng.

Thưa bạn, bạn cũng như tôi đã trải nghiệm những lo sợ mà có lúc đã làm chúng ta mất ăn mất ngủ ở lứa tuổi học trò, ở tuổi xuân, ở những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất (người thân ra đi, bị tù đày tra tấn,…). Xét cho cùng, cuối cùng nỗi lo sợ này cũng chỉ có thế thôi, có phải không? Thế thì những nỗi sợ hôm nay – giây phút này – ngay lúc này, cũng chỉ là một phần của kiếp làm người của chúng ta mà thôi. Hãy nhìn chúng như là một phần đời của chúng ta để giúp chúng ta nâng cao giá trị đời mình, chứ đừng để chúng trở thành nỗi ám ảnh bao trùm những vẻ đẹp của giây phút hiện tại.

Thưa bạn, hôm nay mục Sống Sao Cho Đẹp mời gọi bạn hiểu sâu hơn ý nghĩa thực của giây phút hiện tại. Vì thực ra cuộc đời của bạn chỉ có hôm nay, giây phút này chứ không phải hôm qua hay ngày mai. Và dù bạn có lo sợ điều gì lớn lao đến mấy đi chăng nữa, mỗi ngày bạn cũng phải đi qua 1440 phút. Vậy bạn muốn sở hữu 1440 khoảnh khắc bình an, tự tại hay là 1440 nỗi âu lo, sợ hãi???
Br. Huynh Quảng




ĐÃ CÓ NHỮNG HẠT GIỐNG

Sông La



Tạ ơn Chúa, ngàn đời chúng con mãi tạ ơn Chúa vì chính Chúa đã ban cho chúng con những hạt giống giữa thế trần.

Hạt giống đó được gieo xuống đất bắt đầu từ một người phụ nữ. Người đã trở nên Mẹ chúng sinh. Hạt giống khởi đầu chúa đã gieo. Hạt giống tin mừng lời Chúa, hạt giống Chúa chọn, các Tông đồ theo Chúa. Để hôm nay những hạt giống đó đã trở nên một trong tình yêu của Chúa, và dẫn đưa chúng con tìm về nơi không thuộc về thế gian này. Nơi mà Chúa đã hứa ban cho chúng con, trời mới, đất mới. Chúng con tạ ơn Chúa bởi từ những hạt giống đó giúp cho chúng con trên đường lữ hành để hy vọng vượt qua sa mạc của cuộc đời trong ân sủng ,ơn ban của Chúa.

Tạ ơn Chúa ,con đã thẩy những hạt giống bắt đầu từ hơn hai ngàn năm qua Chúa đã chọn và Chúa đã sai đi là các tông đồ theo Chúa. Họ đã vâng lời ra đi, ra đi gieo giống cho ngài. Ngàn hạt giống trong tâm hồn, trong cuộc sống, trong tình yêu, trong chân lý sáng soi của Chúa. Các tông đồ đã ra đi gieo, gieo trong hăng say, trong hy vọng, cậy trông, trong gian nan, nước mắt.

Hạt giống tình yêu được gieo vãi khắp bốn phương trời, các tông đồ vẫn tin rằng trong tình yêu của Chúa, mảnh đất tình yêu màu mỡ làm cho các hạt giống mọc lên xanh tốt.
Hạt giống được gieo xuống đất bắt đầu từ phương Đông rồi đến phương Tây, sang phương Nam, trải dài về phương Bắc, gieo cho đến tận cùng mọi nơi trên thế giới. Dẫu bách đạo, khốn khó, gian nan các tông đồ vẫn vui sướng thấy hạt giống đã đua nhau nảy mầm. Và cứ thế, sứ vụ tiếp nối sứ vụ, các tông đồ tiếp theo,tiếp tục gieo, gieo mãi, gieo mãi. Và ơn Chúa như mưa móc, mây ngàn làm cho hạt giống nảy mầm, đơm hoa, kết quả.

Rồi một ngày kia, cách đây hơn bốn trăm năm, trên mảnh đất cong cong hình chữ S, quê hương Việt Nam của chúng con, hạt giống tin mừng Lời Chúa đã được Chúa tặng ban, được gieo xuống.

Những hạt giống đã chịu mục nát, nảy mầm, lớn lên trong phong ba nắng táp, trong nắng gội, mưa nhuần, để đơm bông, kết hạt. Đó là Giáo hội tình yêu của Chúa, Giáo hội Việt Nam con.

Chúa ơi,con đã thấy những hạt giống Chúa trao tung rải trên khắp đất nước chúng con, hạt giống đã mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm của quê hương con. Con đã thấy hương hoa từ hạt giống nảy mầm thơm ngát. Con đã thấy trái mọng đơm cành trong những ăm thầm chịu đựng, hy sinh tử đạo của bao người và con cũng đã thấy những quà tặng Chúa ban cho Giáo hội Việt Nam con là những Linh mục, là sự kết nối của các giáo dân,là sự hy sinh cố gắng quên mình, xả thân trong niềm tin, yêu, hy vọng. Con đã thấy hạt giống, những hạt giống đã mọc lên cho quả ngọt tình yêu, cho lòng tử bi, bác ái, bao dung tha thứ. Hạt giống được nảy mầm vươn lên trong sự hiệp nhất của các hội đoàn công giáo tiến hành. Con đã thấy những hạt giống chịu nhiều mất mát để trở nên tấm bánh ân tình trong lòng Giáo hội Việt Nam con. Con đã thấy những hạt giống nhẫn nhục, chịu đựng, “khôn như rắn, hiền lành như chim bồ câu” trong lòng Giáo hội gữa thế trần để dựng xây, gìn giữ và triển nở nhiếu hơn nữa những hạt giống giữa ba thù.

Và Con, Chúa đã tìm con, mong con là hạt giống, dẫu rằng con được gặp Chúa muộn màng.

Nhưng với những biến cố, những trải nghiệm cuộc sống, con đã thấy Chúa yêu con vô vàn. Chúa đã ban ơn cho con được đón lấy hạt giống tin mừng lới Chúa, con đón lấy ân thiêng từ mẹ Maria, con được Chúa dẫn đường tìm về nẻo chính, trong sự thật giữa những hạt giống các Thánh, từ những hình ảnh rất thực trong đời sống Kito hữu. Con đã tin và luôn nguyện xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của mẹ Mari, Thánh cả và các Thánh mà xin Chúa xót thương ban ơn cho con trở nên hạt giống giữa đời, hy vọng con biết và được mục nát để đơm hoa, kết trái. Ngàn đời con tạ ơn Chúa, con suy tôn kính yêu Mẹ vì con chính là con cái Chúa, con cái Mẹ, dẫu rằng con là kẻ tội lỗi khốn cùng Chúa và Mẹ vẫn ở mãi cùng con. Hạt giống lời Chúa , tình yêu của Chúa đã gieo vào lòng con an bình tin yêu cậy trông hy vọng.

Con tạ ơn Chúa vì những hạt giống đã mục nát nảy mầm, được vun xới lớn lên trong ơn thiêng, hồng phúc và con mãi tin rằng , hạt giống vẫn được gieo, gieo mãi mối ngày trong từng phút giây giữa cuộc đới.

Nước của Chúa chẳng thuộc thế gian này nhưng Chúa lại ban ơn cho người Kito hữu chúng con giữa thế gian. Dẫu rằng trong cái yếu đuối mỏng dòn của thế gian Chúa vẫn gieo xuống giữa dòng đời những hạt giống ,dẫu cho dãi dầu mưa nắng vẫn vươn lên, vẫn nảy mầm giữa bùn nước để kết nên những đồng lúa vàng trĩu hạt. Con vẫn mãi tin vào điều đó,và ơn Chúa đã cho con thấy, kẻ gieo , người tưới nhưng mọc lên lại chính từ ơn Chúa.

Mẹ ơi! Với tâm tình tạ ơn Chúa, suy tôn, kính yêu mẹ, và con đã thấy với hai tiếng xin vâng, Chúa đã ở củng Mẹ, chính mẹ đã khởi đi gieo hạt giống khi tiếp nhận ngôi lời xuống thế và mẹ đã gieo, gieo tình yêu, đức ái. Vượt đường xa đem tin mừng để hạt giống được nảy mầm từ lời cao rao danh Chúa của bà Isave “ Em thật có phúc, được Thiên Chua viếng thăm” và mẹ đã gieo, gieo vào lòng chúng con hạt giống lời Chúa “Ngài bảo gì thì hãy làm theo”, mẹ đã gieo vào lòng chúng con sự chín chắn trong niềm tin “suy đi nghĩ lại trong lòng” mẹ đã gieo tin mừng bằng sự dạy dỗ của Chúa trong lòng chúng Trong những hành động thiết thực “đem ra thực hành trong đời sống hàng ngày”. Mẹ đã gieo gieo mãi những gì mẹ đã tiếp nhận trong ơn Chúa để trao cho chúng con và cả thế gian này.

Xin cho chúng con mãi gọi mẹ là mẹ trên Thiên Quốc, là mẹ của chúng sinh. Con tin giờ đây mẹ đang ngắm nhìn những hạt giống mẹ đã gieo. Xin gởi gắm vào Chúa, vào mẹ trọn cả tâm tình để chúng con sẽ trở nên hạt giống sinh ba chục, hạt giống sinh sáu chục, hạt giống sinh một trăm bằng sự cho đi, bằng sử mở lòng hứng lấy ơn thiêng của Chúa, bằng sự đở nâng của Chúa, bằng ân sủng và lòng xót thương của Chúa. Mẹ ơi! Chúa ơi! Con vẫn thấy những hạt giống của sự chết còn hoạt động nhưng con tin tưởng hạt giống tình yêu sẽ mạnh hơn sự chết. Và tình yêu của Chúa…. hạt giống tin mừng mời gọi chúng con hãy theo Chúa và Ngài nói với chúng con“đừng sợ”,vì hạt giống Chúa gieo vào lòng chúng con trước tiên là lòng kính sợ Chúa ,chinh điêu đó sẽ là thanh lũy , bóng mát che chở cuộc đời chúng con.Chúng con mãi mãi tạ ơn Chúa và nguyện xin được trở nên hạt giống chấp nhận thối đi để được nảy mầm tình yêu ,đức ái, hy vọng cậy trông vươn tới sự viên mãn trường tồn.

13/07/2010
Sông La


SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

Đỗ Thảo Anh


Có một từ ngữ mà ngày nay chúng ta vẫn thường nghe, thường đọc thấy ở nhiều nơi, đó là phục vụ. Người tài xế phục vụ quý khách, cô bán hàng phục vụ khách mua, cửa hàng phục vụ người tiêu dùng, một chương trình văn nghệ đặc sắc phục vụ khán thính giả. Có khi người ta không hỏi bạn làm việc ở đâu nhưng hỏi rằng bạn phục vụ ở xí nghiệp nào ? Trong cách nói và cách dùng từ này đã mặc lấy cho các nghề nghiệp ý nghĩa : nghề nghiệp không chỉ là một phương tiện để sinh sống, nhưng còn là một môi trường để con người giúp đỡ, tương trợ, làm ích lẫn nhau.
Nếu trên phương diện đạo đức nhân bản, tinh thần phục vụ đã mặc lấy cho các nghề nghiệp một giá trị tinh thần cao quý, thì ở nơi người Kitô hữu, tinh thần phục vụ đó còn được dọi sáng chan hòa bởi những nguồn sáng kín múc từ luân lý Phúc âm của Chúa Kitô: Sống nghề nghiệp của mình trong tinh thần phục vụ của Phúc âm trong hiệp nhất với Chúa Kitô, tức là sống thánh, tức là nên thánh.
Thật là thánh thiện và cao cả, khi một người y sĩ nhìn thấy hình ảnh của Chúa Kitô nơi những người bệnh tật đau yếu, để đem hết tình yêu thương ân cần chăm sóc, an ủi những người đau khổ. Thật là thánh thiện và cao cả, khi một cô giáo đem hết tâm lực để khai mở trí óc học trò, để đào tạo cho xã hội và cũng là cho Giáo hội những con người trí tuệ, hữu ích. Cô bán quán nhiệt tình tiếp đãi khách hàng, nhà văn sĩ viết lên những tư tưởng tốt để nâng cao đạo đức con người. Thánh thiện cao cả biết bao khi nhà khoa học dùng khối óc để sáng chế nên những máy móc cần thiết cho cuộc sống, nhà lãnh đạo đem hết tinh thần chăm lo cho đời sống dân chúng được ấm no hạnh phúc. Nhà chính trị đã thực thi ơn gọi cao quý của mình khi suy tư kiếm tìm một giải pháp hòa bình cho nhân loại …
Qua các môi trường nghề nghiệp, cuộc sống, chúng ta có biết bao hoàn cảnh để thực hiện tinh thần của Chúa Kitô là Đấng đã đến để phục vụ (Mc 10,45), để sống nhân đức yêu thương với mọi người chung quanh, thánh hóa bản thân và để thi hành lệnh truyền của Chúa : Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian ( Mc 16,15 ). Đó là hãy để cho tinh thần yêu thương, phục vụ của Phúc âm thấm nhập ở khắp mọi nơi, lan tràn vào mọi lãnh vực xã hội : chính trị, văn hoá, thể thao, khoa học, y tế, giáo dục, nghệ thuật …
Đây là sứ mạng đặc cách của người giáo dân. Và như thế, chúng ta đã thực thi “Ơn gọi của người giáo dân là nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc âm của Chúa Kitô trong các phận vụ trần thế”

( GH 31- MV 43 ).
Đỗ Thảo Anh



TẢN MẠN VỀ CÁCH NÓI

Trầm Thiên Thu


Tôi thường tham dự Thánh lễ chiều tại một giáo xứ nhỏ thuộc giáo hạt Gia định (tạm gọi xứ B), giáo dân đa số là dân nhập cư. Tôi thích “cách nói” của Lm xứ: “Chúng ta hãy chúc bình an cho nhau”, rồi ngài cúi đầu chúc bình an mọi người. Đa số các Lm khác dùng “cách nói”: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”, nghĩa là giáo dân chúc bình an cho nhau chứ Lm không chúc ai, chỉ chúc bình an với Lm đồng tế (nếu có)

Dù chỉ là “nghi thức”, nhưng cách áp dụng có thể tạo sự gần gũi và có cách áp dụng “máy móc” cứ lệ thuộc nghi thức nên tạo sự xa cách – vì không hòa đồng, có gì đó “phân biệt” và “ích kỷ”

Mấy ngày vừa qua, Lm xứ đi vắng, có Lm Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) tới dâng lễ vài ngày. Nghe nói Lm này thường đến chia sẻ mỗi tối thứ bảy. Lm này cũng thường đến dâng lễ khi có dịp. Ngài có giọng nói rõ ràng, cách dâng lễ nghiêm trang, giảng lễ khá lôi cuốn. Đặc biệt hơn, tôi rất thích “cách nói” của Lm DCCT sau khi dâng Lễ vật: “Anh chị em hãy cầu nguyện để Hy lễ của chúng ta được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”. Các Lm khác luôn dùng “cách nói” đúng luật-chữ-đỏ: “Anh chị em hãy cầu nguyện để Lễ vật của tôi và của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”. Sao lại phân biệt khi mọi người cùng dâng Lễ vật chung? Vậy làm sao có thể “nên một” như Chúa Giêsu ước muốn?

Từ lâu, tôi đã thấy không “êm tai” khi còn phân biệt “của tôi” và “của anh chị em” nên tôi đã đặt vấn đề với nhiều người. Tuy nhiên, cách lý luận của họ không làm tôi “tâm phục khẩu phục”. Hằng ngày, chúng ta vẫn nói “nhà mình” hoặc “nhà ta” (tức là nhà của chúng ta) chứ không ai nói “nhà của ba/mẹ cũng là nhà của con”. Thiết tưởng, nói là “của tôi cũng là của anh chị em” thì khác gì nói “của chúng ta”? Cách nói nào dễ hơn? Chắc hẳn nói “của chúng ta” sẽ là “cách nói” hòa đồng hơn, chung hơn và “êm tai” hơn.

Còn khi chúc bình an, Lm DCCT dùng “cách nói”: “Anh chị em chúng ta hãy chúc bình an cho nhau”. Rồi ngài chúc bình an không chỉ với giáo dân mà còn quay sang hai bên chúc bình an cho hai lễ sinh đứng ở hai bên bàn thờ. Cách chúc bình an như vậy thật là ý nghĩa

Giữa hai Lm nói trên có một “điểm chung”: Không đề cao mình và dám chê mình. Khi giảng lễ, nhiều Lm chê người nọ, trách người kia, không dám chê mình, đôi khi còn nói những vấn đề không liên quan Phúc âm, thậm chí còn… “lạc đề”. Với Lm xứ B, có lần Phúc âm nói về đức tin, ngài nói: “Tôi cũng chưa thực sự đủ mức tin”. Với Lm DCCT, có lần Phúc âm nói về dụ ngôn Người Gieo Giống, ngài nói: “Có lúc tôi thấy mình là hạt gieo trên vệ đường, có lúc thấy mình là hạt gieo vào sỏi đá, có lúc thấy mình là hạt gieo vào bụi gai, tôi chưa dám chắc mình là hạt gieo vào đất tốt”

Ai cũng muốn nói tốt về mình và dễ dàng chê người khác. Người dám chê mình chắc hẳn cao thượng và khả dĩ tha thứ. Paul Boese nói: “Sự tha thứ không làm thay đổi quá khứ nhưng nó mở rộng tương lai” (Forgiveness does not change the past, but it does enlarge the future). Dám chê mình không làm mình “đáng ghét” hoặc xấu hơn, mà làm cho mình được tôn trọng hơn. Đức Giêsu đã xác định: “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18,14). Dám chê mình là người khiêm hạ, muốn hướng thượng, muốn sống tốt hơn, dù bây giờ mình chưa đủ tốt. Vâng, dù chưa làm được điều mình muốn thì ít ra cũng phải biết muốn điều mình làm. Vì con người luôn bất túc, bất trác và bất toàn vậy!

Thiên Chúa không hề câu nệ hoặc lệ thuộc hình thức (nghi thức), và cũng không thiên tư tây vị ai, Ngài chỉ cần lòng thành. Cũng là “cách nói” nhưng có “cách nói” hợp lý và có “cách nói” không hợp lý. Việt ngữ không như ngoại ngữ. Ngoại ngữ chỉ dùng một đại từ ngôi thứ nhất số nhiều – như We của Anh ngữ hoặc Nous của Pháp ngữ, vừa có nghĩa chúng tôi vừa có nghĩa chúng ta. Nhưng trong Việt ngữ, chúng tôi và chúng ta có khác nhau – đôi khi rất khác nhau.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nên một như Tôn Ý Ngài.


Trầm Thiên Thu
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.08.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này




CẦU NGUYỆN

Song Lam


Nói đến cầu nguyện,ai trong chúng ta cũng đã có một đôi lần cầu nguyện. Buồn cầu nguyện,vui cầu nguyện. Đau đớn bệnh tật cầu nguyện, gặp tai nạn cầu nguyện. Đi thi cầu nguyện, đi xa cầu nguyện. Nắng cầu nguyện, mưa cũng cầu nguyện.Thậm chí muốn trúng số cũng cầu nguyện. Hễ chúng ta cần một điều gì đó ngoài tầm với của mình là chúng ta cầu nguyện. “Hữu sự vái tứ phương”mà. Có nhiều người còn nghĩ rất đơn giản, cầu nguyện chỉ là xin ơn. Xin cái này cái nọ. Xin cho chồng cho con, xin công ăn việc làm, xin thành công trong cuộc sống, xin và cứ xin…Rồi những điều cầu không được toại nguyện, đôi khi lại trách Chúa, nhiều người còn mất cả niềm tin vào Chúa. “Sao cầu hoài mà chẳng được”.Hay chúng ta cầu nguyện chưa đúng cách, hay cầu nguyện chưa theo ý Chúa để Chúa nhậm lời ta .Vậy thì cầu nguyện làm sao? Hay là phải cứ liên lỉ cầu nguyện hoài mãi cả đời và phải làm sao để lời cầu của chúng ta đã được Chúa chấp nhận.. .

Mỗi một con người chúng ta được sinh ra trong thế gian này không phải là để được sống, được hạnh phúc và được bình an. Có nhiểu người được sinh ra nhưng phải khổ suốt đời. Có nhiều người được sinh ra bị cuộc đời từ chối và phải sống lữ hành tha phương không nơi nương tựa. Nhưng cũng có những gia đình hạnh phúc suốt đời . Vì sao thế ? Có phải là Chúa bất công không? Có khi chúng ta chỉ cần xin một sự bình yên đơn giản nhất mà có khi cũng chẳng được Nhưng lại có một kẻ sang giàu chỉ cần một vài lần đến cầu xin thì được nhậm lời ngay để thoát một căn bệnh nan y mà khoa học đã bó tay. Vậy là sao ? Có phải là Chúa đã không công bằng ?
Chúng ta cần phải có một kết luận trước rằng :Chúa rất đang quan tâm đến chúng ta ? Ngài có một người Con yêu dấu phải chịu chết thảm khốc trên cây thập giá. Bạn hãy nghĩ đến Chúa Giêsu .Ngài một con người từng được kính trọng trong dân Do Thái Là một người làm được nhiều phép lạ trong dân Là một Đấng mà nhiều tư tế Luật sĩ Kinh sư phải bái phục về những điều Ngài đã rao giảng và thực hiện qua các phép lạ Là một vị thầy lớn của nhiều môn đệ . Nhìn chung Ngài là một Đấng mà xã hội thời đó kính trọng và tôn vinh. Vậy mà mà phải chịu quá nhiều sĩ nhục và đau đớn, sau đó phải trần truồng chết thảm trên cây thập tự kia chỉ vì lời cầu xin của Ngài quá lụy vì Cha : “….Nhưng xin đừng theo ý Con ,một vâng theo ý Cha mà thôi!” Chỉ từng ý đó đó thôi ,chúng ta đủ kết luận về vấn nạn tại sao Chúa không nhậm lời ta khi ta cầu nguyện. Một cách nào đó có thể Ngài vì muốn cuộc đời chúng ta có một chung cuộc tốt nhất ở thế gian để vinh phúc về trời, mà đã ngoảnh mặt đi chứ không phải là không nhậm lời như Ngài cũng từng không nhậm lời Con của Ngài, đó là Ngài đang quan phòng đến chúng ta mà thôi !Ngài muốn chúng ta cố gắng vác thập giá mình hằng ngày cố gắng đi thêm bước nữa rồi bước nữa để hoàn tất chương trình mà Thiên Chúa đã trao phó cho ta thậm chí có khi chúng ta quỵ ngã Ngài còn vác chúng ta trên vai Ngài đồng hành với chúng ta mà chúng ta không biết.


Để làm gì ? Để đưa dẫn chúng ta đến suối bình an của đời đời. Ngài nói : Hãy sống như Ta từng sống để biết Ta yêu các con như thế nào ? Thử hỏi những người cầu nguyện được nhậm lời rồi họ có sống đời đời không ?Họ được nhậm lời vì họ còn nhiều việc mà Thiên Chúa trao ban cho họ phải làm ở thế gian để hoàn tất chương trình của Chúa nơi con người của họ, nếu cứ mãi không tìm được ý của Chúa để thực thi và không “quay đầu...” ắt sẽ có ngày khốn nạn đời đời mà thôi “…Vì kẻ cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều”.
Vậy chúng ta đừng nao núng khi điều chúng ta cầu nguyện không được nhậm lời Mà chúng ta cần phải hiểu Thánh Ý của Ngài một cách khác là hãy đến với Ngài trong một cách cầu nguyện khác hơn là tìm đến Ngài nhưng không phải xin ơn mà là để tìm câu trả lời “Lạy Chúa ,Con phải làm gì để tiếp tục vác thập giá cuộc đời theo Chúa?”


Như thế sự cầu nguyện của chúng ta sẽ làm vừa lòng Chúa chứ không phải Chúa nhậm lời và làm vừa lòng ta . Vì khi cầu nguyện là chúng ta đang nói chuyện với Chúa, là đang thương lượng với Chúa về cuộc sống thế gian, như chúng ta đang tâm sự với người Cha đầy yêu thương, vì những khổ nạn của cuộc đời đang mang giống như khi chúng ta có quá nhiều đau khổ , chúng ta sẽ tâm sự cùng ai đó như cha mẹ, anh em, bạn bè…Ít nhiều gì chúng ta cũng có được vài lời khuyên, nó không giải toả được đau khổ nhưng chắc rằng cũng giúp ta sáng suốt hơn để giúp ta vài kinh nghiệm và vượt qua được những thử thách trong cuộc sống Từ đó có thể tìm ra hướng đi mới, vì Chúa đã tạo ra cho ta khối óc để suy nghĩ, đôi tay để làm việc , đôi chân để ra đi và nhất là Ngài còn ban cho ta một trái tim đầy nghị lực và yêu thương để dùng nó mà lướt thắng cuộc đời. Tại sao ta không biết sử dụng những điều tốt nhất đó để biến họa thành phúc ,mà cứ mỗi cái là phải chạy tới với Ngài khi cuộc đời phúc họa là điều mọi người trong nhân gian ai cũng đều phải mặc lấy

Cầu nguyện, theo định nghĩa của thánhTêrêxa Hài đồng Giêsu là “một cuộc trao đổi tinh thần, đó là việc tâm linh chúng ta đàm thoại trực tuyến với Chúa và không ngừng biểu hiện tình yêu của mình với Đấng mà chúng ta biết là đang yêu chúng ta tha thiết”
Một mình trước mặt Chúa, nói với Chúa rằng: con yêu Chúa, đó là khoảng cách gần nhất để chúng ta có Chúa mà không có một giới hạn nà . Và từ đây, tâm linh ta nhận thức rõ rệt rằng:không có gì quý bằng tinh thần cầu nguyện. Đó là chiều kích cố định cần thiết cần có của cả tâm hồn của trí tuệ, trái tim, ý chí hướng tới sự đàm thoại với Thiên Chúa.
Còn quá ít người biết trò chuyện với Chúa và yêu Chúa.Trong tâm tình cầu nguyện họ chỉ nghĩ tới việc xin ơn hơn là tâm sự với Chúa, họ chỉ biết nói về mình nhiều hơn là lắng nghe lời Chúa. Họ cứ chắp tay lại để cầu xin, mà không bao giờ giang tay ra để ban phát. Cầu nguyện là cách thế để chúng ta luôn sống kết hợp với Chúa trong tình yêu, trong niềm tin.Trong câu chuyện thân mật với Người, con tim phải cảm thấy say sưa với mối tình dạt dào và sâu đậm hiến dângNgười, một mối tình luôn luôn lớn lên thêm nữa.Mối bận tâm duy nhất của tâm hồn là lo sống mật thiết với Chúa. Bạn phải lắng nghe được bài ca suy tôn trong vạn vật: hạt cát dưới chân, dòng suối róc rách, cánh hoa khoe sắc, tiếng chim ríu rít, bầu trời sao mọc long lanh, một nỗi buồn, vui nhen nhúm một sự sắp lớp đều đặn, tất cả đều thúc bạn nghĩ về Chúa, tất cả đều đưa bạn trở về với Chúa. Tất cả ước nguyện của bạn phải là khát vọng đi sâu vào tình nghĩa thiết với Người, để nhận ra Người không những trong các công trình của Người mà ngay chính nơi Người, ít ra để Người mở mắt bạn và nói với bạn về Người trong âm thầm, thinh lặng. Hãy để Người dạy dỗ bạn. Hãy lắng nghe khi Người nói với bạn : ‘Ta là giàu sang, là khôn ngoan, là nhân hậu.Ta là Chân, Thiện, Mỹ, là sự sống, là xót thương, là tình yêu. Ta là tất cả…”


Hãy để cho tình yêu Chúa đổ tràn xuống trong tâm hồn bạn.Tâm hồn thầm lặng, tâm hồn nguyện cầu. Con tim bạn được tạo dựng nên từ tình yêu Chúa, nó cảm thấy xót xa khi chưa chiếm đoạt được Chúa. Sự chiếm đoạt được hiểu theo nghĩa hoà nhập vào nhau Tình yêu ban phát của Chúa và lời cầu liên lỉ của bạn cần mãi hoà quyện vào nhau :Một sự trao đổi liên tục trong tâm tình biết ơn và yêu đương, một câu chuyện lòng, một giờ tâm sự, một giây phút nghĩ về Ngài . Đó là tất cả tinh thần của sự thinh lặng cầu nguyện Để được vậy bạn phải thoát thai ra khỏi cuộc sống bề bộn của thế gian và phải sống thinh lặng nhiều thời gian bên Chúa hơn .Như vậy sự cầu nguyện sẽ mang nhiều hiệu quả cho đời sống của bạn, còn những người quay cuồng trong ồn ào của ngoại cảnh , bận rộn tất bật với thế gian ,một cách nào đó họ sẽ không bao giờ tìm thấy được ý Chúa mời gọi và họ sẽ tìm hoài tìm mãi cái ảo ảnh của thế gian
Người ta không ý thức được rõ ràng về tình yêu.Nhưng tình yêu vẫn mãi mãi là một thực tại. Bạn hãy noi gương Đức Mẹ Maria .Suốt cả cuộc đời, Người làm gì, nếu chẳng phải là sống thân mật cùng Chúa . Đó là lối sống duy nhất mà chúng ta cần thực hiện trong đời sống của mình Người chỉ sống vì Chúa Giêsu, Người chỉ nghĩ đến Chúa Giêsu, con người cũng là Thiên Chúa. Người sống bằng cầu nguyện và có thể nói Người chết trong nguyện cầu. Bạn hãy yêu Chúa đi hay ít ra ước nguyện được mến yêu Người. Bạn sẽ cảm thấy vui sướng và bình an. Thế gian chỉ là vật chất và sẽ qua đi , nhưng sẽ là thiên đàng vĩnh cữu cho bạn vì đời sống bạn thông hiệp với thánh ý Chúa trong từng giây phút cuộc đời. Đó là tất cả nếp sống của một tâm hồn đẹp lòng Chúa.


Những điều ta cầu xin với Chúa cách này hay cách khác đương nhiên là cần thiết cho đời sống của chúng ta.Nhưng cũng đừng quá tính toán để đôi lúc mặc cả với Chúa “Chúa ban cho con được điều này điều kia, con sẽ siêng năng đọc kinh cầu nguyện, con sẽ cúng cho nhà thờ những phần hoa lợi…” Đó là những thứ thuộc về thế gian Chúa chẳng cần và như thế vô tình ta đã buộc Chúa vào ý muốn của ta. Khi cầu nguyện cũng đừng đọc quá nhiều các lời kinh trong sách thủ bản, mà hãy bỏ bớt đi khoảng cách của không khí thần thiêng, chỉ cần vui với sự có mặt của Chúa như là một người bạn tri kỹ là đủ. Hãy nói chuyện với Chúa như một con người hiện diện thật sự. Hãy bày tỏ với Chúa hết những nỗi niềm, những tâm sự ,những những khó khăn những hiểu lầm ,những sầu lo, những mệt mỏi…Tự nhiên bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, như trút hết nỗi lòng với người cha yêu thương ,hay một người bạn đời thân mật .Và rồi bạn sẽ không cần Chúa ban cho bạn điều gì khác ngoài sự bình an, để bạn can đảm đứng lên tiếp tục vác lấy thánh giá cuộc đời. Tiếp tục “sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian’. Đó là cách mà Chúa nhậm lời khi ta phó thác hoàn toàn vào Đấng mà bạn hằng yêu mến và tôn thờ.
Có những điều đã thuộc về Chân Lý thì mãi mãi vẫn là Chân Lý.

Song Lam


Ở MỘT NƠI NÚI THÒ CHÂN XUỐNG BIỂN

Minh Anh
Vũng tàu 11/2004


Nàng sinh ra ở một nơi núi thò chân xuống biển. Ai đó đã nghe được tiếng sóng ru bờ cát, tiếng gió vi vu trên những rặng thông, tiếng cười khúc khích của những đôi tình nhân đang giỡn sóng. Còn nàng, đêm đêm nằm nghe sóng vỗ ầm ào vào vách núi rêu phong.

Nàng sống trong một gia đình êm ấm, bình lặng với việc học hàng ngày. Những đêm trăng thanh gió mát, cả gia đình nàng cùng nhau ra vườn hóng gió biển. Ngồi bên nhau, vừa thưởng thức một món ăn còn nóng hổi mẹ nấu, vừa nghe ba kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần những kỷ niệm tuổi thơ gian nan vất vả, phải làm thuê kiếm tiền đi học, những lần suýt chết vì bom đạn, hớn hở những khi cứu được một bệnh nhân thoát khỏi tay thần chết, vui buồn cùng bạn bè, rồi kỷ niệm những năm tháng theo đuổi mẹ. Ba mẹ đã làm quen với nhau rất tình cờ. Mẹ hay choáng váng, đau thắt ngực nên được người quen đưa đến ba khám. Sau một thời gian theo đuổi điều trị, một hôm, ba đã kể cho mẹ nghe về cuộc đời mình, để mẹ hiểu vì sao ba lớn tuổi vẫn chưa lập gia đình. Ngồi im lặng một lúc, ba hỏi mẹ “cô có thông cảm cho tôi không?”. Mẹ đỏ bừng mặt chạy thẳng ra cửa trốn biệt tăm, nhưng ba biết đó là sự thấu hiều. Sau đó, ba đến nói chuyện với ông bà và mẹ đương nhiên về làm vợ ba, không một lời yêu, không một lời hứa hẹn. Từ đó, mẹ theo ba đi khắp đó đây và tận tụy với chồng con như bao phụ nữ truyền thống khác.

Mọi người bảo gia đình nàng thật hạnh phúc, nhưng nàng vẫn đêm đêm mơ màng nghe sóng ầm ào dội vào vách núi. Sự tĩnh lặng của tâm hồn càng làm dữ dội hơn khao khát chinh phục đỉnh cao cảm xúc. Nhiều bạn tốt ngấp nghé, nhiều chàng si tình khốn đốn vì không được nàng đáp trả. Họ đâu có biết nàng đang chờ một người duy nhất đến khuynh đảo cảm xúc trong trái tim nàng, làm cho nó biết rung lên những cung bậc khác nhau, tạo nên những nhạc khúc Thiên giới.

Sự bề thế danh giá của gia đình như bức tường vô hình ngăn cách nàng với thế giới bên ngoài. Nàng luôn phải tuân thủ hàng loạt các qui định của gia đình, đi đâu phải báo cho gia đình biết, đi đến nơi về đến chốn, không la cà bè bạn, giờ nào việc nấy, ăn uống phải nhìn trước ngó sau, đi đứng ngay thẳng, không lê dép lẹt xẹt, ngó ngang liếc dọc…Sự nghiêm túc ấy cộng với niềm kiêu hãnh về sự trong sạch khiến bạn bè nể trọng nhưng không dám đến gần. Nhìn thấy người ta thân mật với nhau, nàng ao ước lắm. Nàng như hạt muối ngơ ngác trên bờ biển, chờ một tiếng sét đẩy mình vào lòng biển xanh.

Một ngày kia, mẹ theo ba đi công tác nước ngoài một tháng, chị em nàng ở nhà tự quản lý nhau. Không hiểu vì thiếu thốn sự chăm sóc hay vì được lông bông một mình mà nàng đã gặp một chàng trai ầm ào như sóng, ngọn sóng dữ dội đêm đêm vẫn vỗ vào vách núi rêu phong. Trái tim nàng đã rung lên những cung bậc yêu thương, ngân lên những nhạc khúc Thiên giới. Nhạc khúc huyền ảo ấy không chỉ làm hoa lá trong vườn địa đàng bừng sống dậy, mà còn đánh thức cõi u minh, tăm tối nơi con người, đánh thức những khao khát tội lỗi khiến con người bị đọa đày tù tội. Nàng luôn muốn có anh đồng hành từng giây từng phút. Những lúc phải làm việc một mình mà không biết anh đang làm gì, ở đâu, nàng đứng ngồi không yên. Anh như chim trời cá nước, không chấp nhận những câu hỏi “tại sao?” của nàng, đi đâu cũng phải khai báo với nàng. Khó chịu nhất là những lần đi chơi, nàng cứ tự nhiên mở điện thoại ra xem tin nhắn. Nàng cũng không chịu được cách sống bạt mạng, lãng tử của anh, anh cho rằng yêu nhau thì phải gần gũi nhau, còn nàng cho rằng điều đó chỉ giành cho hôn nhân. Những buổi hẹn hò bao giờ cũng kết thúc bằng sự ức chế, nghi ngờ, hờn giận. Nàng bắt đầu thấy mặt trái của tình yêu và hiểu tại sao người ta không thể ở mãi trên đỉnh cao cảm xúc. Những nghi ngờ, sở hữu, ích kỷ sẽ kéo tuột hai người vào nơi tăm tối, ở đó họ tha hồ cắn xé nhau “vì yêu”. Đỉnh cao cảm xúc bây giờ biến thành mũi tên nhọn xuyên thủng trái tim yêu. Tình yêu trước đây khiến nàng dễ dàng đến với tha nhân bao nhiêu thì nay khiến nàng ngờ vực con người bấy nhiêu.

Nàng lên đứng dưới tượng Đức Mẹ Bãi dâu nhìn xuống biển. Biển xanh biếc bao la như vô tận, sóng vẫn ồn ã vỗ vào bờ đá. Nàng tự hỏi nếu chỉ có những gì nàng nhìn thấy, chỉ có sóng và bờ đá, thì biển có “nghìn thu ở lại” hay không?. Cha mẹ nàng vẫn hạnh phúc, chỉ cần có nhau là đủ, có cần đâu sóng vỗ? Hạnh phúc ấy đằm thắm, bình lặng như lòng biển sâu, nơi núi thò chân xuống biển với một thế giới đầy màu sắc yêu thương.

Vũng tàu 7/2010

Sáu năm trôi qua, nhân vật của tôi đã không chờ đợi một người duy nhất đem đến hạnh phúc cho mình nữa. Cảm xúc không giữ được tình yêu, chỉ có cách yêu mới nuôi sống nổi tình yêu. Con người không có đủ hạnh phúc cho mình, thì làm sao đem cho người khác được. Như hạt muối khao khát được hòa vào lòng biển sâu, cô tự hỏi tại sao chính mình không đem tình yêu đến cho người khác, một tình yêu bình lặng dịu dàng, âm thầm ban tặng cho nhau mỗi ngày, mà cứ phải chờ đợi người khác đem cho mình?. Cô tìm, tìm mãi… Những đêm dài thao thức, những lời cầu nguyện không ngơi nghỉ, ngẫm suy Lời Chúa đã ứng nghiệm trong đời mình qua những biến cố… đã giúp cô tìm thấy Thiên Chúa đầy yêu thương. Ngài bào chữa những tội lỗi mà chính cô cũng không tha thứ được cho mình, và từ trong bóng tối, Ngài chỉ cho cô con đường đến với ánh sáng. Chỉ có Thiên Chúa mới có tất cả để ban tặng, Ngài ban cho cô mỗi ngày những gì chắt chiu được, gạn đục khơi trong được từ những tạo vật tội lỗi của Ngài, chứ không ban cho cô sẵn một Thánh Nhân. Đối với Ngài, cô là một ngôi vị, là Đất Thánh, trên đó Chúa dùng bụi đất mà xây Đền Thờ cho Chúa Thánh Thần đến cư ngụ. Ngài dạy cô biết đón nhận sự khác biệt nơi mỗi người và cảm ơn họ về mọi sự giúp đỡ, dù là nhỏ bé, biết phục vụ để đáp lại tình thương của Chúa. Một người yêu duy nhất chỉ có thể là Thiên Chúa, chỉ một mình Ngài biết yêu bằng thứ tình yêu không hề phai nhạt, đầy say mê, có khả năng lan truyền sự sống và bình an. Tình yêu của Ngài làm hồn cô bốc cháy nhưng không bị thiêu rụi, cuốn hút cô dấn thân bắt chước Ngài, đồng thời làm bóng tối trong cô phải run sợ.

Chỉ có hạt muối mới biết khó khăn chừng nào khi hòa vào lòng biển. Chỉ có một người dấn thân cho tình yêu Thiên Chúa mới biết còn biết bao nhiêu rào cản không cho mình thực hiện ao ước ấy. Rào cản từ phía mình: những bám víu vào của cải, kiến thức, địa vị khiến anh em xa cách nhau, tạo nên những ngẫu tượng che khuất Thiên Chúa; những hoài niệm khiến người ta quên sống hết lòng cho hiện tại; những đam mê làm tâm trí mù mờ, không còn nhận ra Thiên Chúa; những cám dỗ “tương đối thôi, sòng phẳng với Chúa là tốt rồi!” khiến người ta sống nửa vời, ngại đi đến cùng; lòng kiêu hãnh ngấm ngầm làm cho người ta xa cách với Thiên Chúa và với anh em; cám dỗ đi đường tắt tránh né Thánh giá là cách ma quỉ dùng để người ta lạc xa con đường của Chúa Giêsu…Rào cản cũng đến từ cộng đồng, từ nhịp sống ngày càng nhanh khiến người ta phải tranh thủ thỏa mãn các nhu cầu, cuộc sống thiếu niềm tin và bất ổn làm người ta phải tranh thủ thu gom, người ta sợ dừng lại sẽ thua thiệt, sợ tiếng gọi của Chúa “hãy từ bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Người ta cũng đồng bàn với Chúa, như người Phariseu kia, tiếp đón Chúa theo đúng chuẩn mực ngoại giao, nhưng lại khó chịu với người yêu Chúa nhiều hơn, cho rằng như thế là phung phí, là lỗi luật…

Một mình với Chúa, cần mẫn thực hành sống hài hòa, chia sẻ với mọi người, cô tưởng mình đã hoàn thiện, đã công chính. Nhưng khi tham gia vào cộng đồng, sống đan xen với mọi người, cô mới nhận ra “tên trộm lành” vẫn bị thói quen đưa đường dẫn lối, tìm tư lợi. Giữa một cộng đồng chưa biết Chúa, cô học được cách đón nhận sự nâng đỡ từ Thiên Chúa khi cầu nguyện dưới chân Thánh giá Chúa Kitô, cô học được cách yêu của Chúa: yêu bất chấp hoàn cảnh, yêu cả khi bị chê cười, cả khi máu chảy ròng ròng từ vết thương lòng vẫn tiếp tục bị khơi sâu thêm, yêu cả khi người ta từ chối Tình Yêu để trở nên một kẻ hợm mình. Còn trong cộng đồng “cùng yêu Chúa”, cô nhận ra những khiếm khuyết của mình, những rào cản rất tinh vi không cho cô hòa vào mọi người, những tham lam vô thức làm tổn thương các tâm hồn tin yêu mình. Sẽ còn cần nhiều thời gian, nhiều Ơn Chúa, nhiều nỗ lực bản thân, nhiều cọ xát cùng yêu thương, tha thứ của cộng đoàn để Đền Thờ của Chúa Thánh Thần trong cô trở nên nơi an ủi, dẫn đưa những tâm hồn bơ vơ, như cô trước đây, về với Chúa.

Trước cảnh sơn thủy hữu tình, cùng anh chị em mình lên đồi Calvario ở Nhà thờ Đức Mẹ Bãi dâu, trong tiết trời mát lạnh sau cơn mưa buổi sáng, dừng lại cùng nhau suy niệm cầu nguyện trước các Mầu Nhiệm Thánh, cô cảm nhận tình yêu bao la dịu dàng của Thiên Chúa đang đưa cô vào một gia đình mới nơi Thiên giới, gia đình “cùng yêu Chúa”. Hạt muối đã được biển đón nhận, được cùng biển vỗ về các đôi tình nhân đang tung tăng trên sóng nước, để họ biết yêu nhau chân tình, bằng tình yêu Thiên Chúa.

Minh Anh




KHÚC TỰ TÌNH THÁNG SÁU

Bồ Câu Trắng


Từ thuở nào và cho đến bây giờ…yêu thương-bình an-tín thác vào lòng thương xót vô biên của Chúa, vào Thánh Tâm nhân ái dịu hiền của tình Chúa bao la biển trời.
Khi chưa biết Ngài , con cứ mải miết đi tìm , con quyết tâm đi tìm , và Ngài đã cho con gặp : “ Chúa là tình thương là chân thiện mỹ”.
Gặp Ngài rồi con không thể dứt bỏ Ngài được nữa .
Con đã gặp Ngài , không phải ở trong phú quí giàu sang , nhưng là nơi thấp hèn bên lề đường góc phố, nơi trại cô nhi, chốn lao nhọc …

Con đã gặp Ngài, không phải trong danh vọng chức quyền , nhưng chính bằng đời phục vụ khiêm nhu .

Con đã gặp Ngài , không phải ở lạc thú trần gian , nhưng ở những người cùng khổ lầm than .

Con đã gặp Ngài , không phải ở nơi và lúc con muốn , nhưng ở nơi và lúc Ngài muốn gặp gỡ con .Và con muốn bước theo Ngài để gieo rắc và nối kết tình thương giữa trời với đất , giữa con người với nhau .

Con muốn bước theo Ngài để xoa dịu + chữa lành vết thương đau của những người bất hạnh , đau khổ tinh thần – vật chất .

Con muốn bước theo Ngài để viết lên, để loan giảng tình thương cứu độ cho cả thế giới.

Con muốn bước theo Ngài để cử hành , và được sống trong Bí Tích THÁNH THỂ Yêu thương giữa lòng nhân loại .

Con muốn bước theo Ngài để học và tập làm kỹ sư kiến trúc tình thương giữa lòng thế giới .

Con muốn bước theo Ngài để học và tập làm thi sĩ , biết dệt nên những vần thơ bằng chính cuộc sống bác ái vị tha theo dấu chân Ngài .

Con muốn bước theo Ngài để học và tập hoạ lại tình thương vô bờ bến Ngài đã dành cho con cùng nhân loại .

Con muốn bước theo Ngài để học và tập làm nhạc sỹ , theo Ngài để chỉ hát lên, tấu lên + sáng tác lên bài ca YÊU THƯƠNG cho nhân loại ấm lòng .

Con muốn là Bồ Câu Trắng hoà bình được tung bay trong bầu trời thênh thang của ĐỨC ÁI .

Con muốn là một hạt cát nhỏ giữa bãi sa-mạc phẳng lặng của THIÊN CHÚA TÌNH THƯƠNG .

Con muốn là một giọt nước tan trong lòng đại dương bao la của tình thương sâu rộng nơi TRÁI TIM CHÚA GIÊSU.

Con muốn là áng mây trời để phiêu du khắp cùng thế giới , để hoà với nhịp tim của nhân loại mà ca tụng THIÊN CHÚA .

Con muốn là ngọn thông thẳng vút trên bầu trời thanh quang để thấy tình thương cao vời của BA NGÔI THIÊN CHÚA .

Con muốn lặn sâu vào đáy đại dương để thấy chiều sâu thăm thẳm của tình yêu trong THÁNH TÂM NGÀI.

Con muốn …, và con còn muốn nhiều hơn thế nữa , nhưng thân phận nhỏ bé mọn hèn , con không thể làm hết những gì con muốn . Con nhìn lại mình…,nhìn lại chỗ đứng của mình , con thầm tạ ơn CHÚA , lòng con hoan lạc reo vui và con thấy mình thật hạnh phúc được làm con chiên nhỏ của CHÚA , được sống đời Ki-Tô hữu . Con thật diễm phúc được toại nguyện với những niềm ước mơ đó .

Hồn con chìm lặng trong sâu thẳm của biển tình yêu Chúa …, quỳ trong nhà chầu trước THÁNH THỂ HUYỀN NHIỆM thật bình an hạnhphúc. Con thầm tạ ơn CHÚA hết lòng…, đặc biệt trong NĂM THÁNH HỒNG ÂN 2010 này . Tạ ơn CHÚA và chúc tụng Ngài bằng niềm vui âm thầm nhỏ bé trong trái tim con.

Hồn con bình lặng trong đêm khuya thinh vắng, để chiêm ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời mà tung hô danh CHÚA , con thinh lặng đứng yên một chỗ …, con an phận là một con chiên nhỏ trong lòng MẸ GIÁO HỘI thân yêu. Con đứng yên một chỗ , nhưng con đã vinh dự được chiếm hữu tất cả : Đó chính là Đấng lòng con yêu mến , ĐẤNG ĐÃ HIẾN MẠNG SỐNG vì yêu con .

Con mãi mãi tạ ơn và chúc tụng NGÀI, bằng niềm vui nhỏ bé của người giáo dân mọn hèn, niềm vui đơn-sơ của một cánh chim Bồ Câu luôn yêu mến hoà bình , của một con chiên nhỏ hằng nương náu trong vòng tay yêu thương của CHÚA CHIÊN NHÂN HIỀN.
“ lạy Chúa, giờ đây con chỉ muốn sống từng giây phút hiện tại thật trọn vẹn với mọi buồn vui sướng khổ trong thánh ý của Ngài, bằng một trái tim yêu mến nhiệt nồng như tình yêu Ngài đã ban tặng cho con và cả thế giới. Vâng ! lạy Chúa, chỉ có tình thương mới thu hút được vũ trụ con người, mà trong đó một kiếp người đầy thăng trầm và thử thách. Xin Chúa cho con biết đóng đúng vai trò làm người ở xu hướng hòa bình, để có thể quy tụ tất cả về một cùng đích duy nhất là: Thiên Chúa Tình Thương”.

Bồ Câu Trắng
“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

(Phạm Duy – Mùa Thu Chết)

Trần Ngọc Mười Hai

(Mt 5: 27-28)
Thu có chết, thì cũng chỉ chết trong lòng, một ít thôi. Thu chết, rồi Thu sẽ sống lại. Em cũng thế. Em chết đi, rồi em cũng sống lại. Dù, chẳng bao lăm. Một đời người. Bởi, có sống hay chết, vẫn là chuyện để ta nói. Và, bàn. Chí ít, là bàn chuyện cần nói khi người người nay chưa chết, nhưng vẫn cứ sợ. Sợ chết. Sợ tội. Quyết đi xưng. Đi hỏi. Cho ra nhẽ. Xưng/hỏi, đấng bậc chuyên hù doạ, chuyện không là tội. Vẫn, cứ đinh ninh là tội đáng chết. Thế mới chết!
Thành thử, hôm nay, bần đạo xin –lại xin nữa- mạn bàn chuyện chết chóc với lỗ tội, một lần nữa. Lần này, lại sẽ chua thêm đôi truyện kể, cho dễ. Dễ đọc. Và, dễ thấm. Truyện, là thế này:

“Có ông thầy bói nhiều lần bị thân chủ doạ đánh, vì đoán sai bét tè le. Ai được ông đoán bảo: sắp “ăn nên làm ra”, thì chỉ ít lâu sau đã “bể mánh”. Vỡ nợ. Sợ ông lắm. Hễ, ông đoán ai sắp chết đến nơi rồi, thì người ấy cứ khoẻ như vâm. Ông làm thân với ai là dấu hiệu kẻ ấy sẽ bị cô lập. Ông tránh ai, thì người ấy rồi sẽ làm nên. Ông đặt lời hy vọng vào ai, thì người ấy cầm chắc cái khốn khổ suốt đời.

Duy có một lần ông được hậu tạ, mà người đem quà biếu lại chưa hề trực tiếp nhờ ông đoán lần nào. Người này, nghe nói làm ăn khấm khá lắm, vừa có chức quyền. Vừa có tiền vài chục tỷ. Có uy tín. Ai cũng khen ông là một tấm gương của trí tuệ mới.

Ông Thầy bói ngờ ngợ, không dám nhận, nhưng người kia vẫn kính cẩn dâng quà và nói:
-Thiên hạ chê thày vì họ dốt cả. Thày là bậc tiên tri, chẳng có gì là không biết. Có điều là thày khinh đời nên điều gì cũng nói ngược đó thôi. Tôi được như thế này, là nhờ cái gì cũng làm ngược với lời khuyên/lời đoán của thày. Nếu có đem nửa cơ nghiệp để tạ ơn ấy, cũng chưa phải là quá đáng, sá chi chút lễ mọn!

Sau lần gặp người tri kỷ có một không hai ấy, ông Thày bói đập tráp, nhất định không chịu đoán cho ai nữa.” (x. Hà Sỹ Phu, Sáng trăng, CE 2004, tr. 105)

Kể truyện. Ngâm thơ. Hay, ca hát. Cũng đâu khác gì: những kể và kể. Kể cho nhau, chuyện trên trời/dưới đất, để mình tin. Tin rồi nhớ, mà thực hành. Thực thi. Truyện kể, nay chẳng có gì để thực thi. Thực nghiệm. Mà, chỉ là chuyện thực tình, đưa đẩy một thực tập, trong sống đời thực tế. Rất dễ khiến ta nói đại, chuyện thực tại. Hoặc, thực trạng nhà Đạo lâu nay, rất thực tiễn. Đáng để tôi và bạn quan tâm. Lâm râm. Chứng thực.
Thôi, thực gì thì thực, bạn và tôi, ta cứ ca/cứ hát thực tình chuyện người. Thực hư. Như sau:


“Mùa Thu đã chết,
Em nhớ cho… Em nhớ cho,
Đôi chúng ta,
sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này,
Từ nay mãi mãi, không thấy nhau.
Từ nay mãi mãi, không thấy nhau…”

(Phạm Duy – bđd)


Không thấy nhau. Đâu nào phải, vì mùa Thu nay đã chết? Hoặc, vì em chẳng sống thực, với mọi người. Nếu thu có chết, thì nay cũng đã chết rồi. Và, em. Và anh, ta đâu nào tin vào cõi sống. Có cuộc đời, đầy những tội. Hết muốn tin? Rồi, sẽ giống như nghệ sĩ già khi xưa, vẫn hát:

“Ôi ngát hương thời gian, mùi thạch thảo,
Em nhớ cho, rằng: ta vẫn chờ em.”

(Phạm Duy – bđd)


Chờ em. Chờ anh. Người người vẫn cứ chờ. Cả, thế kỷ. Có khi, cả một thiên niên kỷ. Để em. Và để anh, ta sẽ về mà nhớ. Nhớ, không chỉ mỗi thạch thảo, hương thời gian. Hoặc, mùa Thu chết. Nhưng nhớ rằng, ta chẳng còn nhìn nhau nữa. Trên cõi này. Vì nhiều tội? Và nhiều lỗi? Những tội và lỗi, khiến người người vẫn cứ sợ. Nên, mới hỏi những câu rất “tội” và khá “nghiệp”. Như, lời hỏi của người nhà Đạo ở Sydney, sau đây:

“Hôm nay, con có hai câu liên quan đến tội ở trong đầu, để hỏi. Câu thứ nhất, là: có gì gọi là tội, trong tâm tưởng. Tỉ như: các ý nghĩ vẩn đục, tục tằn. Và, những ý nghĩ vẩn đục như chuyện tình dục, có là tội hay không? Trọng hay nhẹ, xin cha cho biết.”

Chắc rằng, khi nhận được câu hỏi này, đức thày giòng họ Flader tên John hôm nay sẽ sướng mê tơi. Mê rất tơi, vì người hỏi lại xưng hô bằng cha với con. Rối cả lên. Đến, sốt cả cái ruột. Thôi thì, hôm nay, bạn và tôi, ta cứ cho đức ngài sung sướng tình cha/con. Tha hồ mà đáp với trả, rất như sau:

“ Đây là câu hỏi mà theo tôi, rất quan trọng. Bởi, như tôi nghĩ, hỏi là hỏi thế chứ người đặt câu hỏi khá lúng túng, cũng không ít. Rất nhiều vị lại cứ tin rằng mình đã phạm tội này tội nọ, mà thật ra chẳng tội tình gì, mà lỗi phạm, hết. Có vị khác, lại đã phạm những tội rất trọng, nhưng vẫn cứ không ngờ rằng mình đã sai phạm, đến như thế.

Thôi thì, để tôi bắt đầu bằng việc ngược giòng lịch sử xem tội với lỗi là thế nào? Tội trong tư tưởng, nghĩa là làm sao? Bởi, có như thế, ta sẽ thấy có trường hợp lúc đầu cũng chẳng là tội, là lệ gì hết. Nhưng về sau, nếu cứ tiếp diễn, dù từ ý nghĩ cỏn con, sau sẽ trở thành tội trọng. Và cuối cùng, sẽ là tội chết người, chứ chẳng chơi.

Hẳn, ai trong chúng ta cũng đều có qua kinh nghiệm về tâm tư/ý tưởng rất đủ loại tự dưng nhảy vào đầu mình, chẳng ai níu kéo mời chào, mà sao vẫn cứ đến. Có ý nghĩ, xét kỹ, cũng rất tốt chẳng mảy may là tội tình gì hết, như: mình chợt nhớ phải gọi điện cho ai đó. Hoặc nhớ về người tình, dù còn hay không một chân dung. Hoặc, trường hợp có ý nghĩ, là: ta đang ở trước mặt Chúa. Biết rất rõ, là: Ngài đang hiện diện, ở với ta. Những ý nghĩ như thế, đâu là tội.

Có những ý nghĩ ta cho là “không được tốt”, như: nhớ về những cơn nóng nảy/tức giận khi có người nào đó làm ta buồn rầu. Đau đớn. Như, các ý xấu những nào đam mê dục vọng, hoặc ghét ghen, hờn giận vv…

Khi các ý nghĩ không mời mà đến, cứ hiện diện nơi ta lúc nguyện cầu. Hoặc, khi mình đang làm việc lành, phúc đức khiến lo ra, chia trí. Chẳng biết nó thuộc loại tốt hay xấu.

Về những ý nghĩ mình không muốn có nhưng vẫn đến, cũng có thể là tội, cũng có thể không. Vẫn là ý ý tốt. Rất xứng đáng. Nhưng, vì ta là con người. Nên, trí tưởng tượng của ta dễ vùng vẫy, mang theo nhiều giòng chảy suy tư, khiến mình bận tâm. Suy nghĩ.

Cả vào lúc dù ta có ý nghĩ xấu xa, cũng không là tội. Dù nó chợt đến rồi chợt đi trong giòng chảy tràn đầy óc tưởng tượng. Phi trừ là ta đồng loã với chúng. Chấp nhận chúng. Tức, cũng hợp tác suy tư về thứ tư tưởng nào đó, không để gió cuốn đi. Cho đến lúc, nhận ra là nó đã xuất hiện, và ở đó. Trong đầu mình. Trong khi đó, lẽ đáng ra ta phải đuổi nó đi, mới là chuyện hợp lẽ.

Giả như vào giây phút ấy, ta cố đánh đuổi tư tưởng xấu ấy đi. Rồi, quay qua mà cầu nguyện cho được Ơn Trên thêm sức giúp đỡ, để mình tập trung vào chuyện khác, tốt hơn. Trong trường hợp ấy, ta chẳng có tội gì hết. Đây là trường hợp khi tư tưởng ấy cứ nhất quyết ở lại trong đầu, dù mình cố đuổi. Mà, lẩn tránh.

Điểm quan trọng, là: có nhiều người cứ đến toà giải tội thưa với linh mục những điều tương tự như: “con có tư tưởng không trong sạch”, mà thực ra, mình chẳng cố ý rập lòng với tư tưởng ấy, thì đâu có gì là tội.

Tuy nhiên, giả như ta biết đó là tư tưởng xấu vốn dĩ xâm nhập đầu mình, nhưng ta không cố gắng xua đuổi, cứ giữ nó lại. Rồi cùng nó, tìm thú vui hưởng lạc, thì một khi ta có ý thức chấp nhận nó, mà vui hưởng; thì khi đó, đã thành tội.

Tội và lỗi, lúc đầu không nghiêm trọng. Có thể dứt bỏ. Chẳng cần biết nó xấu xa đến độ nào, như: ý định làm hại ai, ý nghĩ muốn tự tử. Hoặc, thù ghét Chúa, hoặc dự tính có hành động nhơ bẩn, nếu chỉ thuận theo nó trong phút chốc, rồi đuổi nó đi, thì không thành tội.

Những chuyện như thế, chỉ do con người yếu kém. Yếu và kém, trong chậm trễ để xua đuổi. Xua, những tư tưởng mà ta cho là xấu. Không nghiêm túc. Chẳng cần xem xét mức độ nó xấu đến mực nào. Nhưng nếu ta cứ bình thân như vại, lại giữ nó trong đầu một thời gian lâu; hoặc, cứ tiếp tục mà tưởng tượng hoặc lên kế hoạch thực hiện dù chỉ để mơ mơ màng màng chuyện viển vông/đặc biệt, thì khi ấy có thể là ta đã phạm tội nặng rồi.

Lời Chúa trong Bài Giảng Trên Núi nói rất rõ, như sau: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.” (Mt 5: 27-28)

Thánh Tôma Akinô có viết về sự gian dâm trong tư tưởng, mà rằng: “Người nào nghĩ về chuyện gian dâm lấy làm thích thú để nó hoạt động trong đầu, thì điều này xảy đến là do người ấy thích thú ngả về hành động gian dâm. Khi người ấy vui thích chuyện như thế, có nghĩa là đã đồng thuận. Đã thích gian dâm. Giả như người ấy dứt khoát chọn ao ước/thích thú những thứ có thể là tội nặng, thì khi ấy đã là tội trọng rồi.” (x. Tôma I-II, q 74, #8)

Nói cho cùng, ta cứ phải phấn đấu mà kềm chế các tư tưởng của mình. Kềm chế, để quyết tâm có lòng trong sạch. Sách Sira cũng viết: “Mọi người đều phải biết mà kềm chế các tư tưởng của mình.” (Sira 21: 11) Và, Tin Mừng Chúa cũng đã dạy:”Phúc cho người có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Chúa.” (Mt 5: 8) (x. John Flader, The Catholic Weekly 30/5/2010 tr. 13)

Bàn chuyện về những tội và những lỗi, dù trong tư tưởng, mà lại mở báo trang số “13” (tức con số không hên) ra đọc, thì đương nhiên sẽ gặp tư tưởng không chính đáng. Rạch ròi. Coi mòi không ổn. Hệt như chuyện, cứ gieo quẻ rồi đòi bói, chắc chắn thế nào cũng ra ma. Cứ cầm chổi, rồi quét. Thế nào cũng ra rác.
Nói, theo kiểu nhà Đạo rất đạo mạo. Lễ mễ. Thì, như thế. Nói, theo kiểu con dân ở dưới thế, hẳn sẽ khác. Khác, như con dân ở đời, sẽ chẳng nói. Mà chỉ những ca và hát, rất như sau:


“Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ.... “

(
Phạm Duy – bđd)




Ấy đó, là kiểu “trong Đạo ngoài đời”. Cũng có khi, cả người ngoài Đạo sống ngoài đời, cũng nói và nghĩ cách khác. Cũng có lúc, người trong Đạo, sống cùng và sống với nhà Đạo, vẫn sống và nói, hơi hơi khác. Như đấng bậc nhà Đạo, rất cao sang ở Mỹ, từng nói về và nói với các vị đã hoặc chưa từng một lần phạm tội. Như sau:

“Bình thường, khi đụng chuyện, ta vẫn hỏi: ‘Vào lúc tăm tối như thế này, Chúa làm gì?’ ‘Ngài có cách nào điều chỉnh không?”…

Lúc Fulton Sheen lên làm Giám mục, tôi chỉ là chủng sinh, chuyên lo cho ca đoàn của giáo xứ, cũng rất nhỏ. Hôm ấy, tôi đế
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net