GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055318586
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 17.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Đại Há»™i THÁNH NHẠC Toàn Quốc lần thứ 35 NHÃŒN LẠI

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Vườn ThÆ¡ - Nhạc
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Vườn ThÆ¡ - Nhạc 
Người đăng Thông điệp
cathuong
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 14/04/2009
Bài gửi: 47
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 23.10.2014    Tiêu đề: Đại Há»™i THÁNH NHẠC Toàn Quốc lần thứ 35 NHÃŒN Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĐẠI HỘI THÁNH NHẠC TOÀN QUỐC LẦN THỨ 35 NHÌN LẠI


Lúc 8 giờ 15 ngày 14 tháng 10 năm 2014, Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần Thứ 35 được diễn ra rất long trọng tại Trung Mục Vụ Tổng Giáo phận Tp. HCM,

Với sự hiện diện của Đức Cha NGUYỄN VĂN BẢN, giám mục giáo phận Kôn tum, Chủ Tich Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục CHỦ TỌA và linh mục NGUYỄN DUY thư ký.

Thành phần
Gần 100 Tham dự viên gồm các Linh mục Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo phận, Trưởng Ban Thánh Nhạc Hội Dòng, các Nhạc sĩ giáo dân, nhiều Ca Trưởng Tu sĩ các Hội dòng và các giáo xứ.


(Quang cảnh Hội Trường)


Khác hơn những lần Đại Hội Thánh Nhạc trước, hôm nay Hội thảo viên ai cũng mang tâm trạng háo hức vì đây là lần đầu tiên được nghe đề tài “Nhạc Bình Ca” (Nhạc Grégorian) một chủ đề khá xa lạ với những người sinh giửa thập niên 1960 trở về sau,

Trân trọng hơn bởi chính linh mục Kim Long chủ đề tài và thuyết trình, với tiếng đồn là ngài được học nhiều về Bình Ca. Bài chia sẻ của ngài là “Mấy Cảm Nghiệm Về Bình Ca”.

Lược qua về Thuyết trình viên Kim Long, ông là Linh Mục thuộc Giáo Phận Mỹ Tho được phép mục vụ thường trực cho giáo phận Saigon.Đã cho ra đời trên dưới 10 ngàn bài thánh ca, nổi cộm đi vào lòng giáo dân là thánh ca “Kinh Cầu Hòa Bình và Linh Hồn Con Tung Hô Chúa”. Là cha giáo âm nhạc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon và đào tạo nhiều nhạc sĩ thế hệ sau, có một thời làm Phó Chủ Tich UBTN, nay đã cao tuổi nhưng thể hình cao lớn bệ vệ đáng nể, giọng nói oang oang như sấm sét hốt hồn người đối diện yếu tinh thần.


(Linh mục Kim LongThuyết Trình Viên)


Thuyết trình viên : Bình Ca có tiết tấu nhưng không có nhịp, tiết tấu tự do, ca từ là chính, nhạc là phụ. ĐGH Piô XII nói: “Bình Ca là bản dịch của văn bản”. Lời rất quan trọng trong thể loại nhạc Bình Ca.
Bình Ca có ba đặc điểm: (1) Về giai điệu, bài Bình Ca được hình thành theo văn bản, cần chú ý “dấu nhấn” và “ý nghĩa toàn câu”; (2) Về tiết tấu, cần phân biệt “tiết tấu cơ bản” (Khởi và Tới), vì không phân nhịp nên Bình Ca không thể “đánh nhịp” mà chỉ “phác họa tiết tấu”; (3) Về âm thể, khác với tân nhạc có hai Thể (Trưởng và Thứ), Bình Ca có bốn Thể – với bốn nốt lần lượt làm chủ âm là Ré, Mi, Fa, Sol và tạo ra bốn thang âm: Thể Ré (Protus), Thể Mi (Deuterus), Thể Fa (Tritus), và Thể Sol (Tetrardus).


Bầu khí Hội trường luôn thay đổi, nếu 30 phút đầu ổn định trật tự thì sau đó có những cái đầu nơi này nơi kia túm tụm nhau nói chuyện trao đổi riêng gì đó, có thể do khó hiểu.

Thuyết trình viên : Trước tôi có hai người ra nước ngoài học Nhạc bình ca là cha Tiến Dũng và đức cha Hòa, nhưng hai ông này bỏ học giửa chừng. Tôi là người thứ ba học nhạc bình ca nước ngoài đến mãn khóa tốt nghiệp cao, cho đến nay Việt Nam chỉ mỗi mình tôi giỏi nhất về nhạc bình ca…
Ông nói tiếp : Bình Ca không dùng các quãng lớn (6, 7, 8,…), không dùng bán cung đồng (Do – Do #), và không dùng cảm âm (bán cung, từ áp âm về chủ âm). Là người Công giáo được thấm nhuần Bình Ca, cố Nhạc sĩ Anh Việt Thu đã ảnh hưởng Bình Ca khi ông viết ca khúc “Tám Điệp Khúc” (Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu… Tiếng hát hát trên môi, giấc ngủ ngủ trong nôi, một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu…). Âm thể Ré thứ, nhưng ông dùng nốt “Si bình” ở các chữ “trên môi” và “trong nôi”. Trong bài “Ca Khúc Trầm Hương” của Lm Ns Dao Kim không dùng cảm âm trong câu cuối của phần điệp khúc: “…ban muôn hồng ân”. Chữ “hồng” không là “Si bình” mà tương đương “Si giáng”, nhưng người ta thường hát là “Si bình”, thế nên mất vẻ ngũ cung Việt Nam và Bình Ca. Được cố Nhạc sĩ Hùng Lân cho biết rằng ông đã “chỉnh” nốt Si trong bài hát của Dao Kim (lúc đó chưa là linh mục) cho ra “nét” Việt Nam.
Kể luôn Bộ Lể Sêraphim của Đức Cha Hòa cũng có vấn đề như câu “Và bình an dưới thế cho người thiện tâm”chữ “thế” mang nốt LA không ổn phải sửa lại nốt thấp hơn (tự hát). Câu cuối “Cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang…” những nốt mà nó mang không nói lên vinh quang vì nó có âm thấp cần phải sửa lại mang nốt cao hơn…
Bình Ca phù hợp với La ngữ. Viết Bình Ca bằng Việt ngữ là điều rất khó, có thể chỉ viết theo “tinh thần” Bình Ca hoặc mang “âm hưởng” Bình Ca. Vấn đề Thánh nhạc mãi như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở về nhiều vấn đề đối với nền Thánh nhạc Việt Nam…




(Đức Cha Nguyễn Văn Bản Chủ Tọa đang đúc kết đề tài)


Lúc 11 giờ 30, Đức Cha Chủ Tọa kết thúc hội thảo. Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 36 được tổ chức vào ngày Thứ Ba, 21-4-2014, tại TTMV TGP Saigon, tiếp tục “đào sâu” thêm về Bình ca, do Lm Ns Kim Long chủ đề tài thuyết trình.

LỜI BÌNH :
Do sau Công đồng Vaticano II cho phép Giáo hội địa phương các nước được dùng tiếng bản địa trong phụng vụ, từ đó các giáo xứ không còn hát tiếng Latin là cội rể nhạc bình ca nữa. Theo đó những giáo dân được sinh ra từ năm 1960 trở về sau không còn dịp nghe âm điệu thánh nhạc Grêgôrian nữa.

Những Cha, Thầy trong Chủng viện – Hội dòng, từng là bậc thầy dạy âm nhạc cho Đệ tử có năm sinh từ năm 1930 trở về sau, đã theo Chúa hết. Những đệ tử nhạc sĩ thế hệ thứ nhất này tính đến hôm nay cũng đã xấp xỉ trên dưới 80 tuổi rồi, nếu còn sống thì đếm cũng không đầy 10 đầu ngón tay. Đây quả nhiên là cái bất cập thường xảy ra các ông nói gì người trẻ nghe rần rần.

Thay vì đưa ra một vài bài thánh ca Latin nhằm chứng minh cho bài đang thuyết trình thì không có, lại dùng bài thánh ca Việt Nam, mà trong số những bài thánh ca Việt Nam trưng dẩn ở trên có bài nào là giai điệu Bình ca không?
Nhưng Bộ Lễ Sêraphim tuyệt đối không phải là “Bình ca” đơn giản giai điệu của nó bị ảnh hưởng Bộ lễ “Messe Royale de Henri du Mont” mà thôi; ngoài ra Bô lễ này không dùng thang âm Bình ca (3 dấu hiệu cho thấy điều đó: a/ dấu tận Rê, nhưng không có dấu nhạc nào làm dấu Trụ, b/ lối kết ở trên cao không phải là lối kết của Bình ca, c/ dấu Rê cao không làm dấu tận hay tonique được)

Một nữa đề tài nhạc Bình ca đã thuyết trình, là một nữa giáo khoa đã thẩm thấu trong nảo bộ của người nghe. Đúng hay sai không ai biết phải chờ buổi thuyết trình sau…

Cần xem lại luận văn này và mạnh dạng đưa thêm những điểm quan trọng vào như thang dấu Bình ca, âm thể của Bình ca, cách sử dụng thang dấu thế nào để cho ra hơi nhạc Bình ca, dấu trụ Bình ca, âm nhạc Bình ca khác âm nhạc Cổ điển ra sao, cách sáng tác nhạc Bình ca, cách ứng dụng nhạc Bình ca vào thánh ca Việt Nam ra sao?Tiếng Việt có thể đi vào thang âm Bình ca hay không?Mở cửa cho Bình ca vào thế giới hiện đại thế nào?v.v…
hoặc tạm ngưng thuyết trình tiếp chờ một luận văn khác bời những lý do :
1.- Có thể vì người chủ đề tài có tuổi không còn đào sâu được.
2.- Vì cao tuổi lú lẩn đang thuyết trình nhạc Bình ca thì lại ngưng, rồi lôi cái gì đó như Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh v.v… vào đề tài đang nói.
3.- Một nữa bài luận văn không nói lên được tính cách thánh thiện của nhạc Bình ca mà Thánh ca Latin Grégorian vun đắp.
4.- Vấn đề dấu âm độ dấu nhạc (nhạc cao dấu nhạc thấp) có tương quan đến nghĩa chữ hay không… là vấn đề tương đối, vì đó là cái hình bề ngoài, giữ được mối tương quan thì quá tốt, nhưng không phải đó là tất cả vấn đề, vì 6 dấu giọng tiếng Việt được ông cha ta xây dựng từ rất xa xưa, đã dùng chữ “Trời”, “thiên thần”, “thượng”, “đạo”, “chủ”… ở âm độ thấp, trong khi chữ “đất”, “thế”, “lỗi”, “tối”, “tôi tớ”… lại ở âm độ cao.


NGƯỜI QUAN SÁT
(Bài sưu tầm website : thanhnhacvietnam.net)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Vườn ThÆ¡ - Nhạc


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net