GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055521442
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 26.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - TỪ NGá»® THÁNH KINH

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Học hỏi Lời Chúa
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Học hỏi Lời Chúa 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.12.2013    Tiêu đề: TỪ NGá»® THÁNH KINH Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TỪ NGỮ THÁNH KINH


M.PHẠM QUỐC TÚY,
Gp.Phú Cường

(CN I Vọng A
- Mt 24,37- 44)
NOE


“Thời ông Noe thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng như vậy” Mt 24,37)
Khuôn mặt Noe tiêu biểu cho mẫu người công chính thoát khỏi bị sửa phạt và được ơn cứu thoát. Ông còn xuất hiện như nguyên ủy của nhân loại mới và do đó trở thành biểu tượng của Đức Kitô.
Là người hùng trong trận lụt, Noe xuất hiện như người công chính tuyệt hảo. Sự công chính của ông không chỉ cứu ông và gia đình, mà cả thế giới khỏi bị tiêu diệt (St 8,21). Truyền thống tư tế đã thấy trong một giao hòa đất trời, nhân loại với Thiên Chúa, một giao ước có tầm mức phổ quát (St 9), bao gồm cả hậu duệ Noe (St 9,1 10,32). Tên Noe (Noah) thường được nối kết với động từ Naham (an ủi), vì rượu của người trồng nho Noe (St 9,20) làm khuây khỏa kẻ nhọc mệt (5,29). Niềm an ủi tồn tại mãi, vì Thiên Chúa vẫn lưu tâm săn sóc dù cho con người vẫn có thể sa ngã như một Noe say sưa, với đứa con tên Cham xấu nết (20-25). Qua Cham, dân Canaan bị kết án vì việc phụng thờ phóng đãng, liên kết với sự say sưa.
Các tiên tri và các hiền triết nhấn mạnh nét độc đáo của Noe : trách nhiệm cá nhân của ông (Ed 14,14) dẫn tới bảo đảm của lòng thương xót lâu bền (Is 54,9). Noe là mẫu mực của Nhóm còn lại (Hc 44,17) và trở nên mầm mống của thế hệ mới (Kn 14,6 10,4t)
Trong Tin Mừng, Noe là mẫu người tỉnh thức (Mt 24,37t) là chứng nhân của đức tin (Dt 11,7) là sứ giả của cuộc phán xét gần kề (2Pr 2,5 3,5) là mẫu người được cứu thoát trong Đức Kitô (1Pr 7,20)

ÔNG GIOAN TẨY GIẢ
(CN 2 Vọng A - Mt 3,1-12)


“Ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong miền hoang địa Giuđê” (Mt 3,1)
Ông là con của Dacaria và Êlisabet. Ông sinh khoảng sáu tháng trước Chúa Giêsu và có họ hàng với Người. Việc ông sinh ra được loan báo một cách lạ lùng, được ơn thánh hóa ngay từ trong lòng mẹ, lại có nếp sống khắc khổ. Ông có vai trò tiền hô và kêu gọi hoán cải (Lc 1,5-25)
Lời rao giảng của Gioan mở đầu cho các tường thuật của Tin Mừng, được thực hiện thời Tibêriô, ở gần bờ sông Giođan (Ga 1,28 3,23). Lời giảng thật đơn giản “Nước Trời đã gần tới” (Mt 3,2), căn cứ vào Is 40,3-5 và đòi phải ăn năn sám hối. Chính ông nêu gương qua cách sống và ăn mặc (Mc 1,6) với mỗi loại người, có áp dụng cụ thể ... (Lc 3,10-14). Nghi lễ rất ấn tượng tiếp theo là : phép rửa. Nhưng ông cũng nói rõ Đấng Cứu Thế sẽ đến và làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa (Lc 3,15-17).
Có nhiều thái độ đón nhận khác nhau dưới lời giảng của ông Gioan ... Ông thẳng thừng cho biết đừng câu nệ vào dòng dõi đặc biệt, nhưng chính lòng tin sẽ tạo ra mối liên kết tinh thần với Đấng Tổ phụ (Mt 3,7-10).
Ông cũng có được một số môn đệ, nhưng ông hướng họ về với Chúa Giêsu (Ga 1,35-37 3,22-30 Lc 7,18-23). Ông dạy họ canh thức cầu nguyện đặc biệt (Lc 11,1).
Gặp Chúa Giêsu, ông cử hành phép rửa cho Người, nhưng nhận Người là Đấng Cứu Thế (Mt 3,13-17 Ga 1,29-34). Từ đó, vai trò ông lu mờ dần, nhưng vẫn được vua Hêrôđê Antipa kính nể (Mc 6,17-20 Mt 14,3-5). Vua đã giết ông chỉ vì Salômê nài nỉ (Mc 6,21-29).
Chúa Giêsu coi ông cao trọng hơn các tiên tri, nhưng vẫn còn thuộc về Cựu Ước, nên người nhỏ nhất trong giai đoạn mới còn có địa vị cao trọng hơn ông (Lc 7,24-28).

SA MẠC
(CN 3 Vọng A - Is 35,1 Ga 10)


“Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy ...” (Is 35,1)
Người ta gặp được đề tài sa mạc trong sách Ôsê. Tư tưởng của vị tiên tri này thật đơn giản. Khi Israel còn ở trong sa mạc và sống đời du mục thì họ trung thành với Thiên Chúa. Cuộc sống tiện ích lúc định cư đẩy họ đến thờ ngẫu tượng (13,6). Dưa dân trở về sa mạc, họ sẽ dễ tìm lại được niềm tin thuần khiết và tình yêu Thiên Chúa (12,10 12,16). Vậy thời sống trong sa mạc vừa là thời ghian trung tín vừa là thời gian thử thách. Một thứ sinh hoạt du mục nào đó luôn ẩn hiện trong đường lối tu đức của tiên tri (x. Gr 25). Đề tài sa mạc có liên hệ với đề tài xuất hành và tình yêu vợ chồng.
Trong sách an ủi, đề tài sa mạc đi đôi với đề tài cuộc Xuất hành mới (Is 40). Cả hai đề tài này có ý nghĩa cánh chung : Sẽ có ngày chính Thiên Chúa làm thủ lãnh dân Ngài và dẫn họ về thành Giêrusalem chân thực, nhưng trước đó, phải trải qua thử thách trong sa mạc, để chuẩn bị đón Thiên Chúa Cứu chuộc đến (Is 40,3 x. Mt 3,3)
Chính Chúa Giêsu cũng lui vào sa mạc, nơi Ngài chịu cám dỗ và để chuẩn bị cho sứ mạng của Ngài (Mt 1,12-13 Lc 4,1-13).

EMMANUEL
(CN 4Vọng A - Mt 1,12-24)


“Này đây Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23 x.Is 7,14)

Theo tiếng Do thái, từ “immanuel” có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Đây là tên biểu tượng của con trẻ mà Thiên Chúa sẽ ban làm dấu chỉ cho Achaz (Is 7,14 8,8). Khi ấy, khoảng năm – 735, Giuđa trước áp lực phải liên minh với Israel và Damascus để chống lại Assyria, thì vua Achaz có ý định liên kết với Assyria. Tiên tri Isaia đứa ra dấu chỉ trên để chứng tỏ sự liên kết chỉ vô hiệu.
Một số nhà chú giải hiểu người mẹ và con trẻ theo nghĩa tập thể. Nhiều người khác hiểu họ chính là vợ và con của tiên tri Isaia. Quan điểm khả tín hơn cho rằng con trẻ này là Ezekia, con của Achaz, người sẽ kế thừa ngai vàng.
Quan điểm truyền thống nhìn đoạn văn này như lời tiên báo trực tiếp việc Chúa Giêsu sinh bởi mẹ đồng trinh. Từ “trinh nữ” trong tiếng Do thái là alma, có nghĩa là một thiếu nữ đến tuổi kết hôn, đã được bản 70 phiên dịch thành Parthenos, tiếng Hilạp, và bản phổ thông phiên dịch thành vingo, tiếng la tinh có nghĩa là trinh nữ. Có nhiều vấn nạn đối với quan niệm truyền thống trên, nhưng việc sử dụng bản văn Isaia trong Mt 1,22-23 dường như muốn hiểu lời tiên tri Isaia là lời tiên báo việc Chúa Giêsu sinh bởi mẹ đồng trinh.
Dầu sao, Đấng “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” là một “cột mốc” trong lịch sử cứu độ. Khi Mt 1,22-23 nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Emmanuel, thì Người là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” hơn bất cứ vị “Emmanuel” nào thời tiên tri Isaia. ĐẤNG CỨU ĐỘ ( Lễ đêm Giáng Sinh Lc 2,1-4)
“Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít” (Lc 2,11)
Cứu độ là giữ cho khỏi nguy hiểm đến tính mạng, của cải, tự do. Trong Cựu Ước, tước vị Đấng Cứu Độ là một trong những phẩm tính thông thường nhất của Thiên Chúa, vì người Israel tin chắc rằng Thiên Chúa đã cứu họ nhiều lần trong lịch sử (Is 17,10 43,3 Tv 24,5). Niềm xác tín đó phản ánh trong bài ca Magnificat (Lc 1,47) và chính tên Giêsu có ý nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ (Mt 1,21 Lc 2,11)
Thời Chúa Giêsu, người ta cũng gọi các thần lương y của thần giáo là đấng cứu độ. Mấy vị vua nhà Lagid và Sêlêucid cũng dùng tước hiệu này.
Cần để ý hai tư liệu trên. Giáo huấn buổi đầu gọi Chúa Giêsu bằng tước hiệu này trong bối cảnh Cựu Ước (Cv 5,31 và Dl 3,20 Ga 4,42) : trong các thư mục vụ, Chúa Cha thường được gọi là Đấng Cứu Độ (1Tm 1,1 Tt 2,10). Khi trích cựu ước và dùng tước hiệu Đấng Cứu Độ để chỉ về đức Kitô (2Tm 1,10 Tt 3,6), tác giả có ý nói : Chúa Giêsu thực sự là Đấng Cứu Độ so với các thần ngoại giáo.
Chúa Giêsu đem lại ơn cứu độ đã được loan báo : cứu độ thân thể (Mt 9,21 14,30), nhất là tinh thần (Lc 1,69-71 7,48 19,9). Người đến để cứu những gì hư mất (Lc 19,10). Người thực sự là “Đấng Cứu Độ” (Mt 1,2 Lc 2,11 Ga 4,42). Nhưng muốn cứu được linh hồn, đôi khi phải hy sinh thân xác (Mt 10,39). Trước các đòi hỏi, Chúa Giêsu khuyên tin vào quyền năng Thiên Chúa (Mt 19,25-26). Được cứu độ là được gia nhập Nước Trời, được hiệp nhất với Đức Kitô nhờ lòng tin và phép rửa (Mc 16,16) Chúa Giêsu là Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ (Ga 10,9)

ĐẤNG CỨU ĐỘ
( Lễ đêm Giáng Sinh - Lc 2,1-4)


“Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít” (Lc 2,11)
Cứu độ là giữ cho khỏi nguy hiểm đến tính mạng, của cải, tự do. Trong Cựu Ước, tước vị Đấng Cứu Độ là một trong những phẩm tính thông thường nhất của Thiên Chúa, vì người Israel tin chắc rằng Thiên Chúa đã cứu họ nhiều lần trong lịch sử (Is 17,10 43,3 Tv 24,5). Niềm xác tín đó phản ánh trong bài ca Magnificat (Lc 1,47) và chính tên Giêsu có ý nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ (Mt 1,21 Lc 2,11)
Thời Chúa Giêsu, người ta cũng gọi các thần lương y của thần giáo là đấng cứu độ. Mấy vị vua nhà Lagid và Sêlêucid cũng dùng tước hiệu này.
Cần để ý hai tư liệu trên. Giáo huấn buổi đầu gọi Chúa Giêsu bằng tước hiệu này trong bối cảnh Cựu Ước (Cv 5,31 và Dl 3,20 Ga 4,42) : trong các thư mục vụ, Chúa Cha thường được gọi là Đấng Cứu Độ (1Tm 1,1 Tt 2,10). Khi trích cựu ước và dùng tước hiệu Đấng Cứu Độ để chỉ về đức Kitô (2Tm 1,10 Tt 3,6), tác giả có ý nói : Chúa Giêsu thực sự là Đấng Cứu Độ so với các thần ngoại giáo.
Chúa Giêsu đem lại ơn cứu độ đã được loan báo : cứu độ thân thể (Mt 9,21 14,30), nhất là tinh thần (Lc 1,69-71 7,48 19,9). Người đến để cứu những gì hư mất (Lc 19,10). Người thực sự là “Đấng Cứu Độ” (Mt 1,2 Lc 2,11 Ga 4,42). Nhưng muốn cứu được linh hồn, đôi khi phải hy sinh thân xác (Mt 10,39). Trước các đòi hỏi, Chúa Giêsu khuyên tin vào quyền năng Thiên Chúa (Mt 19,25-26). Được cứu độ là được gia nhập Nước Trời, được hiệp nhất với Đức Kitô nhờ lòng tin và phép rửa (Mc 16,16) Chúa Giêsu là Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ (Ga 10,9)

NA-DA-RET
(Lễ Thánh Gia Thất A - Mt 2,13-15. 19-23)


“Người sẽ được gọi là người Na-da-rét” (Mt 2,23)
Na-da-rét, tiếng Hy Lạp là Nazara (Mt 4,13 Lc 4,16), một làng nhỏ miền Galilêa, nằm ở 24 km đông nam hồ Tibêriat. Cựu Ước không nói tới, nhưng nó có tầm quan trọng đối với Tân Ước vì có những biến cố xảy ra tại đây.
Theo Mt 2,23 người ta hiểu rằng thánh Giuse và Đức Maria nguyên quán miền Giuđêa đến cư ngụ tại Na-da-rét khi từ Ai Cập trở về, để tránh Akêlao. Trái lại Lc 1,26 2,4.39 ám chỉ rằng Thánh Gia Thất gốc ở Na-da-rét. Dầu sao thì Đức Maria là người Na-da-rét (Lc 1,26). Thánh Giuse cư trú tại đây (Lc 2,4) Nhất là Chúa Giêsu đã trải qua đời sống ẩn dật tại làng này (Lc 2,51)
Bước vào đời sống công khai, Chúa Giêsu được gọi là người Na-da-rét (Mt 21,11 Mc 1,9 Ga 1,45). Đàng khác, sinh quán này mang một ghi nhận không mất tốt đẹp (Ga 1,46)
Trở về Na-da-rét, Chúa Giêsu vào giảng tại hội đường (Lc 4,6-30). Người bình luận lời tiên tri Is 6,12, nhưng gặp phải sức chống đối.
Năm 570 người ta thấy nói đến một thánh đường ở Na-da-rét nhưng di tích cho thấy nó phải có từ năm 427. Thánh đường bị phá hủy khi thập tự quân sắp đến. Tarcrêd xây dựng lại, nhưng năm 1263 bị hư hại. Năm 1730 các tu sĩ Phan Sinh xây dựng một thánh đường mang danh hiệu truyền tin. Năm 1955 người ta phá đi và xây một thánh đường khác

Nguồn tư liệu : Trích Báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 100 tháng 12/2013
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Học hỏi Lời Chúa


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn không được phép download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net