GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055368812
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Thánh Tê rê xa Giêsu

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa 
Người đăng Thông điệp
capgiaoho_nhan
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 29/09/2012
Bài gửi: 20
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 13.12.2012    Tiêu đề: Thánh Tê rê xa Giêsu Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Theo lịch Phụng vụ thì tháng 10 hàng năm có kính nhớ 2 vị thánh nữ sống cách nhau 3 thế kỷ, cùng có chung một Thánh hiệu, với những phẩm chất rất giống nhau nhờ có một trái tim lớn cháy lửa tình yêu nồng nhiệt: Đó là Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, sinh ngày 02/01/1893 (kính ngày 01/10) và Thánh Tê-rê-sa Giê-su, sinh ngày 28/3/1515 (kính ngày 15/10).
Cả 2 vị thánh đều là Trinh nữ, có tư chất rất thông minh nhưng thể chất lại yếu đuối, bệnh hoạn; yêu Chúa Giê-su cuồng nhiệt đến độ đều nhận Người là “Hôn Phu” và yêu tha nhân còn hơn cả yêu chính mình; vào tu Dòng Ca-mê-lô cùng chung một mục đích là để “sẵn sàng chết cho người mình yêu” (khi được hỏi mục đích đi tu, cả 2 vị đều nói: “Tôi có một mục đích duy nhất là chết vì Tình Yêu, được ơn Tử vì Đạo”); cùng là tác giả những tác phẩm văn thơ rất có giá trị và khi về với Chúa, đều được Hội Thánh tuyên phong là Tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh Tê-rê-sa Giê-su, con của nhà quý tộc An-phong-sô Cê-pê-đa, khi chưa vào Dòng Ca-mê-lô, có tên là Tê-rê-sa Avila (tên Tây Ban Nha là Teresa de Ahumada y Cepeda), sinh ngày 28/3/1515 tại Avila (Tây Ban Nha), trong một gia đình gồm 8 cậu con trai và 3 cô con gái. Tê-rê-sa Avila rất ham thích đọc hạnh các thánh, nhất là các thánh Tử vì Đạo và sách viết về cuộc thương khó của Chúa Giê-su. Nhờ những gương sáng và những tư tưởng thánh soi chiếu, hướng dẫn, Thánh nữ đã sớm nhận ra Lời Chúa trong cuộc sống. Vào năm 20 tuổi, tức năm 1535, ngài đã can đảm vượt qua được những trở ngại lớn (sự ngăn cản của cha mẹ, những cám dỗ mê hoặc của vật chất trong một môi trường giàu sang, quyền quý), sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi sự để gia nhập Dòng kín Ca-mê-lô.
Khao khát sống theo Tin Mừng, và nhận thấy sự lỏng lẻo về kỷ luật tu trì trong tu viện của mình cũng như trong các tu viện khác của Dòng Ca-mê-lô, Tê-rê-sa quyết định hiến mình cho việc cải cách Dòng. Năm 1562, được thánh Phê-rô Alcantara và thánh Phan-xi-cô Borgia nâng đỡ, Thánh nữ đã thành lập tu viện cải cách đầu tiên (tức tu viện Thánh Giu-se ở Avila) dành cho các nữ tu Dòng Ca-mê-lô "đi chân không". Năm 1567, được phép của Bề trên tổng quyền Ca-mê-lô, Thánh nữ thiết lập thêm những tu viện cải cách khác. Từ đó, Thánh Tê-rê-sa Giê-su bắt đầu một đời sống kỳ diệu, hầu như luôn luôn tiến bước trên môt hành trình thiếu tiện nghi và đầy nguy hiểm (sự đối kháng với những cải cách tiến bộ của Thánh nữ, đã có lần khiến ngài phải ra toà án đời). Năm 1571, Thánh nữ trở về làm Bề trên tu viện Ca-mê-lô ở Avila (1571-1574) và tổ chức công cuộc cải cách ở đây, với sự trợ giúp của cha linh hướng (cha giải tội) của ngài là thánh Gio-an Thánh Giá. Sau đó, ngài lại tiếp tục công cuộc mở những tu viện mới. Năm 1571, Bề trên Tổng quyền Dòng Ca-mê-lô cho phép Thánh Tê-rê-sa Giê-su lập những tu viện cải cách dành cho nam giới; ngài trao lại nhiệm vụ này cho thánh Gio-an Thánh Giá (từ 1572 đến 1577). Như vậy, cho đến khi từ trần (4/10/1582), Thánh nữ đã lập được 17 tu viện (không kể những tu viện dành cho nam giới).
Ngoài ra, Thánh Tê-rê-sa Avila còn để lại một kho tàng văn chương vô cùng phong phú, có giá trị tuyệt vời. Các tác phẩm của Thánh nữ rất đa dạng: Tiểu sử tự thuật; Con đường hoàn thiện; Hiến pháp Dòng; Kế hoạch lập các Tu viện; Cách thức kinh lý Tu viện; Lâu đài nội tâm (hay “Bảy nơi cư trú của linh hồn”); Các tư tưởng về Tình yêu Thiên Chúa; Các lời cảm thán; Các lời khuyên răn cùng những tản văn ngắn gọn khác; Các vần thơ và thư từ (khoảng 650 lá thư). Tính cách nhất quán được phản ánh rất trung thực trong các tác phẩm của thánh Tê-rê-sa Avila là lòng “Mến Chúa + yêu người”, ngày nay vẫn còn sức hấp dẫn mãnh liệt đối với độc giả, tạo cho Thánh nhân một chỗ đứng độc đáo, không những trong lãnh vực tôn giáo, mà cả trong lãnh vực văn chương miền Castille và thế giới.
Lược qua ít dòng tiểu sử, ta thấy được Thánh Tê-rê-sa Giê-su vào Dòng Ca-mê-lô ở Avila năm 1535 lúc 20 tuổi, nhưng trong suốt 20 năm, Thánh nữ đã sống đời tu một cách bình thường như đa số các đồng bạn thời ấy, mặc dù ngài vẫn cố gắng phấn đấu để khỏi quá sa đà. Mãi đến lúc đã ngoài 40 tuổi, Thánh nữ mới hoán cải và thực sự nghiêm chỉnh sống đời tận hiến cho Chúa. Vì thế, có thể nói Thánh Tê-rê-sa Avila là người sống một đời sống chiêm niệm thuần tuý, nhưng không sống theo kiểu mơ mộng như đi trên mây gió, xa lìa hiện thực, mà trái lại ngài sống một cách thực tế đến lạ lùng. Cuộc đời Thánh nữ không thiếu những sự kiện chứng minh: Trong vòng 20 năm, ngài đã lập ra 17 Tu viện cải cách (thuộc Dòng Ca-mê-lô) theo Luật nguyên thủy nhiệm nhặt. đó hoàn toàn không phải là việc của một người ngây thơ, mơ mộng. Nào là lên kế hoạch, xin phép, rồi chọn địa điểm, vẽ đồ án, mua vật liệu, giám sát công việc, rồi còn xếp đặt, tổ chức. Ấy là chưa kể còn phải chạy tiền nữa, một việc không nhỏ đối với phụ nữ trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Lúc này là lúc ngài trổ tài “ngoại giao” với sự lịch lãm và cả sự duyên dáng của mình!
Thánh Tê-rê-sa Avila đã đến với Chúa bằng tất cả con người mình, không bỏ mất chút gì trong những đức tính bẩm sinh: trí thông minh, lòng cương nghị, sự tế nhị và can đảm. Dù đạt tới độ kết hợp với Chúa một cách phi thường, Thánh nữ vẫn luôn luôn là một người phụ nữ dễ thương, duyên dáng, dung dị. Ngài đã thuyết phục được phe chống đối đường lối cải cách của mình nhờ ơn Chúa và sự thánh thiện đã đành, nhưng cũng nhờ tính tình tự nhiên, tế nhị, dễ thương, khéo léo, kể cả óc hài hườc, dí dỏm. Điều đó chứng tỏ ân sủng không huỷ diệt, nhưng hoá giải và nâng cao bản tính tự nhiên của con người. Nói cách khác, sự hoạt động của Thần Khi Chúa trong Thánh nữ là rất mãnh liệt, nhưng không hề làm phai nhạt bản tính tự nhiên của ngài, mà là thúc đẩy cho sự tăng trưởng như những cành nho tươi tốt trổ sinh hoa trái màu mỡ nhờ dòng nhựa chan hoà sự sống từ thân cây nho.
Phải nói Thánh nữ là gương mẫu bậc thầy trong lãnh vực đạo đức này – một nền đạo đức được xây dựng trên giới luật quan trọng nhất “Mến Chúa yêu người”. Đối với những tâm hồn đã để cho Chúa chiếm đoạt, đã dành trọn tình yêu cho Chúa như Thánh nữ, thì không còn phân chia hoạt động và chiêm niệm một cách gò bó, giả tạo nữa. Tình yêu Chúa là nam châm cực mạnh thu hút tất cả, tập trung tất cả. Bởi thế, dù là hoạt động hay chiêm niệm, dù là nói năng hay im lặng, họ luôn luôn được Tình Yêu chi phối. Một cách cụ thể, Thánh Tê-rê-sa Giê-su đã truyền giáo bằng cả con người và cuộc sống năng động của minh.
Để có được một nền tảng truyền giáo vững chãi như thế, chắc chắn Thánh nữ không thể chỉ ỷ vào sức mình, mà phải có một cầu nối tuyệt hảo là cầu nguỵên, là luôn luôn “nâng tâm hồn và trí khôn lên với Chúa” (Giáo lý HTCG). Vâng, “Cầu nguyện là sống tương quan Giao Ước với Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Cầu nguyện là hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi” (Giáo lý HTCG, Điều 2562-2565); “Nếu con người kiếm tìm Thiên Chúa, thì ngược lại, chính Thiên Chúa đã tìm kiếm con người trước. Đây là mạc khải lớn lao đặc biệt của Ki-tô giáo. Cho dầu con người trốn chạy Thiên Chúa, hay tôn thờ những thần thánh giả hiệu, Thiên Chúa vẫn luôn tìm kiếm con người và kêu gọi họ. Cầu nguyện chính là cuộc gặp gỡ kÿ diệu giữa hai nỗi khát khao và hai tiếng gọi. Và cuộc gặp gỡ ấy trải dài trong suốt lịch sử ơn cứu độ.” (“Giáo lý HTCG của HĐGMVN” – Bài 58).
Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo (từ Điều 2626 tới Điều 2643) dạy Cầu nguyện là : “Chúc tụng và thờ lạy – Khấn xin – Chuyển cầu – Tạ ơn – Ngợi khen”. Dựa theo định nghĩa ấy, Thomas H. Green, S.J. – tác giả cuốn “Opening to God” (Mở ra với Chúa) –dùng cách ghép những mẫu tự đầu của mỗi từ làm nên một tổng thể đặc thù: “Cầu nguyện là: Adoration (thờ lạy) + Contriction (ăn năn) + Thanksgiving (tạ ơn) + Supplication (cầu xin) => ACTS (hành động). Vâng, quả nhiên cầu nguyện là hành động, muốn cầu nguyện phải hành động, chính bởi vì "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt 6, 7-8); “Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. (Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em)" (Mc 11, 24).
Cũng vì thế, nên có thể nói rằng tất cả các thánh được ân sủng vinh thăng Thiên Quốc là nhờ đời sống cầu nguyện (Đức Cậy) kết hợp với hành động trong Đức Tin và Đức Mến. Thánh Tê-rê-sa Giê-su là một minh chứng và thêm một minh hoạ rất sống động nữa là một nữ tu sinh sau Thánh Tê-rê-sa Giê-su 3 thế kỷ, có cùng Thánh hiệu Giê-su (Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su) đã nêu một tấm gương sáng chói “Truyền giáo bằng cầu nguyện” và thành công thật rực rỡ. Chính Thánh nữ đã nói về cầu nguyện: “Đối với tôi, cầu nguyện là sự hứng khởi của tâm hồn, là cái nhìn đơn sơ hướng về trời, là lời kinh tri ân và yêu mến giữa cơn thử thách cũng như lúc hân hoan” (Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su – Tự truyện “Một Tâm Hồn”). Chưa hết, tới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lại thêm một nữ tu cùng tên, đó là Chân Phước Tê-rê-sa Calcutta, có những hoạt động truyền giáo cụ thể và phi thường đến độ cả thế giới (không phân biệt tôn giáo, kể cả những anh em vô thần) đều tôn vinh là Mẹ, chỉ nhờ “bí quyết cầu nguyện” (như khi các phóng viên báo chí phỏng vấn Mẹ “làm thế nào để Mẹ yêu thương được đám người mà nhân loại đã coi như một đống phế liệu?”, Mẹ đã trả lời: “Bí quyết của tôi thật đơn giản: Tôi cầu nguyện”.
Quả thật, cầu nguyện dẫn tín hữu đi sâu hơn vào mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi. Đời sống cầu nguyện là thói quen đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa chí nhân chí thánh, và hiệp thông với Người. Sự hiệp thông đó chắc chắn sẽ giúp tín hữu sống hiệp thông với mọi người (“Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực và yêu người thân cận như chính mình” – Lc 10, 27). Cũng chính Đức Hôn Phu của các Thánh nữ và nói chung của hiền thê Giáo Hội, đã dạy: ”Anh em hãy cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22, 40); "Tất cả những gì anh em cầu nguyện và xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý" (Mc 11, 24),
Học theo gương 3 vị Thánh nữ, người Ki-tô hữu còn đợi gì mà không nâng tâm hồn và trí khôn lên giao hoà với Thiên Chúa thông qua bí quyết cầu nguyện của chính Đức Giê-su Thiên Chúa, nhiên hậu hoà giải với “anh em bốn bể một nhà” (tứ hải giai huynh đệ). Vâng, xin hãy “Mở hồn ra với Chúa, Mở tim ra với đời. Đất Trời muôn vạn thủa, Một Tình Yêu lên ngôi” (Thơ Lam Thy). Ôi! Lạy Thánh nữ Tê-rê-sa Giê-su! Xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con, để chúng con được cậy nhờ Thần Khí Chúa mà biết sống gắn bó với Đức “Hôn Phu Giê-su” bằng tình yêu và bằng những hy sinh cụ thể, để chúng con vững bước theo Chúa trên con đường Thập giá của Người. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn không được phép download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net