GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055358737
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Biến cố trọng đại nhất của lịch sá»­ loài người

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Sách báo, Tài liệu Công giáo… 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 27.11.2012    Tiêu đề: Biến cố trọng đại nhất của lịch sá»­ loài ng Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Biến cố trọng đại nhất của lịch sử loài người

Trong Lịch Sử loài người không ai có thể tưởng tượng ra được một biến cố nào trọng đại hơn chuyện vị Chúa tạo ra toàn thể Vũ Trụ Sự Vật phải bị tra tấn dã man và giết chết một cách bi thảm trên thập tự giá. Vì sao đấng Chúa Tể quyền uy như thế lại có thể bị một vài tạo vật của mình hành hạ và sát hại giữa sự thờ ơ, hờ hững, của tuyệt đại đa số nhân loại, đặc biệt là những chứng nhân trực tiếp của biến cố ấy, là người Do Thái, trong suốt hai thiên niên kỷ, cho đến ngày nay ?

Người Do Thái ... Vâng, vấn đề chính là người Do Thái. Thiên Chúa của Vũ Trụ Vạn Vật, chính là vị Chúa của họ. Hay nói đúng hơn, người Do Thái đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng của Ngài. "Tiểu sử" của Thiên Chúa cũng chính là lịch sử, hay huyền sử của họ. Trong điều kiện ấy, người ta không khỏi tự hỏi vì sao những trang sử vô cùng bi thảm đã được họ viết ra cho Thiên Chúa, cho vị Chúa của dân tộc mình ?

Bảy trăm năm nô lệ
Lý do có lẽ là : chính lịch sử của dân tộc Do Thái, vào thời điểm tương ứng với sự tử nạn của Thiên Chúa, cũng vô cùng bi thảm. Thật vậy, suốt bảy thế kỷ họ đã liên tiếp bị vùi dập dướigót giày của sáu đế quốc. Vào lúc đức Ky Tô giáng sinh, kinh thành Jerusalem của họ từng trưng bày hàng trăm tội phạm chờ chết trên những hàng dài thập tự giá. Không thể hình dung làm sao một người Do Thái còn có thể tin tưởng được rằng Do Thái chính là dân tộc của Chúa, được Chúa chọn, được Chúa hứa cho đứng trên mọi quốc gia, được bốn phương thiên hạ triều phục, nhưng lại không thể thoát nổi ra khỏi gông cùm nô lệ trong suốt 700 năm dài (1) ? Thử tưởng tượng nước Đại Nam ta bị chà đạp bởi ngoại bang từ thế kỷ 13, tức từ thời nhà Lý cho đến bây giờ, trong khi người Việt vẫn tin tưởng mình sẽ thống trị thế giới !

Trong suốt thời gian nô lệ ấy, bao thảm kịch đã diễn ra. Một vị Vua Do Thái đã từng chứng kiến các con mình bị thảm sát, trước khi bị đâm mù mắt rồi cùng thần dân đi lưu đày ở Babylone (2). Rồi những cuộc tàn sát tập thể nối tiếp nhau, cộng với sưu cao thuế nặng, Đền Thánh bị phá hủy, việc thờ tự bị cấm đoán, không một tai họa nào mà dân tộc Do Thái đã không phải chịu qua ...

Tai họa lớn nhất : diệt chủng !

Không một tai họa nào ? Không ! Còn một tai họa. Tai họa lớn nhất. Câu chuyện tử nạn của Đức Ky Tô, tức Thiên Chúa, đã được diễn giải gần như cùng lúc với tai họa này (3), trong một giai đoạn đen tối chưa từng thấy của lịch sử đen tối của dân tộc Do Thái. Vào lúc ấy, một phong trào nổi dậy chống lại người La Mã nổi lên mạnh mẽ. Sự đàn áp của thế lực cai trị càng lúc càng tàn bạo. Quân đội La Mã bao vây Jerusalem vào dịp lễ Vượt Qua (lễ Phục Sinh của người Ky Tô Giáo), rồi đoạt thành, phá hủy Đền Thánh, và giết 1 triệu 100 ngàn người, theo sử gia Flavius Josephe (4), 600 ngàn người theo sử gia Tacite. Toàn thể dân chúng Do Thái vào lúc ấy gồm khoảng 5 triệu người, với một phần quan trọng sống lưu vong. Sự kiện một phần năm dân số bị tàn sát (tương đương với sự tử nạn của 16 triệu người Việt Nam hiện nay), đồng thời với sự phá hủy Đền Thánh (lần thứ hai), và ít năm sau đó, sự cưỡng bách lưu đày, là một chuỗi biến cố làm sụp đổ mọi hy vọng, mọi niềm tin. Sự tuyệt vọng cực kỳ này của người Do Thái hoàn toàn tương ứng với sự tử nạn bi đát của chính vị Chúa của dân tộc họ.

Vì sao ?

Người Do Thái vào lúc ấy có thể tự nhủ : vì dân mình không vâng lời Chúa, không nghiêm chỉnh giữ đạo, nên đã bị phạt. Ai tin nổi điều này ? Tội lỗi nào biện minh được cho bảy thế kỷ nô lệ, quằn quại dưới gót dày ngoại bang, trước khi một phần năm dân chúng bị tàn sát ? Những người bị giết kia phần lớn là những người ngoan đạo tập trung về Jerusalem dâng lễ Vượt Qua (Phục Sinh). Làm sao nghĩ được là họ đều tội lỗi ?

Người ta cũng có thể nói : Thiên Chúa hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của các Đế Quốc, từ Ai Cập đã giết vua Josias vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, đến Assyrie, Babylone, rồi Ba Tư, Hy Lạp và La Mã ? Nhưng làm sao chấp nhận được rằng vị Chúa tạo thành Vũ Trụ Vạn Vật lại có thể yếu kém được như thế ? Hay là Ngài không bất lực, yếu kém, nhưng Ngài có những lý do mà con người không thể hiểu được ? Một giả thuyết trong thực tế không hơn gì giả thuyết trước !

Trước tình huống ấy, tâm lý của người Trung Đông cho phép hai chọn lựa :

Một là tiếp tục truyền thống thờ tự với một vài thích nghi.


Lý do vì đối với người thời ấy, dù thế nào đi chăng nữa, có một vị Thần, một Thiên Chúa, cho dân tộc mình, vẫn hơn là không còn nương tựa được vào một thế lực siêu nhiên nào nữa (5). Một trong những thích nghi là quay về an trú trong Kinh Thánh, thay vì Đền Thánh đã bị hủy diệt. Thế là việc tìm hiểu Thánh Kinh được lấy làm lẽ sống. Ánh sáng của nó được tin tưởng là yếu tố làm cho dân tộc Do Thái sẽ dẫn đường cho mọi dân tộc khác, như lời Chúa hứa, nhưng trên phương diện tâm linh, thay cho sự ưu thắng trên phương diện chính trị và quân sự.

Một thích nghi khác là tập trung vào những nghi thức thờ tự được mọi người tuân theo, như một nền tảng, một mảnh đất trừu tượng trên đó mọi người Do Thái xây dựng “dân tộc tính” của mình, để bù cho quê hương đã bị chiếm mất. Các vấn nạn thần học bị đặt xuống hàng thứ yếu trong những tiêu chuẩn kết hợp người Do Thái.

Bất quá, một số người có thể chọn thờ thần linh của một dân tộc khác, nhưng chon lựa ấy cắt đứt mối liên hệ xã hội giữa họ với cộng đồng Do Thái. Những người này sẽ tan loãng trong “thế giới ngoại đạo”, và hành vi của họ không còn là hành vi của người Do Thái nữa.

Hai là đổi hẳn quan niệm về Thiên Chúa.
Từ một Thiên Chúa mạnh bạo, có thể nói là hung dữ, không tha thứ cho bất kỳ đối thủ nào, đã từng hủy diệt loài người và các loài động vật (trừ hải sản !) trong Đại Hồng Thủy, đã từng tiêu diệt quân đội Ai Cập và giết chết tất cả các con đầu lòng của người dân xứ này, chưa kể các thiên tai và bệnh dịch giáng lên đầu họ, từng ra lệnh giết toàn bộ các dân tộc dám cản trở bước chân Ngài trên khắp lãnh thổ Palestine, từ một Thiên Chúa như thế, sức cuốn của dòng sông Lịch Sử đã đưa người ta đến một hình ảnh Thiên Chúa hoàn toàn ngược lại.

Qua Đức Ky Tô, Thiên Chúa trở thành một nhân vật sẵn sàng đưa má bên kia cho người vừa tát mình, một nhân vật chủ trương rộng lượng, không phê phán, không loại bỏ bất kỳ ai, dù cho đó là kẻ ác độc, xấu xa : "mặt trời của Thiên Chúa chiếu trên kẻ ác lẫn người thiện, và nước mưa của Ngài đồng tưới ướt ruộng vườn của họ". Ngài cũng trở thành một nhân vật sẵn sàng chịu mọi cực hình rồi chịu chết thay vì biểu dương sức mạnh không gì sánh được của mình, một nhân vật truyền giảng sự yêu thương đối với kẻ thù, thậm chí cả đối với người vừa tra tấn và đang sát hại mình. Không làm sao có thể nhận ra được hình dáng của Thiên Chúa vốn hiển hiện trong Thánh Kinh, qua Đức Ky Tô !

Với sự chọn lựa thứ hai này, Thiên Chúa của người Do Thái trở thành Cha chung của nhân loại, với tình yêu thương quảng đại, kể cả đối với kẻ ác. Thiên Chúa không còn cần phải đứng về phía một dân tộc để đánh lại các dân tộc khác nữa. Thiên Chúa cũng không cần biểu dương sức mạnh của mình để trừng phạt kẻ thù của Ngài, vì Ngài yêu thương mọi người, không còn ai là kẻ thù. Ngài không cần chống cự lại những kẻ giết Ngài, vì Ngài đã chiến thắng chính sự chết.

Chiến thắng sự chết : đó chính là điểm then chốt trong quan niệm Thiên Chúa mới ! Bên cạnh đó, đời sống thế gian, dù cho thế nào đi chăng nữa, cũng không còn quan trọng, vì đời sống thật, đời sống vĩnh viễn, là ở đời sau. Người ta không còn phải biện minh cho sự thụ động của Thiên Chúa trước những đau khổ mà dân tộc Do Thái, hay bất cứ con người nào khác, phải chịu đựng. Giải pháp cho cuộc sống không thể tìm được trong hiện tại, mà nằm ở tương lai, một tương lai tuyệt đối, khi con người sống lại như Đức Ky Tô. Hiện tại chỉ là một cành đồng trên đó người ta gieo xuống những hạt giống, nhưng chỉ thu gặt sau khi đã cùng Đức Ky Tô chiến thắng sự chết. Sự chiến thắng không còn là đè bẹp các dân tộc khác, mà là chiến thắng sự chết, là sống lại TRONG Thiên Chúa.

Một sự thụ động cưỡng bách
Như thế, những ràng buộc của tình thế đã khiến cho một số người Do Thái đã phải biện minh cho sự thụ động bị cưỡng ép của họ bằng bề ngoài thụ động của chính Thiên Chúa. Thật vậy, họ có thể làm gì khác, ngoài thụ động ? Họ đã nhìn những đồng hương đứng lên chống lại bạo quyền La Mã. Những người này đã tin tưởng vào sự hỗ trợ của Thiên Chúa, vào lời giao kết của Ngài, để đấu tranh cho tương lai dân tộc. Những vị anh hùng ấy đã bị thảm sát một cách ghê rợn, như các chiến binh kháng chiến của lũy Massada bị mổ bụng, phơi gan ruột, trưng bày dưới chân thành khi bị quân La Mã bắt được. Vì sao Thiên Chúa đã không can thiệp ? Vì sao bạo quyền vẫn nhởn nhơ kiêu hãnh trong các cung điện huy hoàng trong khi dân Chúa lớp bị diệt chủng, lớp phải chịu kiếp lưu đày khổ nhục ? Ai còn có thể tin được vào lời hứa của Chúa để đứng lên hành động ?

Sự biến đổi cá tính của Thiên Chúa như vừa nêu khiến cho việc chống lại người La Mã không còn cần thiết. Vả lại Đức Ky Tô không bao giờ lên án người La Mã, mà còn khuyên “trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar” khi có người hỏi “có nên đóng thuế cho bạo quyền hay không ?” Ngài cũng đã không ngần ngại chữa bệnh cho con của một sĩ quan La Mã ...Người La Mã tội lỗi ư ? Trước tội lội tày trời nhất đối với người Do Thái là tội ngoại tình của phụ nữ, mà Ngài cũng thản nhiên giải xóa. Người La Mã xấu xa ô uế ư ? Đức Ky Tô đã dành cho một phụ nữ không đoan chính người Samaria, bên một bờ giếng, cuộc đối thoại dài nhất trong Tân Ước ! Thậm chí, Maria Magdala, một kỹ nữ, cũng được Ngài thu nhận vào hàng đệ tử thân cận, thậm chí còn cho bà được là người đầu tiên trông thấy Ngài sau khi Ngài sống lại. Tình yêu quảng đại của Ngài không loại trừ một ai, kể cả bạo quyền La Mã.

Tuy nhiên, người La Mã đang diệt chủng dân Ngài ! Trong điều kiện ấy Thiên Chúa, và dân ngài, có buộc phải phản ứng hay không ? Không. Vì Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết, khi tự mình sống lại (ý nghĩa của lễ Phục Sinh). Bao nhiêu chết chóc mà người La Mã reo rắc không là gì cả trước uy quyền của Thiên Chúa trên chính sự chết. Đó cũng là lý do khiến người Ky Tô Giáo không ngần ngại chịu chết, chịu tử đạo, mà không cần kháng cự lại những kẻ bách hại mình.

Còn những thương tàn đau khổ mà người La Mã hàng ngày gây ra thì sao ? Người Do Thái tin theo Đức Ky Tô cũng không cần chiến đấu chống lại, vì những thương tàn đau khổ ấy hoàn toàn không đáng kể, vì Thiên Chúa của họ chính là đấng chủ trì hạnh phúc thực sự, hạnh phúc ở đời sau. Cần biết là các cộng đồng Ky Tô giáo nguyên thủy tin chắc rằng chính họ sẽ thấy « thế gian này qua đi » và một thế giới mới hiện đến, khi Thiên Chúa, qua Đức Ky Tô, trở lại trong huy hoàng. Chính vì ngày Tận Thế chậm xảy ra mà người ta đã phải lập ra Giáo Hội, để tổ chức sự chờ đợi trong lâu dài. Rồi sự lâu dài trở nên ... vô tận, nên người ta lại phải điều chỉnh thêm một lần nữa, để đi đến quan niệm hạnh phúc có thể có được ngay tại « thế gian này » (một giả thuyết còn cần được kiểm chứng !) ...

Thảm kịch của ngày mai

Ngày nay, từ bộ phận người Do Thái tin theo Đức Ky Tô và đón nhận tất cả mọi người một cách bình đẳng, các Giáo Hội Ky Tô đã hình thành và lan rộng khắp thế giới. Phần còn lại của cộng đồng Do Thái thì lưu lạc đến mọi nơi (kể cả Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 !), và, như đã nói ở trên, tiếp tục duy trì một đất nước trừu tượng qua nghi thức thờ tự. Cái giá phải trả là sự kỳ thị của các dân tộc dung chứa họ. Người Do Thái tiếp tục đều đặn bị bách hại, trước sự thờ ơ quen thuộc của Thiên Chúa, cho đến một cao điểm là cuộc diệt chủng gần đây, ở thế kỷ 20, khi 6 triệu người bị thảm sát trong các trại tập trung. 35 % tổng số dân Do Thái trên toàn thế giới ! Không khác gì Thiên Chúa bị sát hại một lần thứ hai ...

Rồi, thế giới Tây Phương như ân hận trước những gì người Do Thái đã phải chịu đựng suốt hai ngàn năm lưu vong, đã quyết định cho phép họ tìm lại mảnh đất của tổ tiên. Nhưng trên mảnh đất ấy đã có những dân tộc khác đang sinh sống ... Thảm kịch xứ Palestine bắt đầu.

Một người bạn gửi cho tôi qua FaceBook một hí họa vẽ hình Đức Ky Tô trên thập tự giá, máu me bê bết. Trước mặt Ngài, một người mang súng AK, với vẻ đe dọa, hét : « cút đi !». Tựa của bức hí họa là : « sự chiếm đóng Palestine của người Do Thái ». Đương nhiên là Đức Ky Tô, cũng như những người Do Thái trên đất Palestine, không thể « cút đi ». Họ bị bắt buộc phải không ngừng chiến đấu và luôn luôn chiến thắng. Một điều không tưởng. Không ai có thể luôn mãi chiến thắng ! Và chỉ cần thua một trận chiến, là Israel sẽ không còn hiện hữu nữa.

Khi ấy, người ta sẽ phải hình dung một cuộc diệt chủng mới. Để rồi sau đó, không chắc gì sẽ còn sót lại mấy ai để tái diễn, một lần nữa, thảm kịch lưu vong ...

Nguyễn Hoài Vân

Chú thích :

(1) Sau cuộc nổi dậy của nhà Maccabée, triều đại Do Thái Hasmonéen được hình thành nhưng vẫn phải chịu thần phục Vương Triều Hy Lạp Seleucides. Trên mặt pháp lý Vua Hérode (không phải người Do Thái) kế thừa triều đại Hasmonéen, nhưng thần phục La Mã.
(2) Xem : Những Khám Phá Của Khảo Cổ Học Về Thánh Kinh http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=117&kind =1
(3) Các Phúc Âm được viết quanh năm 70
(4) Flavius Josephe ước lượng số người hiện diện tại Jerusalem lúc ấy là 2 700 200 người, dựa trên số súc vật bị giết cho việc cúng tế, vào khoảng 256 ngàn con. Dân số Jerusalem vào lúc ấy được nhân lên gấp bội bởi số người hành hương, và những người tỵ nạn trốn khỏi các vùng bị La Mã đàn áp tho bạo từ khoảng ba năm trước đó. Cần biết là lễ Vượt Qua là cuộc lễ trọng đại nhất, và luật Đạo Do Thái chỉ công nhận một nơi thờ cúng duy nhất là Đền Thánh Jerusalem. Chỉ có dân Samaria (hậu duệ của tổ phụ Joseph), là chống lại luật này, và thờ cúng trên lãnh thổ của họ.
(5) Nếu vị thần của dân tộc bạn chỉ là một vị Thần « thông thường », như nhiều thần linh khác, thì bạn chỉ cần hiểu là vị Thần của bạn không đủ mạnh, không đủ quyền phép để chiến thắng thần linh của đối phương. Đàng này, vị Thần của dân tộc DoThái lại chính là Thiên Chúa, đấng tạo thành Trời Đất Vạn Vật, với quyền năng vô hạn, khiến sự thất bại của Dân Ngài trở thành rất khó biện minh.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net