GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055373593
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Má»™t công nÆ°Æ¡ng Thái Lan trở thành nữ tu tại Việt Nam

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> GÆ°Æ¡ng chứng nhân
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : GÆ°Æ¡ng chứng nhân 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 11.12.2010    Tiêu đề: Má»™t công nÆ°Æ¡ng Thái Lan trở thành nữ tu tại Vi Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chỉ một điều đơn giản nhất - tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh, bà từ giã cuộc sống vinh hoa ở một gia đinh dòng dõi hoàng tộc ở Thái Lan, trở thành nữ tu rồi ở lại Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu từ hơn 40 năm về trước...
Ngồi cạnh tôi là anh Tô Văn Hậu, 48 tuổi, hiện quản lý trại heo hơn 300 con trong Cô nhi viện Thiên Bình (Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai). Anh dáng người đậm, bàn tay phải bị mất một số ngón. Như đoán được sự tò mò của tôi khi nhìn vào những ngón tay bị mất ấy, anh Hậu giải thích: “Một lần ép mía, cả bàn tay bị dính vào máy...”

Nhắc đến những ngón tay, chợt anh nhớ lại hồi ở cô nhi viện, anh nấu bếp nên tay hay bị dính nhọ, rồi... chùi vào ống quần. Dần như thành một cái tật, nhiều hôm cái quần cộc của anh loang lổ những dấu đen. Cả tu viện không ai để ý, ngoài sơ Bảy. Từ đó, sơ Bảy thường theo dõi những lần anh nấu bếp và cứ mỗi lần chùi thì sơ “tặng” cho một roi để nhớ. Sơ còn bảo, bàn tay đẹp thế, không nên bắt nó phải làm một việc không đẹp. Chẳng bao lâu sau, anh bỏ được cái “tật” đó.

Một thời gian, sơ Bảy phải rời cô nhi viện. Ngày gặp lại anh Hậu bà đã bật khóc khi nhìn vào bàn tay của đứa trẻ mà bà rất yêu thương năm nào...

Hậu bảo rằng, một ngày nào đó anh sẽ viết hồi ký về cuộc đời mình. Anh đang cố chắp nối những mảnh ký ức thành xâu chuỗi, nhưng có những lúc gián đoạn, có những khoảng hẫng hụt. Phải bắt đầu như thế nào anh cũng không biết nữa...

Bắt đầu từ tuổi thơ? Anh không biết đến đến bố. Anh là con cả, phía sau còn hai đứa em. Vào một buổi sáng mẹ đưa ba anh em vào một cô nhi viện ở An Giang. Mẹ bảo: “Mẹ gởi con cho các sơ để con được học hành. Tuần tới mẹ lại lên thăm”. Nói rồi mẹ đưa hai em về. Nhưng cũng từ đó, anh không còn gặp lại mẹ và em nữa. Anh lớn lên trong cô nhi viện.

Và từ đấy, số phận anh đã hồn nhiên gắn bó với cái cô nhi viện ở An Giang đến năm 1970, sơ Toàn (Mẹ Bề trên) lên khai phá khu đất Thiên Bình để lập cô nhi viện. Hậu là một đứa trẻ đầu tiên có mặt ở Cô nhi viện Thiên Bình từ ngày ấy...

Lặng lẽ một hình ảnh trong quãng đời của Hậu là sơ Bảy. Những năm đầu ở cô nhi viện, sơ Bảy chỉ là khách hảo tâm quen thuộc làm công việc thiện nguyện. Mấy năm sau thì sơ Bảy gắn đời mình với những đứa trẻ có cuộc đời kém phần may mắn như Hậu...

Trong những dòng hồi ký mà Hậu sẽ viết, chắc chắn sẽ đậm đà những dòng kính yêu tháng ngày bên sơ Bảy. Nhưng chính Hậu cũng không biết sơ Bảy đến từ đâu và cuộc đời của sơ Bảy thế nào. Hậu chỉ nghe đâu đó, sơ là con của một gia đình quyền thế trong dòng tộc hoàng gia Thái Lan... Đời sơ Bảy khép kín trong tu viện. Sơ chỉ chia sẻ tấm lòng nhân ái của mình cho những mảnh đời bất hạnh, còn những nỗi niềm riêng sơ giữ kín trong lòng...

Cô nhi viện Thiên bình một ngày trong trẻo. Những tiếng trẻ nhỏ khóc cười làm dịu thêm cái không khí ở nơi này. Thuyết phục đến bao nhiêu thì “dì Hai” - một sơ thường trực ở phòng khách cũng kiên quyết không cho chúng tôi gặp dì Bảy. Bà đưa ra lý do: dì Bảy bệnh nặng, nên việc gặp người lạ là một điều tối kị; những nữ tu không muốn xuất hiện trên báo chí...

Loanh quanh ở cô nhi viện thăm các em, chúng tôi gặp một người phụ nữ đã luống tuổi với bước đi chầm chậm. Bà nhăn nhó đưa tay nâng trán, như cố kìm lại một cơn đau đang nhói lên trong cơ thể. Bà ân cần hỏi chúng tôi từ đâu tới. Và bà giới thiệu, bà chính là sơ Bảy...

Dù sức khỏe không được tốt nhưng sơ vẫn lịch sự tiếp khách. Bà cũng không ngần ngại trả lời những gì chúng tôi hỏi. Dĩ nhiên, sự mở đầu vẫn là cái lý do sơ rời đất nước Thái Lan đến Việt Nam...

Năm 1963, sơ Bảy đến Việt Nam để học tiếng Pháp. Cha bà muốn bà sang nước Pháp để học, nhưng bà lại chọn Việt Nam. Tại sao ư? Tại vì sơ mang trong mình dòng máu Việt từ bà ngoại, và cũng tại vì ở Việt Nam có rất nhiều thầy giáo dạy tiếng Pháp còn lại từ những năm đất nước bị thực dân Pháp đô hộ...

Ngay từ bé, sơ Bảy đã mơ ước được giúp đỡ những người nghèo. Học hết phổ thông, đủ điểm để được tuyển thẳng vào đại học, bà chọn ngành y. Lựa chọn ấy cũng từ mong ước được chữa bệnh cho dân nghèo. Những năm sinh viên, bà đã dành tất cả thời gian vào việc học để trở thành một bác sỹ giỏi...

Tốt nghiệp được hai tháng, bà sang Việt Nam, vừa làm vừa học. Thời gian này bà công tác ở một bệnh viện tại Sóc Trăng. Ngoài thời gian làm việc, bà học tiếng Pháp. Người dạy tiếng Pháp cho bà khi đó, không ai khác chính là sơ Bề trên hiện nay...

Thời gian đầu bà cũng chỉ nghĩ, Việt Nam chỉ là một chặng hành trình của việc làm thiện nguyện và học tiếng Pháp, rồi bà sẽ lại đi đến những nơi khác nữa. Nhưng rồi một buổi tối, bà nghe tiếng khóc của trẻ sơ sinh ở bên ngoài cổng bệnh viện. Cố lấy bình tĩnh, bà đến gần đứa bé. Trước mắt bà là một hài nhi đang giãy giụa trong bóng tối. Bế đứa bé lên, bà chợt giật mình vì cái lạnh đang lấn dần lên một sinh linh bé nhỏ...

Đứa bé được chuyển đến cô nhi viện. Mọi người cảm thấy rất bình thường, còn riêng bà vẫn chưa hết bàng hoàng vì cảnh tượng đó. Bà ngạc nhiên hơn khi sơ Bề trên bảo rằng, chuyện những đứa trẻ bị bỏ rơi ngoài bệnh viện hay các tu viện là... chuyện thường.

Một tiếng khóc hoang. Thêm một tiếng khóc. Lại một tiếng khóc nữa... Hai năm làm việc ở bệnh viện, bà đã quen với cái cảm giác đi gom những đứa trẻ. Những đứa trẻ như vậy cần thêm tình thương, cần sự cứu giúp. Một người không đủ thì hai người, ba người hoặc một nhóm người. Bà muốn mình trở thành cánh tay nâng đỡ cho những đứa trẻ tội nghiệp. Thế là bà quyết định ở lại...

Bà gửi thư về cho gia đình, nói rất rõ về việc bà quyết định ở lại Việt Nam và xin phép gia đình chấp thuận. Bà không ghi rõ địa chỉ nơi bà ẩn tu, bà chỉ viết rằng, khi bà chọn con đường này có nghĩa là sẽ biệt lập hẳn với cuộc sống gia đình. Và từ đó, bà sẽ là một người dân bình thường chứ không còn là một công nương trong đại gia đình dòng dõi hoàng gia nữa...

Khi quyết định, bà cũng đã quen với cuộc sống trong cô nhi viện. Những người trong tu viện gọi bà bằng một cái tên thân mật “dì Bảy”. “Dì Bảy”, cũng có tên, có họ Việt Nam đàng hoàng - Nguyễn Thị Bảy. Bà thích cái tên đó. Cũng như bao năm, bao nhiêu người đến cô nhi viện cũng chỉ biết đến một “dì Bảy” rất Việt Nam nhưng chắng ai biết phía sau một tấm lòng, một con người là cả một câu chuyện khá bí ẩn...

Năm 1970, bà chuyển lên cô nhi viện Thiên Bình. Ngoài công việc nuôi, chăm những đứa trẻ mồ côi, những người già neo đơn không nơi nương tựa, bà còn là một bác sĩ tận tình.

Những năm ấy, cô nhi viện chỉ có khoảng 15 đứa trẻ, hết thảy là nam. Hậu nằm trong số đó. Trong một chẳng đường dài của số phận, có người đã chết vì bom đạn chiến tranh, có người định cư ở nước ngoài, cũng có người đến khi trưởng thành, lập gia đình rồi chuyển ra ngoài sinh sống. Những người đó bây giờ đều đã trên 40 tuổi.

Giờ nhớ lại, Hậu thầm cảm ơn cuộc đời đã cho Hậu gặp được “dì Bảy”. Hồi nhỏ, anh hay ốm vặt. Đã có những đêm tỉnh giấc sau một trận sốt, Hậu lờ mờ thấy, khi thì dì ngồi đó cầu nguyện, khi thì đang chuẩn bị thay cái khăn ướt trên trán... Anh bảo rằng, chính dì đã cho anh hơi ấm của một người mẹ, cái mà anh đã từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ có được nữa khi anh lên 5 tuổi...

Trước khi giải phóng miền Nam 2 ngày, dì Bảy trở về Thái Lan. Lúc này Hậu mới biết dì không phải là... người Việt. Anh cảm thấy như một lần nữa trong đời mình xa mẹ. Trong lời nguyện cầu hằng đêm, anh chỉ mong có ngày dì Bảy sẽ trở lại...

Ngay cả bây giờ Hậu cũng không biết được sau khi rời Việt Nam dì Bảy đã sống và làm gì ở Thái Lan. Anh không hỏi. Dì cũng chẳng bao giờ nói. Mấy chục năm trôi qua, không riêng gì với Hậu, dì Bảy vẫn là một ẩn số với rất nhiều người trong cô nhi viện này...

Khi rời Việt Nam, bà đã khóc rất nhiều. Bà thương cho những đứa trẻ, không biết chúng sẽ ra sao trong chiến tranh, bom đạn... Bà sợ rồi đây không biết khi nào bà quay trở lại cùng những gương mặt đã ẩn hình trong những lời kinh đêm suốt bao năm nơi tu viện này...

Về Thái Lan, bà vẫn là tu sĩ. Sự “dứt tơ duyên” với đời thực vẫn như xưa. Bà ít liên hệ với gia đình. Thời gian này, bà xin làm việc ở một bệnh viện ở Băng cốc, khoa mổ cấp cứu. Ngày bà đến bệnh viện làm việc và nghỉ lại ở một căn phòng nhỏ dành cho nhân viên của bệnh viện, tối bà lại đến một tu viện gần đó để cầu nguyện. Có được bao nhiêu tiền lương bà đều dành trọn cho công việc thiện nguyện...

Thi thoảng, bà có ghé về thăm mẹ, vội vàng một lúc lại ra đi. Lúc bấy giờ mẹ bà đã ngoài 60 tuổi, dù rất thương con gái nhưng mẹ vẫn tôn trọng quyết định của con.

Trong lần đi giúp đỡ người nghèo ở một hòn đảo, bà có gặp một người quen cũ ở Sài Gòn ngày trước. Bà đã khóc khi người quen đó cung cấp những thông tin về Cô nhi viện Thiên Bình: Hậu vẫn còn, sơ Bề trên vẫn còn và Cô nhi viện Thiên Bình vẫn còn. Nhưng đa số những đứa trẻ được bà nuôi dưỡng năm xưa đều đã lập gia đình.

Bà nhớ lại: “Lúc đó tim tôi đập loạn cả lên, tay chân cứ bủn rủn. Vậy là một tia hy vọng cho ngày gặp lại những người thân thương trong cô nhi viện ở Việt Nam vẫn còn”.

Một thời gian ngắn sau, bà sang Việt Nam tiếp tục làm từ thiện tại các cô nhi viện. Gần 20 năm xa cách nhưng mọi người vẫn nhận ra bà. Hậu lúc này đã chuyển ra ngoài, biết tin bà trở lại anh vội vàng về tu viện. Anh không tin nổi vào mắt mình nữa. “Vậy là dì đã trở lại. Dì trở lại thật rồi...”.

Những năm ấy tu viện như rộng ra vì vắng hẳn tiếng khóc cười của trẻ nhỏ, cô nhi viện tiêu điều lắm. Những khu vườn rộng, cỏ nhiều hơn cây. Nhà nguyện cũ hoang tàn. Những ám ảnh về các sinh linh bị bỏ rơi trước cửa tu viện ít diễn ra như trước...

“Em sẽ trở lại đây để cùng chung tay với chị. Chắc chắn em sẽ trở lại”- bà đã nói thế với sơ Bề trên. Và bà đã trở lại thật. Công việc đầu tiên là bà bàn với sơ Bề trên kêu gọi những người năm trước quay về cùng chung tay xây dựng cô nhi viện. Hậu và một số anh em cùng cảnh trong cô nhi viện năm xưa đã trở lại đoàn viên.

Với một số tiền nhất định, cô nhi viện mở một trại nuôi heo. Bà nghĩ ra cách về Thái Lan mua những cây giống sang Việt Nam ươm để bán. Thời gian này, những giống cây như xoài Thái Lan, sầu riêng hạt lép, chôm chôm nhãn, măng cụt Thái Lan thực sự “gây sốt” ở cô nhi viện này. Một bộ phận khác trong cô nhi viện chuyên làm bánh để bán...

Từ những dãy nhà cũ kỹ, tiêu điều, thời gian sau cô nhi viện như hồi sinh trở lại. Những đứa trẻ côi cút, những người thiểu năng, những ông già, bà lão cô đơn được đón về trong vòng tay nhân ái. Đến bây giờ, con số những trẻ mồ côi, người cô đơn ở đây là 135 (34 người thiểu năng, 31 người già neo đơn, còn lại là trẻ mồ côi, cơ nhỡ).

Dì Bảy không dấu “gốc tích” của mình. Tên Thái Lan của bà là Sumalee. Bà nội bà là con của một vị vua Thái Lan trước đây. Gia đình có 11 người con (4 anh trai, 2 chị và 4 em). Tất cả đều thành đạt và có chức có quyền ở Thái Lan. Chỉ có điều khi mặc áo dòng, bà không muốn kể nhiều về gia đình.

Từ nhỏ, bà đi học nội trú. Rồi ra trường, sang Việt Nam sinh sống, đi tu, nên tất cả những thông tin với gia đình bên nội của bà đã bị gián đoạn. Bố bà đã mất từ ngày bà về Thái Lan. Còn mẹ bà, những năm sau này khi bà trở lại Việt Nam mẹ bà có hay sang thăm và làm thiện nguyện ở cô nhi viện này cùng con gái. Nhưng năm 1994, mẹ bà cũng đã qua đời...

Dù chỉ ở Việt Nam với tấm giấy đăng ký tạm trú nhưng nguyện vọng của bà sẽ ở lại đây cho đến hết đời vì những mảnh đời bất hạnh. Hiện tại sức khỏe của bà rất yếu: từng phải phẫu thuật cắt khối u ác tính trong ruột; gan bị xơ; máu lên não không đều. Những chứng bệnh này ngày càng hành hạ sức khỏe và bà đã đọc kinh cầu nguyện hằng ngày để quên đi những cơn đau...

Chúng tôi biết, có rất nhiều bí mật nhưng bà không muốn kể. Bí mật như cái bản di chúc bà đã soạn sẵn, chỉ tiết lộ một thông tin nho nhỏ: tất cả những tài sản một đời bà có được sẽ dành hết cho những con người tội nghiệp trong Cô nhi viện Thiên Bình này...

Nguyên Vũ - Thuận Thiên
(Theo An Ninh Thế Giới số 681)
Nguồn: thanhnhacngaynay.vn

_________________
Totus Tuus ego sum
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 11.12.2010    Tiêu đề: re: Má»™t công nÆ°Æ¡ng Thái Lan trở thành nữ tu tạ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xem bài cùng nội dung (có hình ảnh)
đăng trên giaophanvinh.net ngày 18.09.2007
http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=v iewst&sid=579
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> GÆ°Æ¡ng chứng nhân


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn không được phép download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net