GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 055382495
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - NGHI THỨC THỐNG HỐI TRONG SÁCH LỄ ROMA

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 03.11.2008    Tiêu đề: NGHI THỨC THỐNG HỐI TRONG SÁCH LỄ ROMA Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính Quý Cha, Quý Vị
Chúng tôi, những người làm công tác Thánh nhạc, ngày ngày phục vụ trong Ca đoàn, gặp phải chuyện không đáng gặp, lủng cũng, lỡ làng, u uất, đã nhiều lần đặt vấn đề với Ban Thánh Nhạc nhiều Giáo phận, nhưng vẫn không thống nhất. Nay xin Quý Cha, Quý Vị chỉ dạy :
Trong Sách Lễ Roma, từ quyển ấn bản mẫu lần I. lần II và ấn bản mẫu lần III hiện tại đều có 3 "Công thức thống hối"
- Công thức thứ nhất = Tôi thú nhận cùng anh chị em...
Luật chữ "đỏ" ghi : Tiếp đến là Kinh Thương Xót, nếu trước đó không đọc trong công thức thống hối.
- Công thức thứ hai = Lạy Chúa, xin thương xót chúng con - Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa...
- Công thức thứ ba = Lạy Chúa, Chúa đã được sai đến để...
Xin cho biết : Công thức nào đọc ngay Kinh Vinh Danh mà không đọc Kinh Thương Xót.
Xin cám ơn Quý Cha, Quý Vị.
Xin Chúa chúc lành tất cả...
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
revphuyen
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 07/11/2008
Bài gửi: 3
Số lần cám ơn: 12
Được cám ơn 3 lần trong 3 bài viết

gửi email
Bài gửigửi: 07.11.2008    Tiêu đề: Về Nghi thức thống hối và Kinh ThÆ°Æ¡ng Xót trong Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin chào Đặng tiên sinh,

Câu hỏi mà bác đặt ra cũng là thắc mắc của nhiều người, nhưng vì không hẳn là một vấn đề "lớn", "trầm trọng" nên cũng ít có lời giải đáp rành rẽ và thấu đáo.

Dù sao, đây cũng là một vấn đề liên quan tới chữ đỏ nên cũng cần phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng kẻo lại "gặp phải chuyện không đáng gặp, lủng cũng, lỡ làng, u uất..." như bác đã cảm nhận.

Chúng ta cùng khảo sát:

Tại Việt Nam, đến nay đã có ba bản dịch Việt ngữ được sử dụng trong Thánh lễ, ba bản dịch này đều dựa trên ba bản Latinh mẫu của Toà Thánh:

Bản dịch 1971 dựa trên bản mẫu Latinh 1970, do Đức cha Giuse Phạm văn Thiên, Chủ tịch Ủy Ban Phụng tự cho phép imprimatur ngày 18 tháng 2 năm 1971;

Bản dịch 1993 dựa trên bản mẫu Latinh 1975, do Đức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam và Đức cha Batôlômêô Nguyễn sơn Lâm, chủ tịch Ủy Ban Phụng tự (UBPT) công bố ngày 11 tháng 2 năm 1993, và quyết định áp dụng bản dịch này kể từ ngày Thứ Tư lễ Tro 24 tháng 2 năm 1991, nhưng chưa cho phép sử dụng phần thường lễ của giáo dân theo bản dịch mới này, phần thường lễ vẫn dùng theo bản dịch cũ (tức bản dịch 1971).

Bản dịch hiện nay (2005) dựa trên bản mẫu Latinh 2000, và cũng chỉ là một phần của Sách lễ Rôma Latinh 2000; nhưng đây lại là phần quan trọng nhất, phần “Nghi thức thánh lễ - Ordo Missae” đã được HĐGM chấp thuận ngày 29 tháng 09 năm 2004, được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10 tháng 05 năm 2005 và được Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hoà, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục công bố hiệu lực ngày 09 tháng 09 năm 2005.

Riêng về Nghi thức thống hối: Trước đây hai mẫu thống hối tuỳ chọn được đặt trong phần phụ lục của nghi thức thánh lễ, nhưng nay cả ba mẫu Nghi thức thống hối được đặt chung trong phần thống hối đầu lễ để linh mục dễ dàng sử dụng. Như sau:

1. Mẫu thứ nhất gồm:

a. lời mời gọi (ACE, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi...)
b. kinh "Cáo mình" (Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng...)
c. lời tha tội (Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội...)

2. Mẫu thứ hai gồm:

a. lời mời gọi (ACE, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi...)
b. các lời đối đáp giữa Chủ tế và Cộng đoàn:
+ LM: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con
- CĐ: Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa
+ LM: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con
- CĐ: Và ban ơn cứu độ cho chúng con
c. lời tha tội (Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội...)

3. Mẫu thứ ba gồm:

a. lời mời gọi (ACE, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi...)
b. các lời đối đáp giữa Chủ tế và Cộng đoàn:
+ LM: Lạy Chúa, Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn thống hối: Xin Chúa thương xót chúng con
- CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con
+ LM: Lạy Chúa Kitô, Chúa đã đến kêu gọi những người tội lỗi: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
- CĐ: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
+ LM: Lạy Chúa, Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng con: Xin Chúa thương xót chúng con
- CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con
c. lời tha tội (Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội...)

Rổi tiếp theo đó, chữ đỏ hướng dẫn: "Tiếp đến là kinh Xin Chúa Thương Xót, nếu trước đó không đọc trong công thức thống hối.

Kinh Thương Xót đọc trong công thức thống hối chỉ có đầy đủ và đúng ý nghĩa trong Mẫu thứ ba (như đã đánh dấu đỏ). Mẫu thứ nhất đương nhiên là không rồi. Mẫu thứ hai tuy có "Lạy Chúa, xin thương xót...", nhưng không phải Kinh Thương Xót xét theo từ ngữ và ý hướng.

KẾT LUẬN

- Nếu dùng Mẫu thứ nhất hoặc thứ hai trong Nghi thức thống hối thì đọc hoặc hát kinh "Xin Chúa Thương Xót" tiếp theo sau;

- Nếu dùng Mẫu thứ ba trong Nghi thức thống hối thì không đọc cũng như không hát kinh "Xin Chúa Thương Xót" tiếp theo sau, mà bắt ngay vào Kinh Vinh Danh.

------------------------------------------------------------ -----
BC: Trên đây chỉ là ý kiến của riêng tôi, trao đổi với bác và những người quan tâm. Nếu có gì chưa đồng ý, xin hãy trao đổi thêm.

Thân kính,
Lm. Phú Yên
------------------
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email
quangluat
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 10/01/2008
Bài gửi: 47
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 4 lần trong 4 bài viết

Bài gửigửi: 08.11.2008    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính Cha Phu Yen, Quý vị!
Chúng con, Nhạc sĩ, Ca trưởng và một ít Giáo dân Ban Hành giáo rất hạnh phúc được đọc bài nói về “Công Thức Thống Hối” trong sách lễ trên trang Web nầy. Chúng con vui mừng một lần nữa được thêm Linh Mục hướng dẫn cách thi hành luật chữ đỏ về Công Thức Thống Hối, mà theo cách hướng dẫn nầy chúng con đã thực thi thời gian qua. Vấn đề tuy nhẹ nhàng không quá quan trọng nhưng gần như không lúc nào chúng con ngưng cãi cọ, tranh luận. Xin kể chuyện vui như sau :
Được thuận lợi ở Thành phố, nhiều Nhà thờ san sát nhau, các anh chị em chúng con rất thường xuyên gặp nhau rồi la cà, tán gẫu danh từ bình dân gọi là “đấu láo”, hết chuyện bên Tây bên Tầu, chuyện thằng A mặc quần rách…lần nào cũng như lần nào, hết chuyện trên trời dưới đất lại xoay về thánh nhạc, và…
- Bọn mình ê cả mặt!
- Chuyện gì?
- Bọn nầy hát Kinh Vinh Danh thì Chủ tế kê miệng vào Micro lớn giọng hát Kinh Thương Xót.
- Bỏ đi Tám!
- Cha nào vậy?
- Ai nào biết, Cha khách, nghe nói Ông thuộc giáo phận Bà Rịa.
- Bạn kể rỏ cho mọi người nghe.
- Cha nầy từ câu đầu “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” Ngài hát tất tần tật. Đến phần nghi thức thống hối mình nghe Ngài hát bài nầy : “ - Lạy Chúa, xin thương xót chúng con – Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa - Lạy Chúa, xin tỏ lòng…”
- Đó là công thức thống hối thứ hai mà.
- Đúng vậy.
- Bọn mình vẫn hát tiếp theo là Kinh Vinh Danh có sai đâu?
- Ta nói bỏ đi, không cãi nữa, vì mình đã từng nghe Cha Quỳnh Chánh xứ Chu Hải, Trưởng Ban Thánh Nhạc Gp Bà rịa nói : Cha Minh Thánh nhạc có dạy “chỉ có Công thức Thống HốI thứ ba “ Lạy Chúa, Chúa đã được sai đến để cứu chữa…” là đọc Kinh Vinh Danh, 2 công thức còn lại kia thì đọc Kinh Thương Xót”. Ca Đoàn bồ bị “hố” là phải.
- Thế làm sao biết đích xác thế nào là đúng?
- Nầy! mình nói các bạn nghe, các Bạn biết Cha Thụ giáo sư môn phụng vụ Đại Chủng Viện Saigon không? Cha dạy các Thầy rằng : Chỉ có công thức “ Tôi thú nhận cùng…” là đọc Kinh Thương Xót, hai công thức thống kia là đọc Kinh Vinh Danh.
- Đúng! đúng, (phát biểu của Anh bạn nhạc sĩ Việt kiều Mỹ) Ca đoàn mình thi hành như vậy mà.
(Bầu khí ồn ào một lúc, có người gằn giọng nói) :
- Cãi cọ làm gì, mọi người tôn trọng thực thi luật chữ đỏ trong Lễ Qui là đúng nhất…??? không riêng Giáo Hội Việt Nam mà Giáo Hội toàn cầu phải thi hành.

Vậy thế nà, thế lào?
Trân trọng kính chào Cha cùng Quý Vị.

Thay mặt các bạn,
NGUYỄN QUANG LUẬT


-

_________________
Ca Trưởng, Giáo Lý Viên
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 09.11.2008    Tiêu đề: re: NGHI THỨC THỐNG HỐI TRONG SÁCH LỄ ROMA Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Con kính chào Cha Phu Yên,

Thưa Cha, con lấy làm cảm động trong đa đoan công tác Mục vụ, Cha đã dành thì giờ giải đáp vấn nạn của con, nơi đây con xin Cha nhận lòng biết ơn của con.
Con dùng từ : “u uất” trong vấn đề do nơi này nơi kia chỉ đạo mà không có sự thống nhất. Con đã thực thi tinh thần “VÂNG LỜI” tuyệt đối, Cha Xứ nói gì “nghe, làm theo”,
những tưởng như thế là đủ, nhưng con bị quê nhiều lần khi được mời “đệm đàn” thánh ca phụng vụ thánh lễ trọng đặc biệt của giáo xứ khách, khi thì dạo đàn để hát Kinh Vinh Danh thì Chủ tế hát Kinh Thương Xót, khi dạo đàn Kinh Thương Xót thì Chủ tế hát Kinh Vinh Danh...!!! hằng trăm cập mắt từ những ghế trên quay lại nhìn, tâm trạng con dở khóc dở cười, nếu độn thổ được con cũng biến luôn, mà nào đâu phải lỗi ở con!

Nhớ lại thời còn dùng tiếng Latin dâng Thánh lễ, Chủ tế đọc Công Thức Thống Hối nào mình đâu có biết, kể cả môi Ngài mấp mái mình cũng không thấy vì thời đó Chủ tế quây lưng về phía giáo dân, Ban Hát cứ thoải mái yên tâm hát “Kýrie, eléison” rồi dạo đàn “Gíoria in excélsis Deo” năm này qua năm khác cứ thực thi như thế.

Thực tế, từ sau năm 1971, nghĩa là có sách lễ tiếng Việt rồi, có nhiều Linh mục cả đời chỉ dùng một nghi thức thống hối “Tôi thú nhận cùng Anh Chị Em…” Ca đoàn và giáo dân không được tiếp xúc 2 công thức thống hối kia.
Về luật chữ đỏ Sách lễ Rôma ghi “Tiếp đến là kinh Xin Chúa Thương Xót, nếu trước đó không đọc trong công thức thống hối”. Câu nầy cho phép hiểu “Tiếp theo đọc kinh VINH DANH bởi Chủ tế dùng Công Thức Thống Hối”. Vấn đề đặc ra là “Công Thức Thống Hối” ra sao?

- Với quyển Sách Lễ Rôma Ấn Bản Mẫu Lần Thứ Nhất, Ủy Ban Giám Mục về Phụng Vụ do Giám mục Joseph Phạm Văn Thiên Imprimatur xuất bản năm 1971 được các Giáo phận triệt để thi hành. Nghi thức thống hối sau bài “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng…” mục 4, trang 446 ghi : Tiếp đến là kinh “Xin Chúa Thương Xót” nếu trước đó không đọc trong công thức thống hối. Công Thức Thống Hối quyển sách này được “in riêng” trong phần PHỤ LỤC, trang 547-548 gồm. thứ nhất : Anh Chị Em……Lạy Chúa, xin Thiên xót chúng tôi – Vì chúng tôi đã xúc phạm đến Chúa - … Đây là Công Thức Thống Hối 1.
- Thứ hai : Anh Chị Em… Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn thống hối : Xin Chúa thương xót
chúng tôi – Xin Chúa thương xót chúng tôi…
Đây là Công Thức Thống Hối 2. Như vậy quyển Sách Lễ này qui định có 2 Công Thức Thống Hối.

- Với quyển Sách Lễ Rôma Ấn Bản Mẫu Lần Thứ Hai, Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Dồng Giám Mục Việt Nam, không có Imprimatur, xuất bản năm 1992, một số Giáo phận không thi hành. Nghi thức thống hối sau bài “Tôi thú nhận cùng Anh Chị Em…” mục 4 trang 422 ghi : Tiếp đến là kinh Xin Chúa Thương Xót, nếu trước đó không đọc trong công thức sám hối. Công Thức Thống Hối trong quyển sách này cũng được “in riêng” trong phần PHỤ LỤC, trang 566-567-568, về câu văn giống như quyển 1, có thay đổi một ít từ, rõ nét ; “tôi” thành “con”, thống” thành “sám” và minh định có 2 công thức sám hối.

- Với quyển Sách Lễ Rôma Ấn Bản Mẫu Lần Thứ Ba, Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam do Giám Mục Phêrô Trần Đình Tứ Imprimatur, và Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa giám mục Nha Trang, Chủ Tich Hội Đồng Giám Mục ký Thông Cáo thi hành ngày 9-9-2005, quyển sách nhiều ồn ào về tín lý. Về nghi thức thống hối từ trang 12, 13, 14 in luôn tuồng không phân biệt bản văn nào là Công Thức Thống Hối riêng.

Lời bàn :
a)- Hành động thống hối dùng công thức : “ …. Lạy Chúa, Chúa đã được sai đến để cứu chữa….” để rồi tiếp theo đọc Kinh Vinh Danh, 2 công thức còn lại tiếp theo là đọc Kinh Xin Chúa Thương Xót. Việc đúng sai có Chủ Tịch Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục quyết định. Nếu suy diễn vì công thức nầy bản văn có những câu giống như Kinh Thương Xót thì theo đó đọc tiếp là Kinh Vinh Danh là phải đạo, mới nghe ra thì cũng có lý, Nhưng tại sao sau nghi thức Rẫy Nước Thánh không có câu nào “Xin Chúa Thương Xót…Xin Chúa Ki-tô Thương Xót…” tiếp theo luật chữ đỏ ghi là đọc Kinh Vinh Danh?

b) Rành rành có 2 công thức thống hối mà luật chữ đỏ buộc thi hành, cớ sao chỉ thi hành có 1 công thức?

Kính thưa Cha, như trên con đã trình bày; Chúng con những người làm Thánh nhạc chủ trương “vâng lời” Cha dạy sao thì làm vậy. Chúng con không tranh luận với Quý Chức Thánh mà tìm kiếm học hỏi mở rộng kiến thức ngõ hầu việc Chúa ngày thêm tốt hơn. Và trong trường hợp phát biểu của con trong bài không đẹp lòng Cha, xin Cha thông cảm miễn chấp. Một lần nữa con xin cám ơn Cha. Kính dâng Cha lẵng hoa kèm theo đây :


Xin Thánh Đức Maria Mẹ Thiên Chúa cầu bầu Chúa ban nhiều Hồng ân cho Cha.-
Trân trọng kính chào Cha,
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net