GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 31
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 031
 Lượt tr.cập 055452484
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 23.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cứu...Gấp!

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Thánh Kinh, Giáo Lý
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hỏi đáp về Thánh Kinh, Giáo Lý 
Người đăng Thông điệp
hieu16
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 15/09/2008
Bài gửi: 375
Số lần cám ơn: 994
Được cám ơn 21 lần trong 21 bài viết

Bài gửigửi: 14.04.2009    Tiêu đề: Cứu...Gấp! Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin kính chào cả nhà!
Em đặt tiêu đề hơi quá nhưng em cũng cần gấp nên mới thế, mong quí các anh chị bỏ qua...

Trích dẫn:
"theo bạn, tôn giáo là gì ? Vai trò của tôn giáo trong cuộc sống của chúng ta?


Xin được câu trả lời đầy đủ!


Được sửa chữa bởi hieu16 ngày 03.03.2010, sửa lần 1
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 14.04.2009    Tiêu đề: re: Cứu...Gấp! Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chào hieu16!

Thực ra, đã có nhiều học giả cố tìm một định nghĩa có thể bao quát cả các tôn giáo hiện hữu khắp hoàn cầu, nhưng dĩ nhiên khó mà đạt được một quan niệm thỏa mãn mọi người. Có chăng cũng chỉ nêu được một số phương diện.

1. Theo từ ngữ

- Từ "tôn giáo" là từ Hán : từ "Tôn" trước hết là "tông", đời Vua Minh Mạng, húy kỵ, đọc là Tôn. Từ này do hai từ Miên và Thị ghép lại. Miên : mái nhà, Thị : do hai từ Thương viết theo lối cổ và Tam viết theo lối đứng. Vậy có nghĩa là trên gieo xuống ba cái là mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Gộp tất cả, chữ Tông có nghĩa là "nhà có bề trên xuống ơn cho". Khang Hy giải nghĩa : Tông là nhà để thờ Ông tổ thứ nhất. Hễ nói đến chữ Tông trước hết phải hiểu việc thờ phượng (Phạm ngôn tông giả, dĩ chủ tế sự). Sau hết Tông còn có nghĩa là gốc. Chữ Giáo cũng do ba chữ ghép lại : Hào, nghĩa là trên dưới giao cùng nhau ; chữ Tử, nghĩa là con, chữ Phục là gậy. Như vậy, tôn giáo có nghĩa là người trên dùng gậy để làm cho kẻ dưới (làm con) vâng theo.

Vậy "Tông giáo" : Lời dạy từ thần trên soi sáng, cũng như hằng cho mặt trời mặt trăng, ngôi sao đổ ánh sáng xuống đất (x. Lm. Thiện Cẩm, OP. Kitô giáo với các tôn giáo khác).

Như thế, quan niệm Á đông coi tôn giáo là mối tương quan giữa con người và thần linh, Thượng đế...

Tôn giáo cũng thường gọi là Đạo, đường đi, tức là nguyên tắc thiết yếu của con người (Đạo : ghép bởi Thủ là đầu và Nước là bước đi).

Hai từ này dịch từ Religio, Lactance giải thích : Religio bởi Religare : nối lại, buộc lại : Tôn giáo như sợi dây thảo hiếu nối buộc con người với Thượng đế.

Cicéron : Religio bởi Relegere : đọc lại, suy niệm... điều liên hệ với Thượng đế.

Thánh Augustino đã đồng ý với Lactance. Nhưng ngài còn cho Religio bởi động từ Religere nghĩa là chọn lại... tôn giáo là sự chọn lại Thiên Chúa, Đấng mà ta đã bỏ mất vì phạm tội.

Thánh Tôma thâu nhận tất cả ý kiến trên, khi Ngài viết : "Dù tôn giáo được quan niệm như là sự suy niệm, mặc tưởng, hoặc như việc chọn lại cái mình đã mất vì thờ ơ, hoặc như việc nối lại, tôn giáo đều nói lên một trật tự hướng về Thiên Chúa ; chính Ngài là Đấng chúng ta phải tự nối kết lại, như là nguyên lí bất khả khuyết, là Đấng chúng ta phải chọn lựa như là cứu cánh tối hậu, là Đấng vì tội lỗi ta đã bỏ mất, thì bây giờ phải tìm lại cho được bằng niềm tin..." (Tổng luận thần học IIa IIae q.81, Q,1).

2. Theo ná»™i dung

Tôn giáo là một thực tại đa diện và phức tạp. Ngày nay, khoa học về tôn giáo phân ra nhiều ngành... nên có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau, tùy cách nhìn.

Đây là một số định nghĩa về tôn giáo được quan tâm nhiều thời nay :

Linh mục Léonce Grandmaison : "Tôn giáo là một tổng hợp những tín ngưỡng, tình cảm, quy luật và lễ nghi thuộc phạm vi cá nhân hay đoàn thể, hướng về một quyền lực mà người ta coi là tối cao, do đó con người lệ thuộc và có sự giao tiếp nhân vị với quyền lực ấy... Nói vắn hơn : tôn giáo là một cuộc đàm thoại giữa con người cá nhân và xã hội với Đấng Tối Cao của họ" (Christus, Paris 1944).

Linh mục W. Schmidt : "Theo chủ quan, tôn giáo là ý niệm và tình cảm lệ thuộc vào một hoặc nhiều quyền năng có bản vị Siêu việt mà người ta chủ ý liên lạc với. Theo khách quan, tôn giáo là một tổng hợp những tác động ngoại tại, nhờ đó mà tôn giáo chủ quan được diễn tả và biểu lộ, trong việc cầu nguyện, tế tự, bí tích, Phụng vụ, khổ chế và giới luật luân lí..." (Origène et évolution de la Religion, 1937).

Hai định nghĩa trên đặc biệt chú ý đến "Đấng Thượng đế, một hay nhiều quyền năng có bản vị... để con người giao tiếp" quan niệm này bị phê phán gắt gao, vì thật ra trên thế giới có những tôn giáo không có ý niệm về "Thượng đế" hoặc thần thánh (quyền lực có bản vị), hoặc chỉ đóng vai rất phụ thuộc.

Durkheim muốn đưa ra một định nghĩa bao quát hơn, đã đưa ra một yếu tố mới thay thế "Đấng Thượng đế" hoặc "quyền năng có bản vị". Đó là quan niệm linh thánh (thánh thiêng, Sacré). Theo ông, thế giới được phân ra hai khu vực đối lập : thánh thiêng và phàm tục (profane). Tôn giáo thuộc phạm vi thiêng thánh. Ông định nghĩa : "Tôn giáo là một hệ thống liên đới gồm những tín ngưỡng và thực hành liên đới tới những sự vật thánh thiêng, nghĩa là cách biệt, cấm kỵ ; những tín ngưỡng và thực hành kia liên kết tất cả tín đồ thành một cộng đồng luân lí mệnh danh là Giáo Hội" (Les formes éléments de la vie religieuse). Nhiều người phê phán ông quá nghiêng về yếu tố xã hội, vì không cần phải "liên kết... giáo hội" mới là tôn giáo.

Linh mục K. Rahner cũng ngả theo quan niệm thiêng thánh : "Tôn giáo được hiểu như tương quan giữa con người và vật thiêng thánh".

Nhiều người khác cũng ủng hộ quan niệm thiêng thánh, như Caillois, Vander Lecuw. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không đồng ý.

Giáo quyền vốn để cho tự do bàn cãi.

Theo Lm. Thiện Cẩm trong Kitô giáo với các tôn giáo khác : "Xét cho cùng, theo lối định nghĩa nào đi nữa, tôn giáo cũng là một ý hướng 'vượt lên trên, vượt xa hơn' thực tại có sẵn, để tìm tới một cái gì là lý tưởng cao đẹp nhất của con người, cái gì đó mà con người cho là giá trị tuyệt đối, là cứu cánh của hiện hữu". Tóm lại, tôn giáo là sự giải thoát. Hoặc nói như Linh mục Arialdo Bori : "Các tôn giáo chỉ là những cố gắng giải phóng".

Xuyên qua các giáo lý, luật sống cũng như các lễ nghi phụng tự, các tôn giáo đều nhằm giải đáp những vấn nạn luôn làm con người ưu tư khắc khoải :
- Con người chúng ta là gì ?
- Chúng ta từ đâu mà đến rồi sẽ đi về đâu ?
- Đâu là ý nghĩa và mục đích của đời người ?
- Tại sao con người phải đau khổ, phải chết ?
- Đâu là con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự ?
- Sự thiện, sự ác là gì ?
- Cuộc phán xét, thưởng phạt sau cái chết ra sao ?
...
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
tinhyeu1234
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 27/02/2010
Bài gửi: 6
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 7 lần trong 7 bài viết

Bài gửigửi: 03.03.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Thao sao lai tu internet chuc ban may man

Tôn giáo hay đạo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng (sacred) và trần tục (profane)[1]. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 03.03.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Để giúp Quản Lý hieu16 câu hỏi “Theo Bạn tôn giáo là gì, vai trò của tôn giáo trong cuộc sống chúng ta”, và ghi tựa đề là “Cứu…gấp”.
Yêu cầu này đã được Chuyên Viên LEVITAN phúc đáp với dạng bác học đầy đủ tính văn học cao, người đọc có trình độ học vấn được no đầy thêm kiến thức.
Thành viên Tinhyeu1234 đóng góp ý kiến với tính phổ thông mang đến cho người đọc sự tương quan bổ túc cho nhau cùng mục đích làm sáng tỏ vấn đề.

Quản lý hieu16 thân mến,
Xin thông cảm sự chậm trể góp ý của tôi do mạng Modem bị bao vây không vào Web Giáo Phận được, nhờ vượt tường lửa thì chỉ đọc mà không gởi bài được, nay gởi lên đây một ít “cảm nghĩ” về câu hỏi trên.

Trước hết xin hieu16 và quý Đọc giả đừng lên án tôi nói “ngang bướng” mà chỉ nhằm mục đích mang đến cho mọi tầng lớp bình dân tiếp nhận nhẹ nhàng dể hiểu theo dưới đây :
Trong âm nhạc có 3 loại khóa nhạc : khóa Sol, khóa Đô, khóa Fa. Câu hỏi bày ra 3 cái khóa chi vậy? Dân Chuyên Nghiệp trả lời theo sách vở “Mỗi cái khóa tích hợp cao độ cho tính năng của mỗi nhạc cụ”. Câu đáp này e các Ca Trưởng nhà ta không mấy Anh Chị hiểu do không am tường các loại đàn dây, các loại kèn hơi. Ca Trưởng đã vậy thì dân phàm phu tục chúng ta lại càng mờ mắt ù tai. Vậy! tại sao không trả lời rằng : “Vì âm thanh cao thấp có quá nhiều, mà các khuông nhạc chì có 5 hàng không ghi hết nốt, nên phát sinh thêm cái khuông nhạc khác và đặt tên khác”.
Theo đó, về câu hỏi “Theo Bạn tôn giáo là gì, vai trò của tôn giáo trong cuộc sống chúng ta” xin có vài cảm nghĩ :
Thứ nhất, nói về chữ “Tôn”, dân gian ta có :
- “Tôn” là đưa lên một địa vị cao quí.
- Tôn giáo, tôn huynh, tôn kính, tôn nghiêm, tôn sùng, tôn sư, tôn trọng, tôn vinh, suy tôn, vân vân. Như vậy có thể hiểu từ “Tôn” là một từ cao quý nhất đứng hàng đầu trong cách “nói” của người Việt Nam.

Thứ hai, nói về chữ “Giáo”, dân gian ta có :
- “Giáo” là vũ khí.
- Giáo án, giáo ca, giáo dân, giáo dục, giáo điều, giáo hóa, giáo hoàng, giáo hội, giáo huấn, giáo hữu, giáo khoa, giáo mác, giáo sĩ, giáo sư, giáo viên, giáo vụ, vân vân. Tất cả những từ này cho cái hiểu tổng quát là một “triết lý có bài bản (Sấm truyền) vững bền thực hiện bởi nhiều tài năng vượt trội hơn các triết lý khác.

Thứ ba, ghép 2 từ “Tôn và “Giáo” lại nghiệm ra :
“Là sự công nhận một sức mạnh Thần Thánh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ và tư tưởng, đến nỗi không có gì phá vở được.” khác với những “triết lý” do con người đưa ra chỉ được giải quyết trong thời gian nào đó rồi tự đào thải. Một trong các tôn giáo ấy là Công Giáo đã hơn 2000 ngàn năm vẫn tồn tại.

Thứ tư, Vai tró của tôn giáo.
Thế gian không có tôn giáo loài người không hơn loài vật bao nhiêu, bởi tôn giáo mang đến cho con người “sống ngay ở lành” ngay khi còn sống được nhiều lợi ích : - Con người bình đẳng, - Tự do, - Hạnh phúc.
Là Tín đồ, Giáo đồ của tôn giáo, họ tin có đời sống sau khi lìa đời sẽ được thưởng hay bị phạt càng tránh những diều bất công.-

Kinh chào hieu16 và quý Đọc già.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Thánh Kinh, Giáo Lý


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net