GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055380610
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 47 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: TRÁI TIM THIÊN CHÚA – TRÁI TIM CON NGƯỜI
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 6540

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 25.06.2016   Tiêu đề: TRÁI TIM THIÊN CHÚA – TRÁI TIM CON NGƯỜI
TRÁI TIM THIÊN CHÚA – TRÁI TIM CON NGƯỜI



Mạc khải của Cựu ước nói với chúng ta: Thiên Chúa có một trái tim! Ngôn sứ Hôsê đã quả quyết điều ấy. Thực ra, Thiên Chúa là Đấng vô hình, không có thể xác như chúng ta. Nói Ngài có một trái tim là cách diễn tả Thiên Chúa luôn quan tâm tới đời sống con người. Sự quan tâm ấy được thể hiện qua công trình sáng tạo và sự quan phòng của Ngài. Với thể loại văn chương “nhân cách hóa”, ngôn sứ Hôsê giới thiệu với chúng ta quả tim của Thiên Chúa cũng rung cảm, bồi hồi thổn thức, cũng đau buồn và ghen tỵ trước sự phản bội của con người.

Khi nói với chúng ta: Thiên Chúa có một trái tim, Kinh Thánh muốn diễn tả tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Cũng giống như khi gặp một người ngoại quốc nào đó rất yêu mến và tâm huyết với đất nước và con người Việt Nam, chúng ta nói: người này có trái tim Việt Nam. Trái tim là biểu tượng của tình yêu và lòng bao dung tha thứ. Trong suốt bề dày của lịch sử, lòng yêu thương của Chúa luôn thể hiện qua sự can thiệp của Ngài trong đời sống của Dân Chúa và đời sống cá nhân mỗi người. Con người đã nhiều lần phạm tội phản nghịch và bất tuân, nhưng Chúa không chấp tội lỗi của con người. Ngài sẵn lòng tha thứ nếu họ chân thành sám hối ăn năn. Bao dung nhân hậu là một trong những phẩm tính đặc biệt của Thiên Chúa.

Thánh Gioan là nhân chứng mắt thấy tai nghe về sự việc quân lính lấy đòng đâm thủng trái tim Chúa. Đối với tác giả Tin Mừng thứ bốn, mỗi chi tiết, mỗi sự việc đều có ý nghĩa giáo huấn và mang chiều kích thiêng liêng. Trái tim Chúa Giêsu đã mở ra, như một thế giới mới đã khởi đầu. Từ trái tim bị đâm thâu, nguồn ơn cứu độ tuôn trào như suối nguồn phong phú vô tận. Vương quốc tình yêu đã khai mở nhờ ơn Cứu độ của Chúa Giêsu. Từ trái tim rộng mở của Đấng Cứu thế, con người được tiến sâu vào đời sống huyền nhiệm của Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà chúng ta tôn vinh Thánh Tâm là “kho tàng tình yêu.” Nơi đây, con người có thể được thần hóa, được đón nhận sự sống mới, trở nên tạo vật mới tinh tuyền trong ân sủng của Đấng Cứu độ trần gian. Với việc trái tim bị đâm thâu, Thiên Chúa không còn ngoảnh mặt đi trước nỗi đau chồng chất của con người. Ngài như người cha luôn che chở dạy dỗ, như người mẹ luôn bao dung vỗ về, làm cho cuộc đời này ấm áp, hạnh phúc và bình an. Con người được đi sâu vào Trái Tim của Chúa, như một chỗ náu ẩn chắc chắn an toàn.

Nếu Thiên Chúa đối xử với chúng ta bằng trái tim, thì mỗi người chúng ta cũng cần đặt đời sống mình trên cái tâm. Trong xã hội Việt Nam hôm nay, tội ác gia tăng, bạo lực hoành hành, người ta lo sợ khi ra đường, mất niềm hy vọng trong tương lai. Vợ chồng, anh em bạn bè phản bội lừa lọc nhau. Lý do vì con người không sống với nhau bằng trái tim thực sự mà chỉ hời hợt bên ngoài. Con người ngày càng trở nên vô cảm trước nỗi đau của tha nhân. Nếu biết lắng nghe lời mách bảo của trái tim, mọi hành động trong cuộc sống của chúng ta sẽ được định hướng để đạt được những điều tốt đẹp. Chuyên tâm cầu nguyện và thực thi Lời Chúa sẽ làm cho trái tim của chúng ta giống như trái tim của Chúa, hiền hậu, bao dung và quảng đại. Nếu Thiên Chúa đã mang lấy trái tim nhân loại, thì nhờ nỗ lực cố gắng dấn thân trong đời sống thiêng liêng, con người sẽ được ban tặng một trái tim của Chúa. Đây là sự trao đổi kỳ diệu được thực hiện trong ơn cứu độ của Chúa Giêsu.

Tình yêu đền đáp tình yêu. Nếu Chúa Giêsu đã chấp nhận thập giá đau thương, là vì Người muốn tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa lớn lao dường nào, vượt trên khả năng suy luận của con người. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Điều Chúa mong muốn nơi chúng ta, đó là chúng ta hãy thực thi tình yêu thương với đồng loại, hãy sống với nhau bằng trái tim. Trái tim của người da đen và người da trắng đều giống nhau. Trái tim của người giàu cũng như của người nghèo, của người đạo đức cũng như người khô khan. Mọi trái tim đều khao khát được yêu thương và được tôn trọng. Mọi cá nhân đều ao ước sống trong an bình. Khi lấy trái tim làm nền tảng và tiêu chuẩn cho cuộc sống, chắc chắn chúng ta sẽ hạnh phúc và những chia rẽ hận thù sẽ bị loại trừ.


GM Giuse Vũ Văn Thiên
  Chủ đề: Thánh ca phụng Thánh Lá»… Làm Phép Dầu (Thứ Năm Tuần Thánh)
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 7217

Bài gửiDiễn đàn: Thánh Ca, Thánh Nhạc   gửi: 13.03.2016   Tiêu đề: Thánh ca phụng Thánh Lá»… Làm Phép Dầu (Thứ Năm T
Kính chào,
Theo đay là những bài thánh ca phụng Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thứ Năm Tuần Thánh trọn bộ.
Trân trọng giới thiệu ;






  Chủ đề: Thánh ca "CA MỪNG THÁNH GIUSE"
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 8168

Bài gửiDiễn đàn: Thánh Ca, Thánh Nhạc   gửi: 04.03.2016   Tiêu đề: Thánh ca "CA MỪNG THÁNH GIUSE"
Theo truyền thống đạo đức, Giáo hội Công giáo dành riêng Tháng Ba để biệt kính Đức Thánh Giuse – Phu Quân của Đức Trinh Nữ Maria và Dưỡng Phụ của Chúa Giêsu. chính Ngài đã được Thiên Chúa chọn để trực tiếp chăm sóc Chúa Con, đồng thời học cách chăm sóc gia đình và “nói ít, làm nhiều” nơi Đức Thánh Giuse. Các kinh nguyện nên kết hợp với lời cầu nguyện tha thiết với Đức Thánh Giuse, cách riêng trong Tháng Ba hàng năm.

Cùng hiệp lòng sùng kính Đức Thánh Giu se, Nhạc sĩ Đặng Ngọc Ẩn sáng tác bài tựa đề "CA MỪNG THÁNH GIUSE" đã in trong quyển CUNG THÁNH 13 của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh do Đức Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc ấn ký Imprimatur ngày 29/1/2016.

Xin trân trọng giới thiệu ;


DOWNLOAD MP3 |
PDF |


  Chủ đề: Thánh ca phụng vụ Năm Thánh Lòng Chúa ThÆ°Æ¡ng Xót
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 7237

Bài gửiDiễn đàn: Thánh Ca, Thánh Nhạc   gửi: 25.02.2016   Tiêu đề: Thánh ca phụng vụ Năm Thánh Lòng Chúa ThÆ°Æ¡ng Xót
Xin giới thiệu thánh ca "XIN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA" của tác giả Đặng Ngọc Ẩn, đã được Đức Cha Đa-minh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Gp Xuân Lộc ấn ký Imprimatur ngày 29/1/2016. Và là Thánh ca dùng phụng vụ Năm Thánh Lóng Chúa Thương Xót.
DOWNLOADPDF |



  Chủ đề: Trang Phục
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 6373

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 08.01.2016   Tiêu đề: Trang Phục
Trang Phục



Ngày nay, người ta biện minh với lý do là văn minh. Văn minh thì phải có văn hóa, nhưng văn minh đôi khi lại thiếu văn hóa trầm trọng, thậm chí là phi văn hóa ngay trong những cái được mệnh danh là văn hóa. Có nhiều dạng văn hóa, trang phục là một trong các nét văn hóa mà chúng ta gọi đó là văn hóa ăn mặc.

Trang phục quan trọng đối với mọi người, dù nam hay nữ, nhưng “tinh vi” hơn đối với phụ nữ. Có văn hóa tốt và văn hóa xấu – gọi là “văn hóa sự chết”.

Hàng ngày, chúng ta thấy có những phụ nữ trên đường mà ăn mặc lố bịch, gây “xốn” mắt thiên hạ, chắc hẳn họ nghĩ là “đẹp” mới chưng diện kiểu “ô uế” như vậy. Và chắc hẳn họ muốn tạo sự chú ý của người khác. Đừng tưởng thấy người ta nhìn mà “hãnh diện”, vì có thể người ta đang kinh miệt đấy!

Các ca sĩ và diễn viên là những người “làm văn hóa”, đáng lẽ phải thể hiện văn hóa thì lại ăn mặc phi văn hóa. Từ diễn viên hoặc người mẫu tới các cô gái bình thường cũng đua nhau sử dụng trang phục “nghèo”, chụp hình “nghèo”,... và họ tự biện hộ đó là cách để “lưu dấu tuổi xuân”, thậm chí họ còn quay các video clip tung lên các website để “bắt” người khác xem “miễn phí”. Người Việt vốn dĩ theo văn hóa Đông phương mang tính lễ giáo cao mà còn vậy huống chi các nước văn minh khác trên thế giới!

Người xưa quan niệm: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nhưng ngày nay, những người-tự-nhận-có-văn-hóa lại hùng hồn tuyên bố thẳng thừng: “Cái đẹp đè bẹp cái nết”. Đúng là… “hết ý” luôn! Ngày xưa người ta nói: “Hồng nhan bạc phận”. Còn ngày nay người ta nói: “Hồng nhan bạc triệu”. Chắc hẳn Mẹ Việt Nam đau lòng lắm lắm!

Cách ăn mặc thể hiện rõ nét văn hóa. Người Việt chúng ta nói giản dị mà thâm thúy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Những điều tưởng chừng là cơ bản nhất theo bản năng như vậy mà vẫn phải học, huống chi những thứ khác. Lạ thật!

Có vấn đề về cách mà sự khiêm nhường được nói đến và được tiếp cận. Sự khiêm nhường đó được che đậy bằng từ ngữ giới tính. Thông điệp đó là: Cơ thể tốt cho 2 thứ – có con và truyền cảm hứng cho đàn ông tán tỉnh. Một trong những thứ đó là tốt và bạn phải tránh những thứ khác bằng mọi giá. Bạn ô uế vì bạn là phụ nữ.

Dĩ nhiên vấn đề đó là không thật. Nhưng thực sự đã có sự tổn thương. Khi chúng ta thường xuyên nói về sự khiêm nhường thì chúng ta nói về giới tính. Dĩ nhiên, hiếm khi hiển nhiên như thông điệp trên kia, nhưng vẫn là một thông điệp: Phụ nữ nên khiêm nhường vì cơ thể cô ta có thể kích thích nam giới. Có người “khêu” mới có người “gợi”. Chắc chắn họ nói: “Cô ấy có phẩm giá, cô ấy nên ăn mặc đúng phẩm giá”, nhưng điều không được giải thích là “cách định nghĩa về phẩm giá”. Phẩm giá ở đây được xác định là “vô tính”.

Phẩm giá con người tức là nhân phẩm, là sự-xứng-đáng-của-con-người. Bất kỳ cách đối xử nào của giáo huấn xã hội Công giáo đều phải khởi đầu và kết thúc bằng phẩm giá của con người. Nguyên tắc nền tảng đầu tiên của công bình xã hội và Giáo huấn Xã hội Công giáo là nhận biết phẩm giá vốn dĩ của con người qua việc được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1:27).

Trong Tông thư “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Trái Đất, còn gọi là “tông thư hòa bình”), Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: “Bất kỳ sự kết hợp nào phong phú và được điều chỉnh tốt về con người trong xã hội đều đòi hỏi sự chấp nhận một quy luật cơ bản: Mỗi cá nhân là một con người thực sự. Con người đó có bản chất, nghĩa là được thiên phú cho trí tuệ và ý chí tự do. Người đó có quyền lợi và trách nhiệm cùng lúc như hệ lụy trực tiếp từ bản chất. Các quyền lợi và nhiệm vụ này mang tính tổng thể và bất khả xâm phạm, do đó mà cũng bất khả chuyển nhượng. Hơn nữa, khi chúng ta lưu ý nhân phẩm của một con người từ quan điểm mặc khải của Thiên Chúa, chúng ta phải tăng mức đánh giá nhân phẩm, vì con người được cứu độ bằng chính Bửu huyết của Đức Giêsu Kitô. Ân sủng đã khiến con người trở thành con cái và bạn hữu của Thiên Chúa, được thừa kế vinh quang muôn đời”.

Vui khi nhìn, như ngắm một bông hoa đẹp, bởi vì người ta mãn nhãn – một đối tượng thực tế. Một phụ nữ có phẩm hạnh sẽ không bao giờ làm nổi bật bất cứ thứ gì trên cơ thể họ, trừ khuôn mặt hoặc mái tóc. Cô ta không bao giờ phơi bày đôi chân, bộ ngực, vòng eo hoặc mông. Chỉ có người chồng của cô ta mới có thể biết những thứ đó.

Phô bày thân xác điều xấu hổ. Cách này chỉ dùng để cụ thể hóa phụ nữ như công nghệ khiêu dâm. Phụ nữ được ví như đóa hoa chứ không là đóa hoa, mà là một con người. Nó cũng làm giảm giá trị của đàn ông như thú vật, không thể kiểm soát những tư tưởng tồi tệ nhất của họ. Thông điệp của sự khiêm nhường lại chỉ là sự tổn thương.

Phải có cách giáo dục giá trị của sự khiêm nhường mà không cụ thể hóa phụ nữ và đàn ông. Phải có cách giáo dục giá trị của sự khiêm nhường mà không tập trung vào giới tính tới mức người ta cảm thấy ghê tởm. Khiêm nhường là con đường hai chiều.

Chúng ta nên giáo dục về sự khiêm nhường. Khi nói về sự khiêm nhường, chúng ta nên nói về cách ăn mặc, nữ giới và nam giới đều cần. Có biết tự trọng thì mới khả dĩ tôn trọng người khác, và đó cũng là tôn trọng nhân phẩm lẫn nhau. Khiêm nhường cũng là tự hạ – một phụ nữ khiêm nhường là phụ nữ kín đáo và dè dặt, cách ăn mặc phản ánh điều đó. Mặc đẹp không phải là chưng diện lòe loẹt hoặc thiếu trước hụt sau, nhưng là điều mà tiền nhân mô tả là “vừa mắt ta ra mắt người”.

Học ăn, học nói, học gói, học mở. Đó là những “môn học” cơ bản nhất. Ăn mặc cũng phải học, không phải cứ thấy người ta mặc thế nào thì mình mặc thứ đó.

1. Ăn mặc có mục đích. Cái gì cũng có mục đích, ngay cả cách ăn mặc. Đồ này mặc lúc này, đồ kia mặc lúc khác. Rõ ràng và hợp lý. Đó là “luật ăn mặc”. Bikini để đi tắm biển, pyjamas để đi ngủ, đồ bộ lửng để mặc ở nhà, quần shorts để đi chơi,… Thế nhưng người ta đã “đảo lộn” tất cả, thậm chí có người còn mặc những trang phục “ngược đời” đến những nơi tôn nghiêm! Phụ nữ tinh tế có thể “làm duyên” bằng nhiều cách, dùng trang phục hở hang để “làm duyên” là hạ cấp!

2. Ăn mặc vì tôn trọng. “Ăn cho mình, mặc cho người” – tục ngữ Việt Nam nói vậy. Ăn mặc nghiêm túc là tự trọng và tôn trọng người khác. Ăn mặc lố bịch không chỉ tự hạ thấp mình mà còn coi thường người khác. Ăn mặc nghiêm túc là gọn gàng và sạch sẽ, chứ không phải là đồ mới hoặc đồ tốt. Biết ăn mặc là người thông minh! Người giản dị là người có “chiều sâu”. Người thích chưng diện là người nông cạn, muốn dùng bề ngoài che giấu “cái yếu” của mình.

Về trang phục, nhất là đối với phụ nữ, Thánh Phaolô khuyên: “Tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy. Người nữ mà để đầu trần, thì cứ cắt tóc đi! Nhưng nếu cắt tóc hay trọc đầu là một điều xấu hổ đối với người nữ, thì hãy che đầu lại! Người nam không được che đầu, bởi vì là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người nữ là vinh quang của người nam. Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam. Bởi thế, người nữ phải mang trên đầu một dấu hiệu phục tùng, vì có các thiên thần. Tuy nhiên, trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam. Thật thế, như người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có. Anh em hãy tự xét xem: người nữ không che đầu mà cầu nguyện với Thiên Chúa thì có xứng hợp không? Chính thiên nhiên lại không dạy anh em rằng người nam mà để tóc dài là điều ô nhục, còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao? Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu” (1 Cr 11:3-15).

Thánh Phaolô nói thêm: “Tôi muốn người đàn bà phải ăn mặc đoan trang, đồ trang điểm phải kín đáo, giản dị: không phải là những kiểu tóc cầu kỳ, vàng bạc, ngọc trai hay quần áo đắt tiền, nhưng là những việc lành; như thế mới thích hợp với những người đàn bà xưng mình có lòng đạo đức” (1 Tm 2:9-10).

Còn Thánh Phêrô nói: “Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thuỳ mị, hiền hoà: đó chính là điều quý giá trước mặt Thiên Chúa” (1 Pr 3:3-4).

Kinh Thánh cũng lưu ý việc ăn mặc, điều đó chứng tỏ trang phục và trang sức là những thứ cần thiết nhưng đừng diêm dúa, đỏm dáng, kiểu cách, hở hang thái quá. Cách ăn mặc cũng thể hiện mức độ đạo đức của con người, khả dĩ chứng tỏ văn hóa và “đẳng cấp” của tâm hồn. Người nông cạn thì muốn phô trương bề ngoài để “che giấu” mức yếu kém tinh thần của mình mà thôi!


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 6279

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 07.01.2016   Tiêu đề: Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?
Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?




Ngày 21-5-2013, ĐGH Phanxicô tạo một đợt “bão tố” đối với sự tranh luận về tôn giáo sau một bài giảng nói về người vô thần. Trong bài giảng này, ngài nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là gia nhập tôn giáo, nhưng là “chúng ta làm điều tốt”:
Thiên Chúa đã cứu độ tất cả chúng ta bằng Máu Thánh của Đức Kitô: Tất cả chúng ta, không chỉ người Công giáo. Mọi người. Kể cả người vô thần ư? Ngay cả người vô thần. Mọi người!... Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm điều tốt. Và tôi nghĩ rằng mệnh lệnh này đối với mọi người làm điều tốt là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình. Nếu mỗi chúng ta làm phần việc riêng mình, nếu chúng ta làm điều tốt cho người khác, nếu chúng ta gặp nhau ở đó, tức là làm điều tốt, và chúng ta đi chậm, nhẹ nhàng, từng chút một, chúng ta sẽ tạo nên văn hóa của sự gặp gỡ: chúng ta cần điều đó rất nhiều. Chúng ta phải gặp nhau trong việc làm điều tốt. “Nhưng tôi không tin, vì tôi là người vô thần! Còn làm điều tốt: chúng ta sẽ gặp nhau ở đó”.
Sau bài giảng gây tranh luận đó, các hàng tít trên các tờ báo lớn và chủ yếu như báo New York Times đã kêu lên với chữ “tin quan trọng” theo Đức giáo hoàng, thậm chí người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng: tất cả chúng ta, kể cả người vô thần, sẽ “gặp nhau ở đó [Thiên đàng]”, với điều kiện là làm điều tốt. Đây là một số ví dụ mà nhiều hàng tít lớn trên các tờ báo uy tín: “Thiên đàng dành cho người vô thần? Đức giáo hoàng tạo sự tranh luận”; “ĐGH Phanxicô có là tín đồ dị giáo? Không, nhưng ngài gợi lên các vấn đề”; “ĐGH Phanxicô nói: Ngay cả người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng”.
Theo dòng tranh luận sôi nổi, LM Thomas Rosica, phát ngôn viên Tòa Thánh, đã “thanh minh” về câu nói của Đức giáo hoàng khi nói rằng Đức giáo hoàng bị hiểu lầm, rằng “họ không thể được cứu độ, biết Giáo hội được Đức Kitô thiết lập và cần ơn cứu độ, sẽ từ chối gia nhập Giáo hội hoặc vẫn ở trong Giáo hội”. Điều này làm cho nhiều nhà bình luận nói rằng sự “bào chữa” này của phát ngôn viên Tòa Thánh trái ngược với thực chất của điều giáo hoàng đã nói. Richard Dawkins, khoa học gia nổi tiếng và là người vô thần thẳng thắn, đã phản hồi: “Người vô thần lên Thiên đàng ư? Không. Xin lỗi thế giới, giáo hoàng bất khả ngộ đã hiểu sai. Vatican bước vào đó bằng sự sốt sắng”.
Đây không là lần đầu tiên ĐGH Phanxicô nói bằng cách nói tích cực đối với người vô thần. Trong cuộc gặp gỡ đại kết với các vị lãnh đạo các tôn giáo khác chỉ vài ngày sau khi đắc cử giáo hoàng, ĐGH Phanxicô đã nói rằng người vô thần và tín hữu có thể là “đồng minh quý giá” (precious allies) trong nỗ lực “bảo vệ nhân phẩm, xây dựng sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc và cẩn thận bảo vệ công cuộc sáng tạo”.
Một chương về vô thần trong cuốn sách đầu tiên của ĐGH Phanxicô
Trong cuốn sách của ĐGH Phanxicô xuất bản lần đầu tiên, cuốn “On Heaven and Earth: Pope Francis on Faith, Family and the Church in the Twenty-First Century” (Trên trời và dưới đất: ĐGH Phanxicô nói về Đức Tin, Gia đình và Giáo hội trong thế kỷ XXI), có một chương dành riêng cho chủ đề vô thần. Sách này gồm nhiều bài thảo luận giữa ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô), kể cả giáo sĩ Do Thái giáo Abraham Skorka, người Argentine, về nhiều chủ đề thuộc đức tin và tôn giáo.
Sự nhấn mạnh của chương này là tôn trọng và tha thứ cho người vô thần. ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô) cho biết: “Khi tôi nói chuyện với người vô thần... tôi không đưa ra vấn đề về Thiên Chúa là điểm khởi đầu, trừ trường hợp họ đưa ra trước... Tôi không gạ gẫm họ vào đạo, hoặc từ bỏ chủ nghĩa vô thần; tôi tôn trọng họ và tôi chứng tỏ chính tôi là gì... Tôi cũng không nói đời họ bị kết án, vì tôi tin rằng tôi không có quyền phán xét về sự chân thật của người đó” (trang 11).
Mặt khác, giáo sĩ Do Thái giáo Skorka đã kết án cả người vô thần và tín hữu về “sự kiêu ngạo” của họ, thay vì ngầm khen họ là “người theo thuyết bất khả tri” (không thể biết, agnostic) – thuật ngữ này diễn tả những người nói rằng họ không chắc rằng có Thiên Chúa hiện hữu. Khi người vô thần phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, những người theo thuyết bất khả tri nói rằng không thể xác định sự hiện hữu của Thiên Chúa. Giáo sĩ Skorka nói: “Người theo thuyết bất khả tri nghĩ mình chưa có câu trả lời, nhưng một người vô thần 100% tin rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Đó là sự kiêu ngạo tương tự dẫn tới chút nào đó chân nhận Thiên Chúa hiện hữu, cũng như chiếc ghế tôi đang ngồi đây. Những người theo tôn giáo là những người có niềm tin, nhưng họ lại không biết chắc Ngài hiện hữu...”.
Hơn nữa, giáo sĩ Skorka nói: “Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống. Tôi không ngẫu nhiên xác nhận sự hiện hữu của Ngài vì tôi cần sống sự khiêm nhường tương tự mà tôi đòi hỏi ở người vô thần”.
Về cơ bản, giáo sĩ Skorka nói rằng chúng ta nên “khiêm nhường” khi giải quyết với người vô thần bằng cách không khăng khăng cho rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu. Sự thật ở đây là ĐHY Bergoglio thực sự không mâu thuẫn với giáo sĩ Skorka về các câu nói trên đây, và thực sự, chương sách kết thúc bằng lời biện hộ của giáo sĩ Skorka về “sự khiêm nhường” trong thái độ của người theo thuyết bất khả tri.
Người vô thần có vào Nước Trời?
Nhiều người, kể cả người Công giáo đúng nghĩa, vẫn phản ứng ủng hộ bài giảng của ĐGH Phanxicô, khen ngài tha thứ cho người “không có đức tin”. Đó là tốt và đáng để chúng ta tôn trọng những người theo các tôn giáo khác, nhiều người quên rằng người vô thần từ chối Thiên Chúa. Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Hoàn toàn trái ngược. Cuối cùng, Thiên đàng là Nước Trời của Thiên Chúa. Thiên đàng là nơi đời đời theo Chúa, tận hưởng vĩnh phúc.
Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Người vô thần từ chối Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng là từ chối Nước Trời – họ từ chối tận hưởng vĩnh phúc, vì họ không tin điều đó. Vì chúng ta có ý chí tự do – một tặng phẩm Thiên Chúa không thể lấy đi khỏi chúng ta – Thiên Chúa không thể ép họ vào Nước Trời vì họ từ chối Ngài cho đến hơi thở cuối cùng.
Tại sao không nói về bằng chứng hiện hữu của Thiên Chúa?
Từ chối Thiên Chúa và vô thần là liều mạng vào lửa đời đời – trừ phi người vô thần sám hối trước khi chết. Người vô thần là người có linh hồn với nguy cơ vào hỏa ngục. Nếu chúng ta gặp ai đó sắp đâm đầu vào vách đá, rõ ràng là sẽ chết, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có “tôn trọng” họ mà để mặc họ liều mạng? Hay là chúng ta sẽ kêu cứu, la lớn, bảo anh ta dừng lại và đi đường khác?
Tại sao ĐHY Bergoglio nói về việc tha thứ cho người vô thần, và dành hẳn một chương về người vô thần? Chúng ta không nên nói với người vô thần về bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu chăng? Thánh Thomas Aquinas, Thánh Anselm và nhiều Giáo phụ có bằng chứng hợp lý và mạnh mẽ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không thích hợp chút nào để đưa ra bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu. Thay vì vậy, có vẻ ngày nay nên nhấn mạnh sự tha thứ và chấp nhận những người không có niềm tin. Thay vì nhấn mạnh sự tha thứ và tôn trọng người vô thần, chúng ta không nên chia sẻ với họ về niềm vui và bình an nhờ tin vào Thiên Chúa, và số phận bi đát đang chờ những người từ chối Thiên Chúa đến cuối đời chăng? Sự thật đau lòng, nhưng vẫn cần nói về điều tốt của người vô thần.
Chứng thực mặc nhiên của thuyết vô thần/thuyết bất khả tri
Trong cuốn sách này, ĐHY Bergoglio không sửa đổi hoặc biện hộ lý thuyết về “sự không chắc chắn” của giáo sĩ Skorka. Chúng ta nhớ lại lời của giáo sĩ Skorka: Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống”.
Câu nói này chứng thực “thuyết bất khả tri” (không biết Thiên Chúa hiện hữu hay không). ĐHY Bergoglio nói: “...Theo cảm nghiệm về Thiên Chúa, luôn có câu hỏi không được trả lời, một cơ hội ngụp lặn trong Đức Tin... chúng ta có thể nói Thiên Chúa là ai, có thể nói về các thuộc tính của Ngài, nhưng không thể nói Ngài là cái gì... Tôi cũng nói rõ đó là kiêu ngạo, các lý thuyết đó không chỉ cố gắng xác định bằng sự chắc chắn và sự chính xác về các thuộc tính của Thiên Chúa, mà còn làm ra vẻ nói Ngài là ai”.
Chúa Giêsu ở đâu trong cuộc đối thoại?
Nếu tôi là ĐHY Bergoglio, đối thoại với giáo sĩ Skorka, làm sao tôi trả lời sự chứng thực của thuyết bất khả tri? Tôi sẽ trả lời bằng cách nói rằng Chúa Giêsu là bằng chứng tối hậu về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Cuộc đời của Ngài, việc làm của Ngài, và nhất là sự phục sinh của Ngài là bằng chứng vượt qua sự nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là bằng chứng thật, cụ thể, có tính lịch sử, không thể từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Có lần Tông đồ Philipphê đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14:8). Chúa Giêsu nói: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?” (Ga 14:9-10).
Thay vì nói với người vô thần: “Là người vô thần cũng được, bạn vẫn vào Thiên đàng nếu bạn làm điều tốt”, thiết nghĩ chúng ta nên nói về mối nguy cơ của việc sống vô thần, bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và Thần tính của Chúa Giêsu. Họ có thể tranh cãi với chúng ta, la hét chúng ta, ghét chúng ta vì thách đố quan điểm của họ – nhưng nếu nói về “sự thật đau lòng”, và mặc dù như vậy, cũng cứ nên nói ra – chỉ vì muốn tốt cho họ.

PAOLO REYES
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)
  Chủ đề: Màu Xanh Noël
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 6489

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 17.12.2015   Tiêu đề: Màu Xanh Noël
Màu Xanh Noël



Đến hẹn lại lên, Giáng Sinh lại về, vừa êm ả vừa ồn ào, hình như cái tiết lạnh làm người ta “thấy khác” hơn là những thứ khác. Hình như màu sắc cũng như bất chợt khác hẳn…

Giáng Sinh thực sự có màu gì? Mỗi người đều thấy Giáng Sinh có màu sắc khác nhau. Riêng NS Nguyễn Văn Đông thấy Giáng Sinh có màu xanh. Thế nên ông đã viết ca khúc“Màu Xanh Noel”. Tại sao Giáng Sinh lại có màu xanh mà không có màu khác? Đó mới là vấn đề. Tất nhiên ông có lý do riêng chứ ông không vu vơ “nói đại” cho có.

Ca khúc “Màu Xanh Noel” được viết ở nhịp 4/4, âm thể trưởng, tiết tấu vừa phải, mênh mang và xa vắng chứ không ủy mị. Ca khúc này nói về tâm trạng của một cô gái nhớ người yêu đang ở chiến trường xa xăm. Đêm Noel, nàng nhớ về kỷ niệm đẹp vào Mùa Giáng Sinh trước…
Về màu xanh của Giáng Sinh, tác giả giải thích rõ như thế này: “Mùa giáng sinh xưa, anh hẹn anh sẽ về, ngày đó Noel bên hội sao trần thế, anh có nhớ không anh, em mặc màu áo xanh lam, xanh như liễu Đà-lạt, một chiều Đông giáng sinh”.

Thì ra là người yêu của ông mặc áo xanh, mà lại là xanh lam chứ không màu xanh kiểu khác, ông ví von là “xanh như liễu Đà-lạt”, mà hôm đó lại là “chiều Đông giáng sinh”. Ngẫu nhiên hay cố ý? Có trời mới biết. Gớm thật, yêu có khác! Thấy cái gì ở người yêu cũng đẹp tuốt. Méo miệng mà lại hóa duyên, mắt lé xé chết người, da đen lại bảo “đen đen nhìn quen thấy yêu”. Ôi chao, lý lẽ của mấy con-tim-đang-yêu thì chẳng luật sư nào cãi lại. “Bó tay” thôi!

Chính đêm Giáng Sinh năm đó, hai người hạnh phúc bên nhau. Có lẽ cô gái không là dân nhà đạo nên anh chàng mới “lên lớp” cho nàng nghe về “Cổ Tích Giáng Sinh”. Chắc hẳn nàng say như điếu đổ và phục sát đất về tài kể chuyện của chàng người yêu này: “Ngồi chờ rê-vây-dông, anh kể tích xưa rằng vào một đêm giá lạnh, rợp trời hào quang thiên thần, và nơi hang Belem, Thiên Chúa sinh trên máng cỏ là Con Chúa Trời”.

Có lẽ ngày nay ít người còn nhắc tới từ Rê-vây-dông (Réveillon, Pháp ngữ, nghĩa là “canh thức”, đặc biệt có bánh “khúc cây” gọi là Bûche de Noël).

Đó là dạ tiệc Giáng Sinh, hoặc đơn giản chỉ là bữa ăn đêm, để cùng nhau mừng Chúa giáng sinh. Và như một lời tuyên tín, chàng xác định với nàng rằng: “Nơi hang Belem, Thiên Chúa sinh trên máng cỏ là Con Chúa Trời”.

Trong các ca khúc về giáng sinh của NS Nguyễn Văn Đông, hình như rồi thế nào ông cũng có cách nói liên quan “sao sáng”. Ở phần đầu ca khúc này, ông nhắc tới “đêm hội sao trần thế”, phần này ông nói rõ luôn: “Ngày tháng trôi đi qua mau, mùa sao sáng năm nào. Giờ cũng Noel, một mình em thẫn thờ, quỳ bên hang đá nguyện cầu, một người chân mây gió, được sống gần nhau”.

Trong đêm vui mừng đón Chúa giáng sinh mà cô gái lại chợt buồn: Buồn vì không có chàng bên cạnh, buồn vì lẻ loi một mình (người miền Nam gọi là “mình ên”), cô thầm thĩ nguyện cầu cho cô và “người chân mây gió” có thể sớm “được sống gần nhau”. Đó là “điều ước” của bất kỳ những người nào đang yêu nhau.

Cô gái biết “anh yêu” của cô rất thích màu xanh, thế nên nàng quyết tâm gìn giữ tà áo đó cho những lần hẹn sau, vì lính chiến có may mắn lắm thì cũng chỉ gặp nhau mỗi năm một lần thôi:“Tà áo năm xưa xanh màu thông Ðà-lạt, dành đến năm sau, khi cùng anh dạo phố, để nhớ giáng sinh xưa, kỷ niệm ngày Chúa ra đời, cho em sống lại màu xanh ái ân” . Mơ ước của cô gái thật đẹp, đẹp như màu-xanh-thông-Đà-lạt và đẹp như sắc màu lung linh của những vì sao sáng trong đêm Chúa giáng sinh…

Giáng Sinh màu gì không thành vấn đề, không hề quan trọng, chỉ cần biết là màu Giáng Sinh đẹp lắm, đẹp hơn bất kỳ màu sắc nào mà người ta có thể phối hợp hoặc tưởng tượng ra.

Thiết nghĩ, màu Giáng Sinh có thể là Màu Đỏ – Màu Cứu Độ. Tại sao? Vì đó là màu đặc trưng của Tình Yêu, màu của Máu Đức Kitô, màu của Lòng Chúa Thương Xót. Phải chăng vì thế mà Giáng Sinh thường có nhiều màu đỏ? Ông Già Noel cũng mặc đồ đỏ đấy thôi!


TRẦM THIÊN THU

Thưởng thức “Màu Xanh Noel”:

  Chủ đề: Lời Cầu Đêm Giáng Sinh
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 5961

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 01.12.2015   Tiêu đề: Lời Cầu Đêm Giáng Sinh
Lời Cầu Đêm Giáng Sinh



Giáng Sinh là Mùa Hồng Ân, mọi người hợp lời tạ ơn và vinh danh Thiên Chúa, đồng thời là Mùa An Bình cho nhân loại: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:14).

Cầu nguyện là nhu-cầu-tâm-linh-có-thật của mọi người, không trừ bất kỳ ai – kể cả người vô thần. Thật vậy, ngay cả những người vô thần và theo chủ nghĩa duy vật cũng vẫn cầu nguyện, dù họ không muốn nhận là mình “có chút” duy tâm. Bạn bảo mình không duy tâm ư? Vậy tại sao bạn lại “lâm râm khấn vái” trước người quá cố, khi gặp nguy hiểm, và vẫn thắp nhang vái tứ phương? Phải chăng bạn đang tự mâu thuẫn? Tự mâu thuẫn là giả dối với chính mình, là tự lừa dối mình đấy!

Với “nhu cầu có thật” đó, NS Lê Kim Khánh (*) cũng đã cầu nguyện chân thành qua ca khúc “Lời Con Xin Chúa”. Ca khúc này là lời cầu nguyện của một cô gái không được gần người yêu trong đêm Chúa giáng sinh. Ca khúc có tiết tấu chậm như ru lòng lắng đọng, giai điệu du dương, buồn nhưng không ủy mị, buồn theo phong cách hướng thượng, và được kết hợp với âm thể thứ thể hiện lòng chân thành khi cầu nguyện.

Ca khúc “Lời Con Xin Chúa” của NS Lê Kim Khánh nói về tình yêu đôi lứa phải xa cách nhau vì chiến cuộc, là lời cầu nguyện cho bản thân, cho tình yêu đôi lứa và cho quê hương Việt Nam. NS Lê Kim Khánh nói rất tự nhiên: “Dương trần đã vang lên bài thánh ca, mùa Đông năm ấy Chúa sinh vì ta. Năm ấy không xa bây giờ, vào một mùa giáng sinh xưa, nửa đêm đi lễ anh đưa”. Cô gái bồi hồi nhớ đến ngày xưa Chúa giáng sinh vì yêu thương loài người, rồi nhớ lại kỷ niệm tình yêu đẹp, kỷ niệm ngọt ngào khi hai người còn hạnh phúc bên nhau, cùng nhau đi lễ nửa đêm mừng Chúa giáng sinh, nhưng Nô-en năm nay không có người yêu bên cạnh vì chàng phải chiến đấu nơi sa trường. Trai thời loạn là vậy, và các cô gái cũng bị “vạ lây”. Niềm riêng của cô gái cũng làm chạnh lòng bao người cũng đã hoặc đang mang tâm trạng tương tự.

Tứ thời bát tiết luân phiên thay đổi. Mùa Đông nối tiếp mùa Đông, Giáng Sinh nối tiếp Giáng Sinh. Và dù muốn hay không thì Giáng Sinh cũng lại về, kỷ niệm cũng ùa về, ký ức của chị cứ ngồn ngộn: “Nay mùa giáng sinh đã về, Chúa ơi! Lòng con như thấy thiếu đi niềm vui. Đi lễ năm xưa bên người, giờ này chỉ có riêng tôi, quỳ bên hang đá lẻ loi”. Nói là “như thiếu niềm vui” chứ thực ra làm gì có niềm vui, vì ngày xưa có hai người cùng quỳ gối cầu nguyện trước hang đá mà nay chỉ có một người lẻ loi với nỗi cô độc. Nhìn người ta vui mà mình không cười được, có phải là cái lạnh mùa Đông làm đôi môi tê cóng?

Ký ức chồng lên ký ức, kỷ niệm cứ đan quyện vào nhau. Tất cả vẫn mới và còn nóng hổi. Thấy mọi người vui mừng trong Đêm Bình An mà riêng cô gái lại thiếu niềm vui, chỉ mình ên bên Hang Đá, nên cô chợt thấy thương mình và nhớ người xa… Một mình cô lặng quỳ cầu nguyện và tâm sự với Chúa Hài Đồng, niềm hy vọng vẫn tràn trề, mong sớm có ngày uyên ương hội ngộ, đoàn tụ sum vầy.

Cô gái không ích kỷ chỉ cầu cho mình, mà còn cầu cho đồng bào Việt Nam khi nghĩ tới chiến tranh đã khiến bao người không có niềm vui ngay trong đêm Giáng Sinh, và chân thành cầu nguyện: “Cầu xin ơn Chúa xót thương, thương nhà Việt Nam chinh chiến thê lương. Lòng con sao mãi vẫn vương, ngày đêm trông ngóng người yêu vắng xa” . Trong thời chiến không ai lại không khổ, mỗi người đều có nỗi khổ khác nhau, nhất là cái chết luôn rình rập. Cô gái không chỉ cầu nguyện cho riêng mình, cho người yêu, mà cô còn cầu nguyện cho quê hương mau hết chiến tranh tương tàn. Rất lô-gích, vì đất nước có hòa bình thì mọi người mới an tâm và vui sống bên nhau.

Cô gái rất nhớ người yêu, có thể cô cũng đang thầm hỏi: “Người ấy có nhớ mình không?”. Lòng mình vấn vương mà người xa biền biệt. Buồn lắm! Tình yêu mạnh hơn Tử thần, nhất là khi người ta còn trẻ. Dù xa mặt nhưng không cách lòng, cô gái vẫn nặng tình và son sắt chung thủy. Cô gái tâm sự với Chúa: “Bao mùa giáng sinh vẫn một mối tình, cầu xin ơn Chúa chứng cho lòng con, ban xuống cho con phước lành, hòa bình thay chiến chinh nhanh, tình yêu mãi thắm màu xanh”. Hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng của con người, và chính mình cũng mong muốn. Vì thế, nếu chưa gieo được hạt-hòa-bình thì cũng đừng gieo mầm-đau-khổ cho tha nhân.

Tình yêu là thế. Thương lắm, nhớ lắm, nhưng vẫn lo sợ về tương lai với nhiều lý do… Niềm thương nỗi nhớ đó được ví von là“Trăm Nhớ Ngàn Thương” (ca khúc của NS Lam Phương). Nhiều lắm, làm sao kể xiết được! Cô xin Thiên Chúa là Đấng giàu Lòng Xót Thương ban ơn cho chị, cho đất nước, và cho những người yêu nhau, để “tình yêu mãi thắm màu xanh”.

Có nhiều loại chiến tranh: Thế chiến, quốc chiến, nội chiến, ngoại chiến, gia chiến (chiến tranh gia đình), tâm chiến (chiến tranh trong mỗi con người), hàn chiến (chiến đấu với cái nghèo),… Biết bao loại chiến tranh. Chiến tranh xảy ra hằng ngày trong xã hội, trong cộng đồng, trong dòng tu, trong gia đình, trong hội đoàn, trong mọi tầng lớp, ngay cả giữa hai người bạn thân nhất, thậm chí giữa cha mẹ và con cái hoặc giữa hai vợ chồng.

Chắc chắn chiến tranh nào cũng gây đau khổ, tang thương về thể lý hoặc tinh thần. Vì thế ai cũng khao khát hòa bình đích thực. Chắc chắn hòa bình mãi là niềm khao khát tột đỉnh của cả nhân loại, dù lương hay giáo.
Chúa Giêsu đã nói: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5:9).
Đó là một trong Tám Mối Phúc Thật – còn gọi là Bát Phúc, Bài Giảng Trên Núi, Hiến Chương Nước Trời, hoặc Đệ Nhất Tuyên Ngôn Độc Lập.

Chiến tranh bom đạn, chiến tranh hạt nhân, hoặc chiến tranh tinh thần đều gây ra những nỗi nguy hiểm và tang thương tương tự, mỗi loại chiến tranh đều có “nét riêng” cần phải chấm dứt ngay, càng sớm càng tốt. Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới không còn chiến tranh bằng súng đạn nhưng chiến tranh tinh thần vẫn đang xảy ra từng giây, từng phút ở mọi nơi, ngay trong tâm hồn của mỗi người…

Thưởng thức lại ca khúc “Lời Con Xin Chúa” không phải để khơi lên “đống tro tàn tang tóc”, mà để cảm thông với những con người đã và đang chịu đau khổ, bằng cách này hoặc cách nọ, về thể lý hoặc tinh thần, và để có dịp cầu nguyện cho họ, nhất là vào Mùa Nô-en An Bình này.

Lạy Chúa Hài Đồng, muôn tâu Thượng Đế, lạy Hoàng Tử Bình An, lạy Vua Công Lý, xin ban cho chúng con được hưởng nền hòa bình đích thực xuất phát từ chính tâm hồn của mỗi người. Amen.


TRẦM THIÊN THU

(*) NS Lê Kim Khánh cũng chính là NS Tuấn Hải, tên thật là Hồ Nhất Duy, sinh năm 1953 tại Bạc Liêu. Năm 17 tuổi, Tuấn Hải lên Saigon học. Tại đây ông bắt đầu viết nhạc cho “Tuyển Tập Tình Ca Tuổi Trẻ” của Nguyễn Đình Nghĩa và Phạm Kim Long, với bài đầu tay là ca khúc “Người Yêu Không Đến”. Nhìn chung nhạc của Tuấn Hải ít thâu thanh cho ca sĩ hát mà chỉ xuất bản tờ nhạc nên ít được phổ biến. Một vài bài tiêu biểu như: Có Lẽ, Cơn Mê Tình Ái, Đẹp Lòng Người Yêu, Đôi Lòng Nguyện Cầu, Giận Hờn, Mắc Cỡ, Một Trăm Phần Trăm, Nửa Đêm Khấn Hứa, Nguyện Cầu, Như Một Cơn Mê, Tâm Sự Ngày Cưới, Trót Dại,... Sau 1975, ông không còn sáng tác và sống cùng gia đình tại quận Tân Bình, Saigon.

Thưởng thức bài hát :


  Chủ đề: DÆ° Âm Mùa Giáng Sinh
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 7673

Bài gửiDiễn đàn: Sách báo, Tài liệu   gửi: 01.12.2015   Tiêu đề: DÆ° Âm Mùa Giáng Sinh
Dư Âm Mùa Giáng Sinh





Thiên nhiên có bốn mùa, mỗi mùa mỗi vẻ, nhưng có lẽ mùa đông vẫn có gì đó khiến lòng người chộn rộn, lắng đọng. Có thể vì mùa đông là mùa cuối cùng trong năm, nó khiến người ta không chỉ “chạy đua” với thời gian để “níu kéo” điều gì đó, mà nó còn khiến người ta cảm thấy thêm lo toan cho những gì sắp tới: một năm mới bắt đầu.

Ký ức đầy ắp kỷ niệm. Kỷ niệm vui hóa kỷ niệm buồn, kỷ niệm buồn hóa kỷ niệm buồn hơn. Kỷ niệm vui hay buồn cũng vẫn đẹp, kỷ niệm đẹp nên kỷ niệm êm đềm, kỷ niệm êm đềm nên kỷ niệm đáng ghi nhớ, khó phai nhòa, hầu như mãi khắc sâu trong tâm khảm. Và vì thế, cõi lòng người ta vẫn có những lúc bất chợt chùng xuống…

Có lẽ kỷ niệm khiến người ta nhớ nhiều là kỷ niệm liên quan Mùa Giáng Sinh. Với NS Ngân Giang, kỷ niệm của ông cũng liên quan lễ Giáng Sinh, và ký ức đó được ông trải lòng qua ca khúc “Dư Âm Mùa Giáng Sinh” (*). Và dư âm này là dư âm buồn chứ không vui!

Ca khúc này được viết ở âm thể Sol Trưởng (G), và được lồng trong tiết tấu của nhịp 4/4. Tuy được viết ở âm thể Trưởng, nhưng ca khúc này không rộn ràng như các ca khúc giáng sinh khác, mà lại da diết, da diết nhưng không buồn ảo não. Tiết tấu thong thả như những bước chân vọng về từ miền ký ức…

Và kỷ niệm ngồn ngộn bất chợt ùa về: “Bài hát đêm đông chạnh lòng tôi nhớ nhiều, Tà áo Noël thiết tha trong chiều nào, Dập dìu trên đường đi lễ, Lấp lánh sao đêm tuyệt vời, Đẹp thay ôi mùa sao sáng!” .

Giáng Sinh đẹp lắm, đẹp vì nhiều thứ ngoại tại: lung linh ánh sao, lấp lánh ánh điện, đa sắc trang phục, đủ thứ trang trí,... Ngoại tại ảnh hưởng nội tại. Vẻ nhộn nhịp bề ngoài khiến lòng người cũng rung động, dù lòng rất buồn cũng vẫn cảm thấy nôn nao.

Không ai có thể trì hoãn niềm hạnh phúc. Những người không có niềm tin tôn giáo còn xao xuyến kia mà, thế thì những người có niềm tin vào Đức Kitô lại càng không thể im lặng, bất động: “Từ khắp muôn phương lòng thành đang hướng về, Cùng Chúa Ngôi Hai sáng danh trên trời cao, Nguyện cầu yên bình nhân thế, Giữ vững tin yêu trọn đời, Bài thánh ca ngọt đầu môi”.

Đêm Giáng Sinh là đêm sao sáng, đêm bình an. Nhưng cuộc đời vẫn chưa thực sự bình an vì chưa hết chiến tranh – chiến tranh vì bom đạn, chiến tranh vì đòi công lý, chiến tranh vì người ta vẫn áp bức và bóc lột nhau, chiến tranh vì bách hại những người tin vào Thiên Chúa, chiến tranh vì người ta chưa thực sự chân thành yêu thương nhau,… Chiến tranh không đâu xa, chiến tranh vẫn xảy ra hằng ngày ngay trong gia đình, xóm giềng, giáo xứ, đoàn hội: lườm nguýt nhau, dè chừng nhau, đùn đẩy việc khó cho người khác, nói hành, chỉ trích, so sánh, cạnh tranh,... Đủ thứ chiến tranh, đa dạng chiến tranh, đôi khi các loại chiến tranh này còn đáng sợ hơn chiến tranh bom đạn. Cần lắm sự hòa bình!

Rõ nét vẫn là chiến tranh bom đạn. Việt Nam cũng đã từng là bãi chiến trường đẫm máu, ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm nô lệ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến, buồn lắm! NS Ngân Giang mô tả: “Quê hương chinh chiến đã lâu rồi, Người ngoài biên cương vẫn miệt mài đi. Mấy mùa Giáng sinh Giáng sinh, Niềm nhớ bâng khuâng tìm về, Hòa theo khúc nhạc mừng Chúa sinh ra đời”.

Buồn lắm, thương nhớ lắm, nhưng dân Việt vẫn một niềm tin vào Thiên Chúa nên vẫn chan hòa niềm hy vọng, và vẫn vui mừng trong Đêm Giáng Sinh, đêm Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể để chia sẻ kiếp người lầm than với phàm nhân chúng ta, và để cứu độ nhân loại. Đêm Giáng Sinh là Đêm Cực Thánh.

Muôn người vui nhưng ở đâu đó vẫn có người giấu kín niềm đau, lòng nhàu nát sầu, mắt cay lệ nhòa: “Và cũng đêm nay một người ôm kỷ niệm, Ngồi đếm sao đêm chép cho xuôi vần thơ, Gửi về cho người biên giới, Chiến đấu xông pha địa đầu, Một dư âm mùa Giáng sinh”.

Kỷ niệm ùa về nên người ta cảm thấy buồn, vì buồn mà hóa thân thành thi sĩ – dù có thể chỉ là “bất đắc dĩ”, nhưng người ta vẫn cố gắng ghép các chữ cho thành câu và có ý nghĩa. Bài thơ đó hay và đẹp không phải vì văn hay chữ tốt, mà hay vì cảm xúc xuất thần, có thật, không giả tạo. Người ở hậu phương nhớ người ở tuyến đầu đang canh giữ biên cương để người hậu phương được bình an vui đón mừng Con Thiên Chúa giáng trần.

Nhiệm vụ gìn giữ quê hương là nhiệm vụ cao cả, đáng được Thiên Chúa chúc lành. Họ làm nhiệm vụ chung, vì công ích, vì hạnh phúc của tha nhân, vì bảo vệ hòa bình của cộng đồng. Nhiệm vụ của các chiến sĩ là thơ. Nỗi nhớ thương của người hậu phương cũng là thơ. Cảm xúc trào dâng, càng trào dâng mạnh hơn trong đêm Con Thiên Chúa nhập thể và nhập thế.

Thơ kỳ diệu lắm, nhưng phải có cảm xúc thật, nếu không có cảm xúc thì không có thơ, không thể là thi sĩ mà chỉ là “thợ thơ”, tức là người ta ráng ghép chữ cho thành thơ chứ chẳng là thơ. Có gọi là thơ cũng chỉ là “thơ giả tạo”. Văn vần mà đọc như văn xuôi. Nghệ thuật không thể tách rời cảm xúc, phải có kinh nghiệm sống thực sự, không thể vay mượn hoặc “chế tác”.

Con Thiên Chúa ĐÃ đến, ĐANG đến và SẼ đến. Ngài trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1:14). Từ ngàn xưa, ngôn sứ Isaia đã cho biết: “Từ gốc tổ Gie-sê sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” (Is 11:1-2).

Và đó mới là dư âm giáng sinh đích thực của chúng ta, những người tín thác vào Thiên Chúa, luôn khát vọng Đức Giêsu Kitô ngự đến và Nước Cha trị đến.
Ma-ra-na tha (tiếng Hy Lạp: maranathá, tiếng Aram: māranā thā), xin Ngài ngự đến! (1 Cr 16:22).

TRẦM THIÊN THU

(*) NS Ngân Giang (1946-2009) tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh ra tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh, Bắc Việt), là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, Nho giáo, và bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải nhất trong cuộc thi măng cầm do các linh mục của các chủng Viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế nhận làm đệ tử và dạy về các bộ môn âm nhạc, ca kịch, hát xướng,... Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo. Ông có bút danh khác là Thượng Ngàn.

Năm 1967, vì hoàn cảnh đất nước, ông gia nhập Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính. Ông mất ngày 28-4-2009 tại thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.

Một số ca khúc khác của ông: Tôi Vẫn Nhớ, Đôi Mắt Người Xưa, Em Về Kẻo Mưa, Nối Lại Tình Xưa, Hát Cho Linh Hồn Anh, Đêm Trên Đỉnh Sầu, Đành Rằng Tình Vỗ Cánh Bay, Những Người Vượt Gian Khổ, Xin Đừng Yêu Tôi, Tưởng Anh Quên,...


Thưởng thức ca khúc “Dư Âm Mùa Giáng Sinh”:

  Chủ đề: Ãnh Sáng Đức Tin
cathuong

Trả lời: 0
Xem: 7794

Bài gửiDiễn đàn: Sách báo, Tài liệu   gửi: 01.12.2015   Tiêu đề: Ánh Sáng Đức Tin
Ánh Sáng Đức Tin



Đang sống trong Mùa Vọng, chuẩn bị Giáng Sinh, tôi chợt nhớ tới ca khúc “Mùa Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (*), một ca khúc thường được nghe vang lên trong mùa Giáng Sinh, chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc ca khúc này. Lời thoại mở đầu ca khúc này mang tâm tình của một người ngoại đạo: “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ngự trên cao”. Có thể nói rằng nghe ca khúc này phải nghe giọng trầm ấm và chắc giọng của ca sĩ Giao Linh mới “đã”.

Ca khúc “Mùa Sao Sáng” được viết ở âm thể Trưởng, với giai điệu giản dị nhưng vẫn sáng đẹp và nhẹ nhàng, nghe như thánh ca, và ca từ cũng đẹp: “Một mùa sao sáng, đêm Noel Chúa sinh ra đời, người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vui. Quỳ lạy Mẹ Maria, lòng Mẹ từ bi bao la, tấu khúc nhạc lên xin ơn trên ban cho nhà Nam”. Ông không chỉ hướng về Chúa mà còn hướng về Mẹ Maria.

Ai cũng trải qua nhiều “Mùa Sao Sáng”, càng nhiều tuổi càng trải qua nhiều mùa Đông: “Từ mùa Đông trước qua mùa Đông tiếp theo sau này, người bạn còn đi mà niềm tin vẫn thắm trên môi”. Vấn đề là còn giữ được niềm tin, dù là niềm tin đời thường hoặc niềm tin tôn giáo.

Nhưng chiến tranh và loạn lạc, cho dù “giặc tràn về quê hương tôi, giặc diệt niềm tin Kitô”, nhưng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao”. Và ông lại hướng về Đức Mẹ: “Lạy Mẹ đồng trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Không biết ông có niềm tin Kitô giáo hay không, nhưng các ca từ ông viết nghe đầy “chất” Công giáo. Phải chăng ông là người ngoại đạo nhưng luôn hướng về Chúa, luôn tin rằng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao” để “đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”? Và tôi gọi ông là người-ngoại-đạo-có-niềm-tin.

Mùa Sao Sáng lại về, ông tâm sự: “Đêm nay tôi nhớ người chưa trở lại, chênh chếch mùa sao lạc loài, ôi những mùa sao lẻ đôi! Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào, thương những mùa sao hồng đào, ôi những mùa sao cách xa!”. Chiến tranh là thế, người tiền tuyến, kẻ hậu phương, yêu nhau mà không được gần nhau. Buồn lắm! Và nỗi nhớ ùa về ngập lòng, khoảng xa vắng mênh mông…

Mùa Sao Sáng dành cho mọi người, của mọi người, dù lương hay giáo: “Một mùa Đông giá hang Bêlem Chúa sinh ra đời, một trời đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt càng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”. Da diết quá, tha thiết quá, tâm tình quá, chân thành quá!

Mùa Sao Sáng nên rất nhiều sao lấp lánh và nổi bật trên nền trời đêm đen: “Một mùa sao sáng ôi mùa sao chói chang muôn đời, vạn lời truyền rao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Ở NS Nguyễn Văn Đông có điều gì đó đặc biệt, đó là ông luôn hướng tâm lên Đức Mẹ, ông cứ lặp đi lặp lại như một điệp khúc:[ “Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.

Một Mùa Sao Sáng nữa lại về, Ánh sáng Đức tin rạng ngời, xin cầu chúc mọi người được sống trong công lý và hòa bình đích thực: Giáng sinh An lành và Năm mới Hạnh phúc –
Merry Christmas and Happy New Year.

TRẦM THIÊN THU[
__________________________
(*) Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15-3-1932 tại quận 1 (Saigon), nguyên quán ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu. Ông có các bút danh khác là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Ông là một nhạc sĩ của dòng nhạc tình ca Việt Nam, tác giả của nhiều ca khúc tân nhạc nổi tiếng như Chiều Mưa Biên Giới, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Ai Đi Ngoài Sương Gió, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Chiều Mưa Biên Giới, Cay Đắng Tình Đời, Bẽ Bàng,... Ngoài ra ông còn là soạn giả của một số tuồng cải lương thịnh hành như Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn.

Ông là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Từ năm 1958, ông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian của Đài Phát Thanh Saigon, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc...

Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca nổi tiếng, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương. Chính Nguyễn Văn Đông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly (Sơn Ca 7), Thái Thanh và Ban nhạc Thăng Long (Sơn Ca 10), Lệ Thu (Sơn Ca 9), Phương Dung (Sơn Ca 5 và 11), Giao Linh (Sơn Ca 6), Sơn Ca (Sơn Ca 8)... và một số album riêng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong các học trò của NS Nguyễn Văn Đông.


Thưởng thức bài hát

 
Trang 1 trong tổng số 5 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net