GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055376225
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 195 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: [Hỏi] Về các Giáo Xứ ở Quảng Bình
Hoai_ke_mui

Trả lời: 3
Xem: 13183

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về các vấn đề khác…   gửi: 28.10.2011   Tiêu đề: re: Giáo Xứ Quảng Bình
Theo mình tìm hiểu và được biết thì hình như ở Quảng Bình có các Giáo Hạt, Giáo xứ:
Giáo hạt: ĐỒNG TROÓC gồm các giáo xứ: - Đồng Troóc
Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
(052) 679.414
- Cây Lim
Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

-Xứ Chày
Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
052.222.522

-Hà Lời
Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
052.677.939

-Gia HÆ°ng
Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
(052) 675.158

-Khe Gát
Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
(052) 675.420

- Sen Bàng
Hòa Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
(052) 611.118

-Tam Trang
Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
(052) 675.375

-Yên Giang
Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

- Tam Tòa
Tp. Đồng Hới, Quảng Bình

- Hoành Phổ, Bình Thôn
Tân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình

- Phúc Tín, Trung Quán
Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình




GIÁO HẠT HÒA NINH

Hoà Ninh
Quảng Hòa, Quảng Trạch, Quảng Bình
(052) 585.299

Cồn Nâm
Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình
(052) 585.408

Cồn Sẻ
Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình

Diên Trường
Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình

Giáp Tam
Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình

Văn Phú
Quảng Văn, Quảng Trạch, Quảng Bình
(052) 585.269

VÄ©nh PhÆ°á»›c
Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình
(052) 586.026



GIÁO HẠT MINH CẦM

Minh Cầm
(Sở Hạt)

Mai Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
(052) 670.031

Đá Nện
Thanh Thạch, Tuyên Hóa, Quảng Bình
(052) 873.446

Kim LÅ©
Kim Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
(052) 684.197

Kinh Nhuận
Cảnh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Bình
(052) 516.074

Phù Kinh
Phù Hóa, Quảng Trạch, Quảng Bình

Tân Hội
Thạch Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình


GIÁO HẠT HƯỚNG PHƯƠNG
  Chủ đề: [Hỏi] Về tiền xin lá»…
Hoai_ke_mui

Trả lời: 3
Xem: 13450

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về các vấn đề khác…   gửi: 05.09.2011   Tiêu đề: re: BAO NHIÊU TIỀN THÃŒ XIN LỄ ĐƯỢC

Tất cả mọi thánh lễ được cử hành đều dành cho toàn thế giới, như Chúa Giêsu đã phán : "Mình Thầy bị phó nộp vì các con. Máu Thầy đổ ra để mọi người được tha tội" (Lc 22, 19-20 và Mt 26, 26-28). Vì thế trong thánh lễ, Giáo Hội cầu nguyện cho hết mọi người : hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cũng như cho những người đã qua đời. Tuy nhiên, vị chủ tế vẫn có thể kết hợp các ý nguyện chung này với một ý cầu nguyện riêng của tín hữu.
Thánh lễ vô giá. Nhưng ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các tín hữu đã muốn chứng tỏ rằng việc tham dự thánh lễ bao gồm toàn vẹn bản thân, cũng như chính Chúa Kitô đã trao hiến trọn vẹn thân Người. Vì thế họ đã đem đến dâng hoặc bằng hiện vật (bánh, rượu, đèn nến...), khởi đầu cho việc kiệu rước lễ vật trong thánh lễ, hoặc bằng tiền để trang trải những chi phí phụng tự, giúp cho linh mục có điều kiện sinh sống, trang trải các hoạt động của Giáo Hội. Đó là ý nghĩa lễ vật của họ khi họ ủy thác cho vị linh mục một ý chỉ nào đó.
Từ đó phát sinh "tiền xin lễ" khá phổ biến kể từ thế kỷ thứ XII. Các tòa giám mục tùy ý ấn định giá bổng lễ nhưng phải hợp với khả năng của mọi người. Vì lo rằng việc xin lễ có thể phát sinh những hình thức thương mại, nên nhiều người chủ trương dẹp bỏ thói quen này. Nhưng các hoạt động của Giáo Hội cũng như của hàng giáo sĩ đều dựa vào những đóng góp tự nguyện của giáo dân, trong đó có việc dâng bổng lễ. Vì thế trong thực tế, thật khó mà xem thường phần đóng góp quí báu này của giáo dân.



40 câu hỏi đáp về thánh lễ ( câu 35)
  Chủ đề: Nếu má»™t ngày…...
Hoai_ke_mui

Trả lời: 0
Xem: 6242

Bài gửiDiễn đàn: Tâm sá»±   gửi: 27.08.2011   Tiêu đề: Nếu má»™t ngày…...
- Nếu một ngày, bạn cảm thấy sầu khổ và muốn khóc. Hãy gọi cho tôi ... Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười. Nhưng tôi có thể cùng khóc với bạn.

- Nếu một ngày bạn đứng trước thất bại và muốn bỏ chạy. Đừng ngại gọi cho tôi…Tôi không hứa sẽ giúp bạn hết thất bại, hết chạy trốn... Nhưng tôi có thể cùng chạy với bạn.

- Nếu một ngày, bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, không đủ năng lực để làm việc. Hãy gọi cho tôi bạn nhé… Tôi không chắc sẽ giúp bạn hết mệt mỏi, hết đuối sức … Nhưng tôi sẽ cùng nghỉ ngơi với bạn… Những giây phút nghỉ ngơi bên nhau sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh, thêm năng lực để làm việc và để tiếp tục bước đi trên đường đời .

Hãy gọi cho tôi…Hãy gọi cho tôi bạn nhé…Số phone của tôi là: 1-800-CẦU-NGUYỆN

Nhưng nếu một ngày nào đó bạn gọi mà không thấy tôi trả lời. Hãy mau mau đến thăm tôi bạn nhé ... Vì tôi cũng đang cần đến bạn, cần tiếng nói của bạn, cần những lời nói chuyện tâm tình của bạn. Tôi ở trong khu phố NHÀ THỜ, đường NHÀ TẠM, căn nhà có ghi hai chữ THÁNH THỂ.

Thân mến,

Giêsu.

***
“Tất cả những ai đang vất vả, mang gáng nặng nề … hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng..”(Mt.11:28)

Lạy Chúa Giêsu! Xin cho con biết chạy đến với Chúa, biết qúy trọng những giây phút thinh lặng bên Chúa …. Vì Chúa là Đấng ban ơn trợ giúp và là nguồn ơn sức mạnh của đời con. Amen

Sưu tầm!
  Chủ đề: Từ má»™t lần gặp gỡ: Chất vấn niềm tin
Hoai_ke_mui

Trả lời: 1
Xem: 6803

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 27.08.2011   Tiêu đề: Từ má»™t lần gặp gỡ: Chất vấn niềm tin
Các bạn trẻ thân mến,

Hành trình theo Chúa không phải lúc nào cũng êm xuôi. Đôi lúc, tự dưng trên con đường bon bon như thế, mình giật lại và tự hỏi: mình đang đi đâu và tại sao mình đã đi?

Với một thắc mắc như thế, chúng ta cùng nghe tâm sự của bạn Minh Uyên về một câu hỏi mà đôi khi chúng ta cũng gặp: “Vì sao tôi theo Đạo Công giáo?”

***

Vì sao tôi theo Đạo Công giáo?

Tôi thường bắt đầu trả lời bằng một câu rất là… lãng nhách: “Chẳng biết nữa!” để rồi đưa mình lui từ hiện tại về tít dĩ vãng xa xôi…

Đứng ở hiện tại mà hỏi câu này thì thấy mình là lạ. Lạ vì một câu như thế mà cũng hỏi, điều đó là đương nhiên rồi. Có ai lại hỏi cái gì đương nhiên đâu. “Tại sao bạn ăn?” “Vì sao bạn thở, chuyển động, suy nghĩ?” Tôi theo Đạo Công giáo là một phần tất yếu của cuộc sống của tôi rồi. Như vậy, nếu có hỏi ở hiện tại thì tôi sẽ hỏi mình rằng: “Này tôi, tôi theo Đạo Công giáo thì tôi được gì?” Còn nếu muốn trả lời câu hỏi “vì sao” ở trên thì tôi phải trả lời nó trong cái nhìn về dĩ vãng, để thấy cả một hành trình…

Cái thuở “khi xưa ta bé”, tôi được ba mẹ cầm tay dẫn vào con đường Đạo. Con đường vào Đạo chẳng có tí chông gai gập ghềnh gì. Con đường ấy còn thơ mộng nữa, thơ mộng với những bông hoa đỏ thắm ươn ướt sau mưa, tôi cùng đám bạn ngắt ở khắp nơi trong xóm về chuẩn bị cho buổi dâng hoa toàn giáo xứ, thơ mộng với đôi cánh thiên thần cứ khi nhún chân là lại xoè rộng ra, nhóc nào chẳng mê mẩn thèm thuồng, thơ mộng với những buổi tối í ới rủ nhau đi tập hát ca đoàn, với những buổi trại quanh khuôn viên nhà thờ, những giờ giáo lý vui nhộn. Con đường dẫn vào Đạo ấy có lẽ bắt đầu gần nhất là từ ba mẹ, còn tôi cứ thế đi, nhởn nhơ và vô tư lự, như đi trên những gì rất đẹp rất mơ, có sẵn từ lâu rồi và chẳng hề có khái niệm “mất” bao giờ…

Mẹ truyền cho tôi lòng yêu nhà thờ, yêu Chúa Giêsu, yêu các thiên thần một cách bình dị, không chút chất vấn hay khó hiểu. Tôi cứ thế lớn lên, rồi đi xa, đổi thay, biết thắc mắc theo thời gian, nhưng hương vị yêu mến những gì thuộc về nhà thờ vẫn cứ vương vương đâu đó trong tôi… Giả như có những câu hỏi dường như xuất hiện thì cũng chỉ để… cho có; chắc vì đến một lúc nào đó, người ta tự nhiên đặt ra câu hỏi, vậy thôi. Tôi chưa có hiểu biết về Đạo, chỉ có lòng yêu vương vương từ nhỏ…

Thời cấp 3 là thời tôi bắt đầu biết suy nghĩ về bản thân và về ý nghĩa của sự hiện hữu. Những suy nghĩ vừa to lớn vừa non nớt là khởi đầu cho những thao thức ghê gớm hơn sẽ bùng nổ về sau. Đậu đại học, tôi được sống xa nhà, tuy vẫn hít thở “bầu không khí Chúa” trong lưu xá, tôi thấy mình có nhiều khoảng trống hơn, nhìn vào mình thì thấy rõ hơn, nhưng nhìn vào cuộc sống rộng lớn lại không thấy gì… Những mông lung về tình cảm và về hiểu biết làm xuất hiện trong tôi một nhu cầu lớn lao là nhu cầu cần có bạn, cần có một ai đó hiểu được tâm hồn mình và giúp mình có ánh sáng để bước đi. Lúc đó tôi vẫn có Thiên Chúa để cầu xin, xin mải miết, xin mỏi mòn, khát khao đến phụ thuộc và hụt hẫng… mà không được! Không có một con người cụ thể nào cho tôi thấy được là mình có bạn, dù tôi sống trong một tập thể rất đông, với những sinh hoạt tôn giáo rất hoành tráng và ý nghĩa… Vậy đó, vô vị và chẳng ý nghĩa gì, tôi không hiểu Thiên Chúa nữa rồi… Nỗi buồn và một chút giận dỗi đưa tôi đi xa Thiên Chúa, không muốn quay lại nữa… Tôi còn quá bé để hiểu điều lớn lao Chúa đang từng bước tặng cho tôi. Thế là tôi không đi Lễ nữa, không xưng tội, không tâm sự, không thiết tha gì nơi Chúa nữa… Tôi không muốn nhìn Thiên Chúa nữa, nhưng trong tôi vẫn gào thét một Đấng cứu độ nào đó, mà khi ấy tôi chỉ nghĩ rằng mình cần có một người bạn…

Có cái gì đó rất kinh khủng khi mất Chúa. Mất Chúa không phải là mất một “người” nào đó, nhưng là mất cả sự sống, mất cả chính mình, mất những gì thuộc về niềm vui, ánh sáng, nhân đức, mất mà không thể gỡ gạc lại. Không gỡ được ở chỗ tôi không thể tập luyện để mình vui và tốt đẹp trở lại. Những điều đó chỉ là những gì bên ngoài mà khi đầy bên trong thì sẽ tự trào ra… Tôi không thể giả bộ vui khi hồn mình đang phải chịu cảnh nghiệt ngã của cái sự quyết tâm không để ý đến Chúa nữa.

Hình như sớm hay muộn, con người cũng phải trở vào với cái gì đó mà tôi tạm gọi là “trật tự tự nhiên”, nếu họ thật sự muốn sống. Dù tôi ý thức mình nên tránh xa Chúa ra, tôi vẫn đi trở lại vào Chúa theo cách mà tôi không nhận ra ngay được. Sau thời gian chống chọi để nhất định phải xa cái ông Chúa, tôi thấy mình sáng sáng thức sớm, đứng nhìn mọi người dự Lễ từ 5g sáng qua khung cửa sổ lưu xá, lòng im ru nghe tiếng kinh, tiếng hát; tôi thấy mình bớt mệt mỏi và sợ hãi sự sống. Vì vậy nên tôi cứ làm thế một thời gian, rồi sau đó bắt đầu suy nghĩ đến chữ Chúa trở lại, tôi đi xưng tội, cầu nguyện… Tôi vẫn là kẻ phụ thuộc, nhưng hạnh phúc hơn trước.

Vậy là mất hơn một năm để dứt áo ra đi khỏi Chúa cho đến khi trở lại. Các sơ mừng, ngạc nhiên, còn tôi thì thấy vui vui, hay hay. Chuyện đó cách nay đã bốn năm năm. Dạo mới trở lại, tôi “ăn” Chúa say sưa như người bị đói lâu ngày. Vì say sưa như thế nên có lúc nghi ngờ mình có ơn gọi hay không nữa… Bây giờ thì bớt ngấu nghiến rồi. Tôi học cách giữ nhịp trong đời sống thường nhật với Chúa. Có một lần mất đi như thế để hiểu Thiên Chúa là ai đối với mình, quả là một điều quí giá đối với tôi.

Như vậy, trở lại hiện tại, Chúa là… là gì nhỉ? Nhiều lắm, nhưng tôi thích cách nói này: Có Thiên Chúa thì có tất cả, mà mất Chúa thì mất tất cả.

Túm lại, với câu hỏi “vì sao theo Đạo Công giáo”, tôi đã chỉ trả lời được một phần “vì sao tôi mến Chúa”, hoặc “vì sao tôi giữ Đạo”. Tôi chưa từng biết đến Đạo khác, cũng không chọn Đạo Công giáo để theo, nên… không trả lời được trọn vẹn câu này rồi. Có những điều tự nhiên rơi trúng vào mình. Tôi giống như người được dẫn dắt từ thuở bé, Đạo Công giáo là môi trường tôi sống và lớn lên. Có đôi lần cần bị lắc mạnh, để tỉnh ra, hiểu hơn và yêu quý hơn


Hà Thanh Bình
  Chủ đề: Thiên thần của con!
Hoai_ke_mui

Trả lời: 0
Xem: 5510

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 24.08.2011   Tiêu đề: Thiên thần của con!
THIÊN THẦN CỦA CON

- Có một đứa trẻ sắp được sinh ra. Một ngày, đứa trẻ hỏi Chúa: “Mọi người nói với con rằng, Đức Ngài muốn đưa con tới trái đất vào ngày mai nhưng con sẽ sống ở đó thế nào khi con còn quá nhỏ bé và không có bất cứ sự giúp đỡ nào?”.
Chúa trả lời: “Giữa rất nhiều thiên thần, ta đã chọn cho con một người trong số họ. Cô ấy đang chờ đợi con với niềm mong mỏi của hạnh phúc và sẽ chăm sóc con”.

“Nhưng ở trên thiên đường con không làm bất kỳ điều gì trừ việc ca hát và mỉm cười. Đó là điều con cần để có được sự hạnh phúc”, đứa trẻ tiếp tục. Chúa trả lời: “Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe mỗi ngày, con sẽ cảm nhận được tình yêu từ thiên thần của con và con sẽ cảm thấy hạnh phúc”.



“Con làm thế nào để có thể hiểu mọi người nói chuyện với con khi mà con không biết được ngôn ngữ của loài người”.



“Dễ thôi, thiên thần của con sẽ nói cho con biết bằng những từ nhẹ nhàng và ngọt ngào nhất mà con sẽ được nghe với lòng kiên nhẫn và sự quan tâm, thiên thần của con sẽ dạy cho con biết cách nói chuyện như thế nào”.



Đứa trẻ lại ngước nhìn Chúa và hỏi: “Và con sẽ làm gì khi con muốn được nói chuyện với Người?”. Chúa trời liền mỉm cười: “Thiên thần của con sẽ dạy con cách cầu nguyện”.



Đứa trẻ vẫn lo lắng hỏi: “Con nghe nói trên trái đất có cả những người xấu, ai sẽ bảo vệ con?”.



“Thiên thần của con sẽ bảo vệ con, hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí mạo hiểm trong cuộc sống”.



Sự yên lặng thanh bình bao trùm toàn thiên đường. Đến thời khắc đứa trẻ phải xuống trần gian. Đứa trẻ vội vã chuẩn bị đi nhưng rồi lại quay đầu hỏi Chúa: “Thưa Chúa trời, con muốn hỏi một câu hỏi nữa thôi, hãy cho con biết tên thiên thần của con”.



Chúa mỉm cười nhân từ: Điều đó không quan trọng. Đơn giản hãy gọi cô ấy là “Mẹ”.



Theo Scribd



  Chủ đề: Con phải làm gì?
Hoai_ke_mui

Trả lời: 2
Xem: 11641

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về Æ n gọi   gửi: 24.08.2011   Tiêu đề: re: Con phải làm gì?
Hoài cũng đồng ý với thong_kt04 là Thương hãy cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ. Hãy thân thưa với Chúa rắng: "Lạy Chúa, Chúa muốn Con sống đời sống (ơn gọi) nào? xin Chúa hãy dẫn đường chỉ lối và cùng đồng hành cùng với con...". Chúc Thương luôn được bình an và sớm nhận ra được Thánh ý của Thiên Chúa!

God Bless YoU!
  Chủ đề: Chúng tôi đã "giết chết" má»™t người bạn!
Hoai_ke_mui

Trả lời: 0
Xem: 5877

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 15.07.2011   Tiêu đề: Chúng tôi đã "giết chết" má»™t người bá
CHÚNG TÔI ĐÃ "GIẾT CHẾT" MỘT NGƯỜI BẠN


Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.


Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.

Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng của tôi. Chúng tôi đã báo cáo sự việc với nhà trường. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.

Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.

Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.

Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa. Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.

Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính". Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.

Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.



Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó hứa trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.

Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi.

Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.

Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói:

"Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp".

Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói:

"Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào".

S mỉm cười và nói:

"Ông đã trả hết nợ rồi".

Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói:

"Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình".

Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.

Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.


Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời. Kính chúc các anh, các chị mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.

GM. TRAN CAO VAN
  Chủ đề: Không có Thánh lá»… an táng cho người tá»± tá»­?
Hoai_ke_mui

Trả lời: 4
Xem: 16172

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ   gửi: 20.06.2011   Tiêu đề: re: Không có Thánh lá»… an táng cho người tá»± tá»­?
H cũng rất cám ơn A/C đã gửi bài!
Trước đây H cũng như belan cũng nghe người ta nói những người tự tử không được linh mục dâng Thánh lễ An táng. Bây giờ được đọc bài viết của Lm Phanxicô Xaviê Ngô tôn Huấn H mới hiểu ra vấn đề. Con cám ơn lm rất nhiều.
  Chủ đề: Thánh Lá»… Chúa Nhật ở nhà thờ Cầu Rầm và nhà thờ Trung Song
Hoai_ke_mui

Trả lời: 4
Xem: 15379

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về các vấn đề khác…   gửi: 17.06.2011   Tiêu đề: re: Thánh Lá»… Chúa Nhật ở nhà thờ Cầu Rầm và
Mình cũng không rõ chương trình lễ cụ thể của 2 giáo xứ này lắm! Nhưng bạn có thể liên hệ theo số điện thoại của Cha quản xứ ở đó và hỏi sẽ biết chi tiết hơn:

Cha xứ Cầu Rầm:


Lm: Phanxicô Xavie Hoàng Sĩ Hướng: 0985.034.533

Cha xứ Trung Song:

Lm: Phanxicô Xavie Lê Viết Hùng: 01688.338.593
  Chủ đề: Ná»—i Mong!
Hoai_ke_mui

Trả lời: 0
Xem: 5127

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 07.04.2011   Tiêu đề: Ná»—i Mong!
Sống mong đợi là sống trong thương nhớ. Nỗi nhớ càng nhiều thì nỗi mong càng ray rứt. Mong đợi là gởi tâm hồn mình đi để tìm một tâm hồn. Là sống ở đây, nhưng vẫn không là sống thực. Một phần đời nào đó đã mất. Ở rất xa.
Lịch sử cứu rỗi là lịch sử mong đợi. "Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa vị cứu tinh". Dân Chúa đã mong đợi ân tình cứu rỗi. Ðấng Thiên Sai đã đến. Con người không chấp nhận. Ðóng đinh Ngài trên thập giá. Con người đã bỏ đường đến cứu độ. Ði xa. Và bây giờ, đến lượt Thiên Chúa mong chờ, Ngài đợi tôi trở về. Một phần đời nào đó đã mất. Ở rất xa.
Câu chuyện "Người Con Hoang Ðàng" trong Tin Mừng Luca đã diễn tả trung thực hình ảnh mong đợi của Cha. Người con đi hoang nhưng người con đã trở về. Như thế, có thể gọi dụ ngôn là câu chuyện "Người Con Trở Về". Dù người con trở về hay người con đi hoang thì tình thương của Cha vẫn không thay đổi. Bởi đó, tôi thích đặt tên cho dụ ngôn là "Nỗi Mong Của Cha". Vì nói đến mong đợi là nói đến tình thương.
Người con đến nói với cha mình: "Xin cha ban cho con phần gia sản thuộc về con!" Nhìn con ra đi. Nhìn trời cao. Sợ có mây đen đem mưa gió. Cha nguyện xin cho mưa bão đừng đến. Cha mong cho bầu trời cứ nắng bình yên để đời con mình có một tương lai. Ra đi rồi, cha ở lại thao thức không biết con mình ra sao. Một phần đời đã mất. Ở rất xa.
"Ðã bao lần Ta như gà mẹ muốn tụ họp con cái lại dưới cánh nhưng chúng chẳng nghe" (Mt 23,37). Ðây là tình thương của Chúa muốn tâm sự với con người. Càng thương bao nhiêu, khi mất càng buồn. Càng thương bao nhiêu, khi xa càng nhớ. Càng nhớ thì tâm hồn người nhớ càng gần người mình nhớ. Chỉ có kẻ ra đi là ơ hờ. "Cho dù mẹ có quên con thì Ta vẫn chẳng nguôi lòng nhớ thương ngươi" (Is 49,15). Ðây là trái tim của Chúa đối với tôi.
Mong đợi là dấu âm thầm nói: tôi nhớ. Có thương thì mới nhớ. Khi Chúa muốn tôi trở về là dấu chỉ Chúa nói: cha thương con. Câu chuyện "Người Cha Mong Con Trở Về" (Lc 15,11-31), diễn tả tuyệt vời tình thương này:
Nó còn ở đàng xa thì cha nó đã thấy nó, và ông chạnh lòng thương: chạy lại ông bá lấy cổ nó mà hôn lấy hôn để. Người con mới nói với ông: Thưa cha, con đã trót phạm tội nghịch với Trời và trước mặt cha, con không còn xứng đáng gọi là con cha nữa! Nhưng cha nó đã nói cùng đầy tớ: Mau mau! đem áo thượng hạng mà mặc cho nó; hãy xỏ nhẫn vào tay nó; và giầy vào chân nó; rồi đem con bò tơ này mà hạ đi! Ta phải ăn mừng mới được vì nay con ta đây: nó đã chết mà lại hoàn sinh, đã mất mà lại tìm thấy được. Và người ta mở tiệc ăn khao.

********************************************
Phân tích đoạn văn trên đây ta sẽ thấy tình thương của Chúa ướp vào từng lời, từng chữ, là tha thiết vô cùng.
- ... nó còn đàng xa thì cha nó đã thấy nó. Câu chuyện không nói rõ là bao nhiêu năm trời người con đã xa nhà. Nhưng cho dù năm tháng có lâu, cho dù phương trời có xa. Cho dù thân xác có đổi thay. Khi thấy bóng con là nhận ra ngay. Lời văn nhấn mạnh là "nó còn ở đàng xa". Còn xa thì bóng hình còn mờ. Mờ thì khó nhận diện. Nhưng thấy con là cha nhận ra ngay!
- ... và ông chạnh lòng thương. Mong đợi là ngôn ngữ của thương nhớ. Tiếng "chạnh lòng thương" ở đây là lời phiên dịch tình thương thành xúc động. Là cụ thể hóa tình thương thành tiếng khóc. Là muốn kéo vô hình thành hữu hình. Là một thứ vỡ òa của thương mến nội tại trong tâm hồn ra bên ngoài. Xúc động vì gặp lại con, hay chạnh lòng trắc ẩn khi thấy con tiều tụy vì con "phải ăn bám dân trong vùng, và người ta đã sai nó ra đồng chăn heo", thì cũng là động lực đến từ trái tim giàu lòng thương xót, thì cũng là tình thương bật nở sau bao ngày cưu mang ẩn kín.
- ... ông chạy lại. Người ta chỉ chạy khi vội vàng. Chạy khi không có thì giờ. Chạy là muốn rút ngắn. Chạy là bị thúc đẩy bởi một động lực rất mạnh. Chạy thì ít an toàn hơn đi thong thả. Biết ít an toàn mà cha già vẫn chạy là liều chấp nhận một thiệt thòi có thể xẩy đến cho mình. Không ai có thể suy nghĩ, tính toán, sáng tác trong lúc chạy. Càng chạy nhanh thì càng mất đi hình ảnh bên cạnh. Chạy thì quên hết những gì chung quanh để chỉ còn một mục tiêu duy nhất đang nhắm tới. Cha già đã quên hết mọi sự, trước mặt chỉ thấy con. Chạy là muốn rút ngắn thời gian mong nhớ.
- ... ông bá lấy cổ nó mà hôn lấy hôn để. Cái hôn của Yuđa lạnh lùng bao nhiêu, thì cái hôn của người cha già tha thiết bấy nhiêu. Ít khi nào Phúc Âm kể chi tiết như ở đây. Cái hôn của người cha như vội vàng, hối hả, như sợ sắp mất, như một trông đợi vô cùng.
- người con nói: trước mặt cha con không xứng đáng gọi là con cha nữa. Nhưng cha nói cùng đầy tớ... Nói nhưng có nghĩa là muốn nói ngược lại. Nói nhưng có nghĩa là bảo người nghe đừng theo ý riêng mình mà hãy theo ý của người nói. Trong kinh nghiệm sống, ta hãy thấy hạnh phúc hay đau khổ nhiều khi hệ tại có một chữ nhưng. Người con muốn nhắc cho cha cái quá khứ lầm lỗi của mình. Nhưng cha chẳng quan tâm. Vì trong mong đợi là có tha thứ rồi.
Trong câu chuyện này, người cha không hề nhắc đến tội của con. Chính lúc người con muốn cha nhận lời xin lỗi của mình, cha cũng không muốn nhận. Ông gạt đi. Ông muốn quên hẳn. Ðây là thái độ của Chúa đối với tôi. Trong trái tim Chúa chỉ có tình thương chứ không có trí nhớ về tội. Những đau khổ gây ra bởi tội của tôi chỉ là tôi tự xa cách tình thương. Người con đi hoang phải chăn heo và "ước gì có thể lấy rau heo mà ăn cho đầy bụng nhưng cũng chẳng có ai cho". Ðau khổ này không phải là hình phạt của cha, mà chỉ là người con không muốn ở với sự giàu có của cha mình.
- ... ông nói cùng đầy tớ: mau mau đem áo. Nói mau mau là nói đến gấp rút. Khi truyền cho một người làm việc mau mau có nghĩa là việc đó rất quan trọng, rất cần. Một việc phải làm mau mau là việc muốn có kết quả ngay. Mau mau là hành động đang bị hối dục. Toàn thể mạch văn của câu truyện đều diễn tả sự nóng lòng mong con trở về. Thấy con về thì cha già chạy vội vàng. Thấy con rách rưới thì sai gia nhân mau mau lấy áo.
- mau mau lên đem áo thượng hạng mà mặc cho nó. Áo thượng hạng là áo quý. Những gì quý thì gìn giữ cẩn thận. Không ai mặc áo thượng hạng để đi làm. Người ta mặc áo thượng hạng trong tiệc mời, trong nghi lễ. Bởi đó, nếu ông chỉ bảo gia nhân về nhà lấy áo, chắc chắn họ không lấy áo quý. Mặc áo thượng hạng ở khung cảnh này hoàn toàn không thích hợp. Người con mới ở phương xa về, phải chăn heo mà sống, đói rách, đau ốm, tóc tai dơ bẩn vì bụi đường. Mặc áo thượng hạng ở đây coi như dị đời. Theo thường tình, ông phải đợi con về nhà, tắm rửa, chuẩn bị kỹ càng cho bữa tiệc ăn khao đã, rồi bấy giờ mới mặc áo quý. Nhưng cha già quá lính quýnh, ông không biết làm sao giữ được hạnh phúc trong tim ông. Ông nghĩ gì nói vậy chứ không cần xét rằng mặc áo thượng hạng lúc này chẳng thích hợp với hoàn cảnh. Ông không dùng lý trí để phân tích hoàn cảnh, nhưng chỉ nghe tiếng nói của tình thương. Tất cả hành đông ở đây đều là hành động muốn đốt cháy thời gian vì đã mong nhớ quá lâu. Ðã chờ đợi quá dài. Ông "chạy hối hả", ông "bá lấy cổ", ông "hôn lấy hôn để", ông truyền lệnh "mau mau".
- ... hãy xỏ nhẫn vào tay nó. Có thể cần áo lành để thay áo đã dơ bẩn, nhưng nhẫn, thực sự chưa cần để đeo. Người ta đeo nhẫn trong ngày cưới, trong ngày giao ước. Tất cả đều xẩy ra trong nghi thức trang trọng, có trầm hương, nhạc khúc. Vì sao cha già không đợi cho con về nhà rồi hãy đeo nhẫn, có muộn màng gì? Nếu nhẫn là biểu tượng của quyền thừa hưởng gia tài, thì chỉ còn một khúc đường ngắn nữa, có muộn màng gì mà không đợi?
- ... và xỏ giầy vào chân nó. Ðã bao năm dong duổi tha phương cầu thực. Ðã bao đoạn đường đi qua trong đời. Người con đã đi chân trần. Chỉ còn một khúc đường ngắn là tới nơi. Có cần thiết gì phải đi giầy? Nếu chân trần là biểu tượng của kẻ nghèo thì chỉ còn một khúc đường ngắn là tới nhà, là có gia nghiệp của cha. Có lâu lắc gì mà không chờ?
Ta phải ăn mừng mới được!
Và người ta mở tiệc ăn khao!

********************************************
Lạy Chúa, con đã được nghe rất nhiều là Chúa phạt những người tội lỗi, hơn là được nghe nói về tình thương của Chúa. Ðể rồi, nói đến Chúa là con nghĩ đến một vị quan tòa. Nhìn Chúa kính sợ hơn là dám đến gần. Có ngờ đâu, Chúa mong con đến bên để kể cho con nghe những câu chuyện về lòng thương xót của Chúa, để chữa lành vết thương của tâm hồn, để nói cho con nghe về hạnh phúc, để chỉ cho con thấy vẻ đẹp của cuộc sống.
Xin cho con được nhìn Chúa với tình thương.
Trong câu chuyện dụ ngôn Chúa kể, khi thấy đứa con trở về, cha già chạy vội vã đón con. Cha tha thứ lỗi lầm trước khi con tự thú. Giữa cha mẹ với con cái, muốn được tha thì phải xin lỗi. Có khi xin lỗi cũng chẳng được tha. Chúa thì lại tha trước khi xin lỗi. Xin cho con biết hối hận vì đã bao lần con chẳng để ý đến lòng nhân từ của Chúa.
Lạy Chúa, người con trở về đã được mặc áo quý, đeo nhẫn với quyền thừa hưởng gia nghiệp. Cha già đã giết bò tơ ăn mừng. Hình ảnh mô tả như một đại tiệc để mừng sự thành công, vinh quang của một người con đã học hành thành tài, đỗ đạt vinh hiển, nay về quê làm rạng danh công ơn của cha mẹ.
Lạy Chúa, chỉ có việc con lên đường trở về mà Chúa hạnh phúc như vậy sao?

LM Nguyễn Tầm Thường – Trích trong “Nước Mắt và Hạnh Phúc”
 
Trang 1 trong tổng số 20 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 18, 19, 20  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net