GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055366842
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Đức Maria 19.04.2024

ĐỨC TRINH NỮ MARIA - MẸ GIÁO HỘI
 

 

    Trong suốt dòng lịch sử Giáo Hội, biết bao đề tài về Đức Maria đã được các vị thánh giáo phụ, tiến sĩ của Giáo Hội và những nhà thông thái trình bày. Đã có cả những thiên khảo luận dài và có hệ thống về Đức Maria, gọi là Thánh Mẫu Học (Mariologia), như của Placidus Nigrus ở Palermo (Ý) vào năm 1602. Gần đây nhất, Đức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II đã trình bày 70 bài giáo lý về Đức Maria qua các buổi triều yết chung suốt từ ngày 25-6-1995 đến 12-11-1997. Mỗi bài là một đề tài phong phú về Đức Maria.

    Đó là chúng ta chưa kể đến những văn kiện chính thức và quan trọng nói về Đức Maria như Hiến chế Tín lý về Giáo Hội của Công đồng Vatican II, Lumen Gentium, công bố ngày 21-11-1964 với chương 8 trình bày chủ đề: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm của Đức Kitô và của Giáo Hội. Tông huấn Marialis Cultus của ĐTC Phaolô VI, ra ngày 2-2-1974 về việc tôn kính Đức Maria. Thông điệp Redemptoris Mater (Thân Mẫu Đấng Cứu Thế) của ĐTC  Gioan Phaolô II ra ngày 25-3-1987. Collectio Missarum de Beata Maria Virgine (Hợp tuyển các bản lễ kính Đức Trinh Nữ Maria) của Bộ Phụng tự, xuất bản ngày 15-8-1986. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, ra ngày 11-10-1992, đặc biệt các số từ 144, 148-149, 165, 273, 435-437, 452-467, 484-507, 532-534, 618, 721-726, 1.138, 1.161, 1.172, 1.187, 1.192, 1.195, 1.370, 1.716, 2.030, 2.099, 2.617-2.619, 2.622, 2.673-2.678 và 2.682.

    Tuy nhiên, chúng tôi muốn viết ít dòng về Đức Trinh Nữ Maria như là Mẹ Giáo Hội để nói lên lòng yêu mến và hiếu thảo của những người con đối với người Mẹ vô vàn kính yêu của mình. Thật vậy, người mẹ nào lại chẳng mang nặng đẻ đau, lo lắng chăm nom tất cả đàn con từng giây từng phút. Nhưng đâu phải người con nào cũng nhận ra công lao của mẹ, cũng thảo hiếu với mẹ mình. Đức Maria có lẽ là một trong những người mẹ đau khổ đó. Mẹ đã bày tỏ nỗi lòng qua những lần Mẹ hiện ra gần đây.

    Vào những năm 1930-1960, một số nhà thần học nổi tiếng như R. Laurentin, H. Rahner, H. De Lubac, Karl Rahner, E. Schillebeeckx  khởi xướng một phong trào canh tân Thánh Mẫu Học. Phong trào này nhấn mạnh đến việc trở về nguồn Thánh Kinh hơn là việc suy luận thần học để đề cao Đức Maria với những đặc ân kỳ diệu của Người như các nhà thần học từ thời Trung Cổ đã làm. Thánh Kinh trình bày Đức Maria trong mối tương quan chặt chẽ với Đức Giêsu và trong kế hoạch cứu độ như một người tín hữu lắng nghe và thực hành Lời Chúa, để thấy sự tương đồng giữa Đức Maria và Giáo Hội. Hơn nữa, chiều hướng đại kết cũng đòi hỏi không được đặt Đức Maria như một người ngang hàng hay độc lập với Đức Giêsu Kitô.

     Vào lúc khai mạc Công đồng Vatican II, hai khuynh hướng cũ và mới này đã đối chọi với nhau khá căng thẳng và kịch liệt. Khuynh hướng mới đã thắng thật khít khao trong lần bỏ phiếu ngày 29-10-1963 với 1.114 phiếu thuận và 1.074 phiếu chống. Kết quả là lược đồ về Đức Maria được sáp nhập vào lược đồ về Giáo Hội, sau này nó trở thành chương 8 của Hiến chế Tín lý về Giáo Hội. Tuy nhiên, trong buổi lễ kết thúc kỳ họp thứ ba của Công đồng, ngày 21-11-1964, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã chính thức tuyên bố Đức Maria là Mẹ Giáo Hội. Việc này gây nên một số bất bình vì cho rằng Đức Giáo hoàng không tham khảo trước với Công đồng và có nguy cơ gây đụng chạm với anh em Tin Lành.

    Thật ra, trong chiều hướng đại kết, toàn thể Kitô giáo cần nhìn lại vai trò của Đức Maria như người Mẹ thật của mình. Điều này Giáo hội Chính Thống và nhiều giáo hội ly khai ở Tây Phương đã làm. Người ta cũng đã thấy cần phải sửa đổi lại những thái độ lệch lạc của lòng đạo đức bình dân từ phía Công giáo khi một số người đã coi Đức Maria gần như ngang hàng với Thiên Chúa, đọc kinh cầu khẩn trực tiếp với Đức Maria, thay vì để Mẹ cùng với chúng ta cầu xin Thiên Chúa trong sự hiệp thông với các thánh. Anh em Tin Lành cũng dần dần xét lại thái độ dè dặt của họ đối với Đức Maria, khi khám phá trong Thánh Kinh chân dung thật sự cao quý và gương mẫu về lòng tin, về sự thánh thiện của Mẹ.

     Càng tìm hiểu về Đức Maria, loài người sẽ càng yêu mến Mẹ hơn - vì thấy Mẹ không phải là một nhân vật thuộc về quá khứ. Mẹ luôn luôn sống động và hiện diện trong suốt dòng lịch sử, đặc biệt trong con người thời đại hôm nay. Mẹ là biểu tượng cho linh đạo giải phóng ở châu Mỹ La Tinh qua bài ca Magnificat. Mẹ hội nhập vào nền văn hoá Á Phi như một người nữ âm thầm phục vụ, luôn lắng nghe và suy tư Lời Chúa trong mọi biến cố cuộc đời. Mẹ là người phụ nữ tuyệt vời trong phong trào giải phóng phụ nữ khi biểu lộ tính năng động, sáng kiến và đầy tự do để làm chủ quyết định của mình, ngay cả trước lời đề nghị của Thiên Chúa. Thật vô cùng hạnh phúc khi loài người có được một người mẹ hoàn hảo và thánh thiện như thế. Vậy thì người con Giáo Hội có còn ngại ngùng khi tôn phong Đức Maria làm Mẹ của mình?

   Chúng tôi không dám mạo muội nói lên những xác quyết riêng tư. Chúng tôi chỉ xin trích đăng nguyên văn bài giáo lý của ĐTC Gioan Phaolô II về đề tài này để đánh tan mọi ngại ngùng và e dè nơi một số người con trong Giáo Hội. Bài này được ngài nói trong buổi triều yết chung ngày 17-9-1997 và được đăng tải trên báo Osservatore Romano, số 39, ngày 24-9-1997:

   1. Sau khi tuyên bố Đức Maria là một “thành viên trổi vượt”, là “kiểu mẫu” và “gương sáng” của Giáo Hội, Công đồng Vatican II nói: “Giáo hội Công giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Người tình con thảo, như đối với người Mẹ rất đáng mến yêu” (LG 53).

Nói đúng ra, bản văn Công đồng không minh nhiên gán tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” cho Đức Trinh Nữ Rất Thánh, nhưng bản văn đó biểu thị không sai lầm nội dung của nó khi lặp lại lời tuyên bố của Đức Giáo hoàng Benedictus XIV cách đây đã hơn hai thế kỷ, vào năm 1748 (x. Bullarium Romanum, bộ 2, cuốn 2, số 61, tr. 428).

   Trong văn kiện này, Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, khi mô tả những tình cảm con thảo của Giáo Hội nhìn nhận Đức Maria là người Mẹ yêu quý nhất của mình, đã gián tiếp tuyên bố Người là Mẹ Giáo Hội.

   2. Tước hiệu nói lên tương quan mẫu tử của Đức Maria với Giáo Hội. Tước hiệu này ít được sử dụng trong quá khứ, nhưng mới đây trở nên phổ biến hơn trong những công bố của Huấn quyền Giáo Hội và trong sự sùng kính của người Kitô hữu. Đầu tiên, người tín hữu kêu cầu Đức Maria với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, “Mẹ tín hữu” hay là “Mẹ chúng con” để nhấn mạnh tới tương quan cá nhân của Người với từng đứa con của mình.

Về sau do sự chú ý nhiều hơn tới mầu nhiệm Giáo Hội và mối tương quan của Đức Maria với Giáo Hội, nên Đức Trinh Nữ Rất Thánh bắt đầu được kêu cầu thường xuyên hơn như là “Mẹ Giáo Hội”.

  Trước Công đồng Vatican II, kiểu nói này được Đức Leo XIII sử dụng khi quả quyết rằng Đức Maria “đúng thật là Mẹ Giáo Hội” (Acta Leonis XIII, 15, 302). Tước hiệu này về sau được sử dụng nhiều lần trong các giáo huấn của Đức Gioan XXIII và Phaolô VI.

   3. Cho dù tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” được gán cho Đức Maria mới đây thôi, nhưng tước hiệu ấy lại diễn tả tương quan mẫu tử giữa Đức Trinh Nữ Rất Thánh và Giáo Hội như nhiều bản văn Tân Ước đã minh chứng.

   Ngay từ lúc Truyền Tin, Đức Maria đã được kêu mời thuận ý khai mở Vương Quốc của Đấng Mêsia mà sau này sẽ được hoàn tất với sự hình thành Giáo Hội.

    Tại Cana, khi xin Con mình thi hành quyền năng cứu thế của Người, Đức Maria đã góp phần cơ bản vào việc ghi dấu đức tin trong cộng đoàn các môn đệ đầu tiên và hợp tác trong việc khai mở Nước Chúa, một nước đặt “mầm mống” và “khởi điểm” nơi Giáo Hội (x. HT 5).

    Trên Núi Sọ, khi kết hợp với hy lễ của Con mình, Đức Maria đã góp phần hợp tác, trong tư cách là một người mẹ, vào công trình cứu chuộc dưới hình thức của một cuộc sinh hạ đau đớn để sinh ra nhân loại mới.

   Khi nói lời: “Thưa Bà, này là con của Bà”, Đấng Chịu Đóng Đinh tuyên bố Đức Maria là Mẹ không những đối với tông đồ Gioan mà còn với tất cả các môn đệ. Chính tác giả Tin Mừng, khi nói Chúa Giêsu chết “để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,52), đã ám chỉ rằng việc khai sinh Giáo Hội là hoa quả của hy lễ cứu chuộc mà Đức Maria đã kết hợp với cuộc khai sinh này như một người mẹ.

   Thánh sử Luca nhắc tới sự hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu trong cộng đoàn đầu tiên ở Jerusalem (Cv 1,14). Như vậy, Thánh sử nhấn mạnh vai trò làm mẹ của Đức Maria trong Giáo Hội mới sinh, bằng cách so sánh vai trò đó với vai trò của Người khi sinh ra Đấng Cứu Thế. Chiều kích làm mẹ như thế trở thành một yếu tố cơ bản trong tương quan của Đức Maria với dân tộc mới gồm những người được cứu chuộc.

   4. Căn cứ theo Thánh Kinh, giáo huấn của các giáo phụ nhìn nhận chức làm Mẹ của Đức Maria trong công trình của Đức Kitô và do đó, trong công trình của Giáo Hội, dù bằng những từ ngữ không luôn luôn chính xác.

   Theo Thánh Ireneus, Đức Maria “trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho toàn thể dòng giống loài người” (Adv Haer. 3, 22, 4; PG 7, 959), và lòng thanh sạch của Đức Trinh Nữ “tái sinh người ta trong Thiên Chúa” (Adv Haer. 4, 33, 11; PG 7, 1080). Điều đó được Thánh Ambrosius lặp lại: “Một Trinh Nữ đã sinh ra Đấng Cứu Rỗi cho thế gian, một Trinh Nữ đã mang sự sống đến cho mọi loài” (Ep. 63, 33; PL 16, 1198), và nhiều giáo phụ khác cũng lặp lại khi gọi Đức Maria là “Mẹ của ơn cứu rỗi” (Severian Gabala, Oratio 6 de mundi Creatione, 10; PG 54, 4; Faustus of Riez, Max. Bibl. Patrum, VI, 620-621).

   Vào thời Trung Cổ, Thánh Anselmus khẩn cầu với Đức Maria thế này: “Mẹ là Mẹ của sự công chính và của cả những người được công chính hoá, là Mẹ sự hoà giải và của cả những người được hoà giải, là Mẹ sự cứu rỗi và cả những người được cứu rỗi” (Oratio 52, 8; PL 158, 957), còn nhiều tác giả khác lại gán cho Người tước hiệu “Mẹ ân sủng” và “Mẹ sự sống”.

   Đức Giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố Đức Maria là “Mẹ Giáo Hội”.

   5. Như thế, tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” phản ánh niềm xác tín sâu xa của người tín hữu Kitô, vì họ nhìn thấy nơi Đức Maria không những là người Mẹ của bản thân Chúa Kitô, nhưng còn là Mẹ của tín hữu. Người đã được nhìn nhận là Mẹ của Ơn Cứu Rỗi, Mẹ Sự Sống và Mẹ Ân Sủng, Mẹ những người được cứu chuộc và Mẹ kẻ sống, thì thật chính đáng khi tuyên xưng Người là Mẹ Giáo Hội. ĐTC Phaolô VI đã muốn Công đồng Vatican II tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, nghĩa là của toàn thể Dân Chúa, của người tín hữu và các mục tử của họ”. Chính ĐTC Phaolô VI thực hiện điều đó khi đọc bài diễn văn bế mạc khoá 3 của Công đồng (21-11-1964), và ngài cũng yêu cầu rằng: “Từ nay ước mong toàn thể dân Kitô giáo sẽ tôn kính và khẩn cầu Đức Trinh Nữ Rất Thánh với tước hiệu này” (AAS 1964, 37).

   Như vậy, Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã minh nhiên phát biểu giáo lý chứa đựng trong chương 8 của Hiến chế Lumen Gentium, và mong rằng tước hiệu ĐỨC MARIA MẸ GIÁO HỘI sẽ có một vị trí quan trọng hơn trong phụng vụ và trong lòng đạo đức của dân Kitô giáo”.

   Lúc 5 giờ chiều ngày 7-10-2000 là Ngày Thế giới Lần Hạt Mân Côi, trong khuôn khổ Ngày Năm Thánh dành cho các giám mục, tại đền thờ Thánh Phêrô và trước tượng Đức Mẹ Fatima được đưa từ Bồ Đào Nha sang, ĐTC Gioan Phaolô II, hơn 1.500 hồng y, tổng giám mục và giám mục cùng rất nhiều anh chị em tín hữu đã cùng đọc Kinh Mân Côi dâng thế giới cho Đức Mẹ.

   50 kinh Mân Côi Mùa Mừng lần lượt được đọc lên. Mỗi chục được tượng trưng cho một đại lục gồm: châu Úc, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Âu. Đặc biệt, chục kinh thứ năm được đọc bằng tiếng Bồ Đào Nha do chị Lucia và các nữ tu dòng kín Cát Minh ở đan viện Coimbra, Bồ Đào Nha, đọc lên.

Ngỏ lời với các vị giám mục và các tín hữu vào cuối buổi đọc kinh, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng: “Trong khuôn khổ của Năm Thánh 2000, chúng ta đã muốn bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội đối với mối quan tâm từ mẫu mà Mẹ Maria luôn tỏ ra đối với các con cái của Mẹ còn lữ hành trong thời gian. Không có thế kỷ nào, không có dân tộc nào mà Mẹ không cho cảm thấy sự hiện diện của Mẹ. Sự hiện diện này đã đem lại cho các tín hữu, những người bé mọn nghèo hèn, ánh sáng, hy vọng và ủi an”.

   Chủ Nhật 8-10-2000, trong một nghi lễ cảm động với hơn 1.500 giám mục nắm tay nhau, ĐTC Gioan Phaolô II đã dâng hiến nhân loại và ngàn năm mới cho Đức Mẹ. Đức Thánh Cha đã tuyên đọc những lời hết sức long trọng trước tượng Đức Mẹ Fatima được mang ra quảng trường Thánh Phêrô trong dịp này. Đây là một trong những giây phút được coi là long trọng nhất của Năm Thánh khi Đức Thánh Cha nhân danh tất cả các mục tử trên thế giới, khẩn khoản nài xin sự can thiệp của Đức Mẹ trước những thách đố của tương lai.

   Bắt đầu năm thứ 25 triều đại giáo   hoàng của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gửi đến toàn thể Giáo Hội Tông thư Rosarium Virginis Mariae (Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria) với những lời dạy thiết thực về lòng sùng kính Đức Maria để những người con Giáo Hội cùng với Mẹ mình chiêm niệm Đức Kitô. Ngài đã bổ sung 5 Mầu nhiệm Ánh sáng trong cuộc đời hoạt động công khai của Đức Kitô vào những mầu nhiệm Vui - Thương - Mừng có sẵn để biến lời kinh Mân Côi thành sợi dây thân ái liên kết chúng ta với Thiên Chúa và với người Mẹ Thánh của mình.

   Đức Maria chắc cũng chẳng cần mỗi người chúng ta nhìn nhận Mẹ là mẹ thật của mình, vì lúc nào Mẹ cũng lo lắng săn sóc và chuyển cầu cho ta, kể từ lúc đau đớn sinh ta ra khi đứng dưới chân Thập Giá (x. Ga 19,26-37). Tuy nhiên, trái tim rướm máu của người mẹ (x. Lc 2,35) sẽ được an ủi nếu mỗi đứa con nói được với Người hai tiếng “Mẹ ơi”.
 


Lm. Ant. NGUYỄN NGỌC SƠN


Nguồn tư liệu:

- Lm. Phan Tấn Thành, Vầng trăng tuyệt vời (Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ), giáo trình, tr. 7-15.
- Matthew Bunson, Catholic Almanac 2003, NXB Our Sunday Visitor, Indiana 2002, tr. 127-133.
- ĐTC Gioan Phaolô II, 70 bài giáo lý về Đức Mẹ.

 

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
_READMORE

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net